Tình hình tiêu thụ của công ty TNHH thời trang Chân Việt tron g

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến hỗn hợp tại công ty tnhh thời trang chân việt (Trang 82 - 91)

IV. Thực trạng công tác xúc tiến hỗn hợp của Công ty TNHH thời trang

1. Tình hình tiêu thụ của công ty TNHH thời trang Chân Việt tron g

Chân Việt trong 3 năm 2009-2011.

1. Tình hình tiêu thụ của công ty TNHH thời trang Chân Việt trong 3 năm 2009-2011. năm 2009-2011.

Kể từ khi thành lập, Công ty Chân Việt luôn hoàn thành kế hoạch doanh thu, khẳng định thêm uy tín chất lượng sản phẩm Chân Việt.

Đối với mỗi một cửa hàng bất kỳ nào thì hoạt động kinh doanh nhằm mang lại những mục tiêu nhất định, nó được thể hiện qua kết quả kinh doanh của cửa hàng. Kết quả kinh doanh là những chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá tình hình kinh doanh của cửa hàng. Thông qua đó giúp cho công ty có thể đánh giá những mặt mạnh và những mặt còn yếu kém để từ đó có những giải pháp kinh doanh hợp lý.

Bảng 8: Bảng tình hình tiêu thụ tại các cửa hàng Chân Việt năm 2009-2011 ( Đơn vị tính: VNĐ) Chênh lệch 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Cửa hàng Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 25 đường 2-4 949.009.850 25,94 1.065.764.848 26,13 1.205.381.304 26,48 116.754.998 12,30 139.616.456 13,10 104 Hoàng Văn Thụ 886.793.606 24,24 993.587.300 24,36 1.127.807.344 24,78 106.793.694 12,04 134.220.044 13,51 Ninh Hòa 814.784.030 22,27 916.385.526 22,47 1.040.529.908 22,86 101.601.496 12,47 144.144.382 13,55 Cam Ranh 612.498.344 16,75 685.017.654 16,80 725.576.548 15,94 72.519.310 11.84 40.558.894 5,92 Vạn Ninh 395.163.586 10,80 417.713.872 10,24 452.454.272 9,94 22.550.286 5,70 34.740.400 8.32 Tổng cộng 3.658.249.416 100,00 4.078.469.200 100,00 4.551.749.376 100,00 420.219.784 11,49 473.280.176 11,60 ( Nguồn: phòng Kế Toán)

Nhận xét:

Các cửa hàng có mức doanh thu tăng ổn định qua từng năm:

- Hai cửa hàng ở 25 đường 2-4 và 104 Hoàng Văn Thụ có mức doanh thu cao vì hai cửa hàng này ở Nha Trang với dân số đông, mức sống và nhu cầu mua sắm cao, ngoài ra hai cửa hàng này được xây dựng ở vị trí đắt đạo ở trục đường trung tâm thành phố, đông người qua lại do đó chiếm hơn 50% tổng doanh thu của công ty.

- Cửa hàng Ninh Hòa có doanh thu cao thứ 3 trong hệ thống 5 cửa hàng Chân Việt.

Trong 5 cửa hàng thì 3 cửa hàng 104 Hoàng Văn Thụ, cửa hàng 25 đường 2-4 và cửa hàng Ninh Hòa là đóng góp nhiều vào tổng doanh thu của công ty. Điều này chứng tỏ đây là 3 cửa hàng có hoạt động kinh doanh hiệu quả tốt. Kế đến là cửa hàng Cam Ranh, cuối cùng là cửa hàng Vạn Ninh

Cụ thể:

Cửa hàng 104 Hoàng Văn Thụ, Nha Trang có mức doanh thu năm 2009 là 949.009.850 đồng; năm 2010 là 1.065.764.848 đồng tăng 12,30% so với năm 2009 tương ứng tăng 116.754.998 đồng; năm 2011 là 1.205.381.304 đồng tăng 13,10% so với năm 2010 tương ứng tăng 139.616.456 đồng và đóng góp 26,48% tổng doanh thu.

Cửa hàng 24 đường 2-4, Nha Trang có mức doanh thu năm 2009 là 886.793.606 đồng; năm 2010 là 993.587.300 đồng tăng 12,04% so với năm 2009 tương ứng tăng 106.793.694 đồng; năm 2011 là 1.127.807.344 đồng tăng 13,51% so với năm 2010 tương ứng tăng 134.220.044 đồng và đóng góp 24,78% tổng doanh thu.

Cửa hàng Ninh Hòa có mức doanh thu năm 2009 là 814.784.030 đồng; năm 2010 là 916.385.526 đồng tăng 12,47% so với năm 2009 tương ứng tăng 101.601.496 đồng; năm 2011 là 1.040.529.908 đồng tăng 13,55% so với năm 2010 tương ứng tăng 144.144.382 đồng và đóng góp 22,86%

tổng doanh thu.

Cửa hàng Cam Ranh có mức doanh thu năm 2009 là 612.498.344 đồng; năm 2010 là 685.017.654 đồng tăng 11,84% so với năm 2009 tương ứng tăng 72.519.310 đồng; năm 2011 là 725.576.548 đồng tăng 5,92% so với năm 2010 tương ứng tăng 40.558.894 đồng và đóng góp 15,94% tổng doanh thu.

Cửa hàng Vạn Ninh có mức doanh thu năm 2009 là 395.163.586 đồng; năm 2010 là 417.713.872 đồng tăng 5,70% so với năm 2009 tương ứng tăng 22.550.286 đồng; năm 2011 là 452.454.272 đồng tăng 8,32 % so với năm 2010 tương ứng tăng 34.740.400 đồng và đóng góp 9,94% tổng doanh thu.

* Mặc dù, 2 cửa hàng ở Cam Ranh và Vạn Ninh chỉ đóng góp 15,94% và 9,94% (năm 2011) vào tổng doanh thu nhưng không có nghĩa 2 cửa hàng này kinh doanh không hiệu quả. Nguyên nhân do hai cửa hàng này mới chỉ được xây dựng trong thời gian ngắn nên vẫn chưa thu hút được sự quan tâm, ưu ái của người dân trong khu vực này giành cho sản phẩm của công ty, mặt khác nhu cầu mua sắm giày dép ở hai địa bàn này không cao bằng Nha Trang và Ninh Hòa. Qua từng năm thì mức doanh thu của 2 cửa hàng này đều tăng. Có năm mức tăng rất lớn như cửa hàng ở Cam Ranh có doanh thu năm 2010 tăng 11,84% so với năm 2009. Theo thời gian thì thương hiệu Chân Việt dần chinh phục khách hàng ở Cam Ranh và ở Vạn Ninh, trong thời gian tới 2 cửa hàng hoàn toàn có thể tăng tỷ trọng đóng góp vào tổng doanh thu của công ty.

Bảng 9: Bảng tình hình tiêu thụ giày dép Chân Việt (theo số lượng) năm 2009-2011 ( Đơn vị tính: Đôi) Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Sản phầm 2009 2010 2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Giày tây 1.148 1.205 1.318 57 4,97 113 9,38 Giày nam 7.181 7.796 8.495 615 8,56 699 8,97 Giày nữ 7.675 8.367 9.570 692 9,02 1.203 14,38 Dép nam, nữ 8.558 9.387 9.815 829 9,69 428 4,56 Các mặt hàng khác 3.205 4.202 5.351 997 3,11 1.149 27,34 Tổng cộng 27.767 30.957 34.549 3190 11,49 3.592 11,60 ( Nguồn: phòng Kế Toán)

Bảng 10: Bảng tình hình tiêu thụ giày dép Chân Việt ( theo giá trị) năm

2009-2011 ( Đơn vị tính: VNĐ) Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Sản phầm 2009 2010 2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Giày tây 338.660.093 359.090.364 401.990.482 20.430.271 6,03 42.900.118 11,95 Giày nam 1.041.245.128 1.153.808.246 1.274.250.623 112.563.118 10,81 120.442.377 10,44 Giày nữ 1.074.500.792 1.171.380.428 1.416.360.127 96.879.636 9,02 244.979.699 20,91 Dép nam, nữ 898.590.987 1.013.796.953 932.425.119 115.205.966 12,82 (81.371.834) (8,03) Các mặt hàng khác 305.254.416 380.395.209 526.724.025 75.140.793 24,62 146.328.816 38,47 Tổng cộng 3.658.249.416 4.078.469.200 4.551.749.376 420.219.784 11,49 473.280.176 11,60 ( Nguồn: phòng Kế Toán)

Nhận xét:

Các mặt hàng đều có mức tiêu thụ tăng ổn định.

- Giày tây là mặt hàng có số lượng tăng ít nhất trong 5 mặt hàng của công ty tuy nhiên giá trị tăng đối với mặt hàng giày tây cao vì đây là mặt hàng có giá cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của những nhóm sản phẩm còn lại. Năm 2009, số lượng giày tây được tiêu thụ là 1.148 đôi, đạt giá trị 338.660.093 VNĐ. Qua năm 2010, lượng tiêu thụ giày tây tăng thêm chỉ 57 đôi ( tỷ lệ 4,97% so với năm 2009) nhưng giá trị tăng đạt 20.430.271 VNĐ ( tương đương tăng 6,03% so với năm 2009). Đến năm 2011, lượng giày tây tiêu thụ được là 1.318 đôi, tăng 113 đôi ( tương đương tăng 9,38% với năm 2010), nâng giá trị tiêu thụ giày tây lên 401.990.482 VNĐ ( tăng 42.900.118 VNĐ tương đương tăng 11,95% so với năm 2010).

- Giày nam giữ mức tăng ổn định về số lượng và giá trị. Năm 2009, số lượng giày nam được tiêu thụ là 7.181 đôi, đạt giá trị 1.041.245.128 VNĐ. Qua năm 2010, lượng tiêu thụ giày nam tăng thêm 615 đôi ( tỷ lệ 8,56% so với năm 2009), giá trị tăng đạt 112.563.118 VNĐ ( tương đương tăng 10,81% so với năm 2009). Đến năm 2011, lượng giày nam tiêu thụ được là 7.796 đôi, tăng 699 đôi ( tương đương tăng 8,97% với năm 2010), nâng giá trị tiêu thụ giày nam lên 1.274.250.623VNĐ ( tăng 120.442.377VNĐ tương đương tăng 10,44% so với năm 2010).

- Giày nữ là mặt hàng có mức tăng số lượng đột biến hơn. Năm 2009, số lượng giày nữ được tiêu thụ là 7.675 đôi, đạt giá trị 1.074.500.792VNĐ. Qua năm 2010, lượng tiêu thụ giày nữ tăng thêm 692 đôi ( tỷ lệ 9,02% so với năm 2009), giá trị tăng đạt 96.879.636VNĐ ( tương đương tăng 9,02% so với năm 2009). Đến năm 2011, lượng giày nữ tiêu thụ mạnh và đạt được là 9.570 đôi, tăng 1.203 đôi ( tương đương tăng 14,38% với năm 2010), nâng giá trị tiêu thụ giày nữ lên 1.416.360.127 VNĐ ( tăng 244.979.699VNĐ tương đương tăng 20,91% so với năm 2010) từ đó thể

hiện được thương hiệu Chân Việt đã thu hút được sự quan tâm của phái nữ. Không chỉ vậy mà giá trị tăng đối với mặt hàng này cũng chiếm vị trí cao nhất trong danh mục mặt hàng.

Riêng mặt hàng dép nam nữ năm mức tăng về số lượng và giá trị không tỉ lệ thuận với nhau. Năm 2009, số lượng dép nam,nữ được tiêu thụ là 8,558 đôi, đạt giá trị 898.590.987VNĐ. Qua năm 2010, lượng tiêu thụ dép nam, nữ tăng thêm 829 đôi ( tỷ lệ 9,69% so với năm 2009), giá trị tăng đạt 115.205.966VNĐ ( tương đương tăng 12,82% so với năm 2009). Đến năm 2011, lượng dép nam, nữ tiêu thụ được là 9.815 đôi, tăng 428 đôi ( tương đương tăng 4,56% với năm 2010), nhưng giá trị tiêu thụ mặt hàng này lại giảm 81.371.834VNĐ tương đương giảm 8,03% so với năm 2010) vì trong năm 2010 công ty tập trung mặt hàng dép lào.

Các mặt hàng khác là mặt hàng giày dép cho trẻ em, vớ, si,… trong đó phải kể đến là mặt hàng dành cho trẻ em với mức tăng về số lượng chiếm vị trí cao thứ 2 trong danh mục mặt hàng năm 2011, chứng tỏ được sự thu hút của sản phẩm của Chân Việt đối với trẻ em là không nhỏ.

Bảng 11: Bảng tình hình doanh thu qua các quý năm 2009-2011

( Đơn vị tính: VNĐ) Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) Quý 1 1.272.214.895 1.300.760.223 1.577.305.710 28.545.328 2,24 276.545.48721,26 Quý 2 640.453.856 697.320.118 718.382.237 56.866.262 8,88 21.062.119 3,02 Quý 3 833.215.661 984.577.503 1.134.660.738 151.361.842 18,17 150.083.23515,24 Quý 4 912.365.004 1.095.811.356 1.121.400.691 183.446.352 20,11 25.589.335 2,34 Cả năm 3.658.249.416 4.078.469.200 4.551.749.376 420.219.784 11,49 473.280.17611,60 ( Nguồn: phòng Kế Toán)

Nhận xét:

Quý 1 là quý có nhiều ngày lễ lớn: tết dương lịch, tết âm lịch, 8-3, 26-3 nên nhu cầu mua sắm của người dân tăng, công ty định kỳ thực hiện khuyến mãi những ngày cận lễ hoặc trong lễ để thu hút người tiêu dùng. Chính vì vậy mà doanh thu của quý 1 luôn ở mức cao nhất trong 4 quý.

Quý 2 là quý có doanh thu thấp nhất trong 4 quý vì mùa này thường mưa nhiều, học sinh đã bước vào kỳ thi nên nhu cầu mua săm giày dép ít hơn. Ngoài ra trong quý 2 chỉ có 1 đợt công ty tổ chức khuyến mãi là 1-6 “ vào hè”

Quý 3 là quý tăng doanh thu so với quý 2 vì đây là mùa cuối hè, học sinh bắt đầu chuẩn bị cho mùa tựu trường. Công ty có tổ chức đợt khuyến mãi ngày tựu trường để thu hút người tiêu dùng.

Quý 4 là những tháng cuối năm với những ngày lễ 20-10, 20-11, no- el. Mọi người có nhu cầu cao về mua sắm tiêu dùng. Cuối năm cũng là thời điểm công ty khuyến mãi đặc biệt để thanh lý những mặt hàng tồn kho, lỗi mốt của mình và nhập hàng mới về.

Để có được thành quả như trên đã hội đủ nhiều điều kiện, đó là:

+ Sự nổ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ nhân viên cửa hàng Chân Việt cũng như sự chỉ đạo kịp thời của ban giám đốc công ty.

+ Sự tích cực tìm kiếm các biện pháp mở rộng thị phần và phương pháp kinh doanh thích hợp với cơ chế thị trường:công ty đã chú ý nhiều hơn đến các biện pháp Marketing như quảng cáo trên một số báo, mạng và tạp chí,...

+ Lực lượng bán hàng trẻ, đẹp, năng động, nhiệt tình, trung thực có kiến thức chuyên môn vững về sản phẩm về khách hàng kết hợp với các hoạt động Marketing – mix hấp dẫn đã cuốn hút lôi kéo được khách hàng tiêu dùng và khách hợp đồng (dự án, công ty,…) tiêu thụ sản phẩm cho Công ty.

Bảng 12: Bảng chi phí công tác xúc tiến hỗn hợp công ty TNHH thời trang Chân Việt 2009-2011

( đơn vị tính: VNĐ) Năm Chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 +/- Tỷ lệ (%) +/- Tỷ lệ (%) Quảng cáo 18.837.405 19.653.133 21.077.049 815.728 4,33 1.423.916 7,25 Marketing trực tiếp 3.483.162 3.894.753 4.235.938 411.591 11,82 341.185 8,76 Kích thích tiêu thụ 20.934.152 22.516.636 24.589.208 1.582.484 7,56 2.072.572 9,20 Quan hệ công chúng 1.732.984 2.269.713 2.992.861 536.729 30,97 723.148 31,86 Bán hàng trực tiếp 312.859.124 363.399.021 416.017.651 50.539.897 16,15 52.618.630 14,48 Tổng chi phí 357.846.827 411.733.256 468.912.704 53.586.429 14,97 57.179.448 13,89 Doanh thu 3.658.249.416 4.078.469.200 4.551.749.376 420.219.784 11,49 473.280.176 11,60 Chi phí/ Doanh thu 9,78% 10,10% 10,30% - - - - ( Nguồn : phòng Kế Toán)

Nhận xét: Tổng chi phí xúc tiến hỗn hợp tăng đều qua các năm, năm 2009, chi phí là 357.846.827 VNĐ, năm 2010, tổng chi phí tăng thêm 53.586.429 VNĐ ( tăng tương đương 14,97% so với năm 2009). Qua năm 2011, công ty chú trọng đầu tư các hoạt động này hơn nên tổng chi phí tăng 57.179.448 VNĐ ( tăng tương đương 13,89% so với năm 2010). Qua bảng ta cũng thấy được rằng, công ty tăng rõ rệt chi phí cho bán hàng trực tiếp và kích thích tiêu thụ. Doanh thu năm 2010 tăng 420.219.784VNĐ ( tăng 11,49% so với năm 2009), doanh thu năm 2011 tăng 473.280.176VNĐ ( tăng 11,60% so với năm 2010). Công tác xúc tiến hỗn hợp được công ty chú trọng hơn qua từng năm, đặc biệt là bán hàng trực tiếp, công ty nâng lương và tăng thưởng doanh thu cho bộ phận bán hàng. Ngoài ra công ty còn chú trọng đầu tư về

kích thích tiêu thụ. Tỷ lệ chi phí xúc tiến hỗn hợp/ doanh thu năm 2009 đạt 9,78%, đến năm 2010, tỷ lệ này tăng xuống chỉ còn 10,10% và đến năm 2011, tỷ lệ này là 10,30%, điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư khá vào các hoạt động xúc tiến hỗn hợp của mình. Với mục tiêu là quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh việc bán hàng, làm cho khách hàng hiện có tiêu dùng thường xuyên hơn, kích thích, thu hút và lôi kéo khách hàng mới phải quan tâm tới sản phẩm của công ty thì việc đầu tư như trên tuy khá dàn trải nhưng lại quảng bá rộng được thương hiệu Chân Việt cho mọi đối tượng tiềm năng của công ty.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xúc tiến hỗn hợp tại công ty tnhh thời trang chân việt (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)