- Đánh giá quy mô tín dụng, tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng, chất lượng tín dụng, tập trung tín dụng; Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tín dụng so với kế hoạch được giao;
- Đánh giá các giải pháp và kết quả thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nợ bán VAMC; Việc giám sát, quản lý các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu để có các giải pháp ngăn chặn nợ xấu phát sinh.
- Đánh giá tình hình cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng liên quan, bao gồm nhóm khách hàng liên quan; khách hàng vay liên chi nhánh, các khoản cấp tín dụng vượt quyền phán quyết của chi nhánh loại I và loại II, Phòng giao dịch; Tình hình cấp tín dụng đổi với một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao: kinh doanh bất động sản, các dự án BOT, BT giao thông; Tình hình cấp tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản;
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ đổi với hoạt động tín dụng thông qua việc rà soát việc tuân thủ các về quyền phán quyết, điều kiện phê duyệt, dòng tiền, tài sản bảo đảm, chấm điểm, đăng ký thông tin trên hệ thống đối với: Nhóm khách hàng liên quan; Khách hàng vượt quyền; cấp tín dụng tiêu dùng liên quan đến BĐS; Các khoản cấp tín dụng với khách hàng có dư nợ lớn nhât... Qua đó đánh giá việc tuân thủ các quy định về cho vay (lãi suất, giải ngân, tài sản thế chấp...); Rà soát các khoản thu nợ XLRR lớn (tập trung vào nguồn tiền trả nợ);
- Rà soát về lãi thực thu, dự thu (sự tăng/giảm bất thường của lãi thực thu, dự thu vào thời điểm cuối quý/nãm do sự tăng/giảm bất thường của lãi suất hoặc dư nợ);
- Việc tuân thủ quy định về cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ (dưới hình thức chỉnh sửa số liệu, hủy cơ cẩu nhằm che đậy nợ xấu); Các khoản vay ân hạn thời hạn dài...).
- Việc tuân thủ quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng và XLRR tín dụng.