KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 93 - 106)

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho

2017 – 2019

3.3. KIẾN NGHỊ VỚI CHÍNH PHỦ VÀ VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC

Áp dụng các nguyên tắc và chuẩn mực Basel II vào Kiểm soát rủi ro (KSRR) trong hoạt động kinh doanh của NHTM là một vấn đề rất lớn, mang tính quốc gia, không phải chỉ riêng với hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam. Để thực hiện nhưng giải pháp trên đây, những khuyến nghị chính sách sau đây cần được nghiên cứu và triển khai áp dụng.

- Củng cố hệ thống thông tin về kinh tế - tài chính, luật pháp hóa việc cung cấp thông tin về hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính

Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phù hợp. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất để có thể thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cần thiết cho các đối tượng tham gia vào hoạt động trên thị trường tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng.

- Cần có sự hỗ trợ đối với Ngân hàng Nhà nước và các NHTM triển khai đề án áp dụng Basel II

- Kiến nghị về thanh tra, giám sát

Một trong những mục đích quan trọng nhất của hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM là KSRR, đảm bảo mức rủi ro của các NHTM trong giới hạn cho phép để không gây ra sự đổ vỡ Ngân hàng. Yêu cầu của KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II đòi hỏi không chỉ đánh giá được mức độ rủi ro mà còn phải đánh giá chính xác năng lực Quản trị rủi ro (QTRR) của các NHTM. Do vậy, Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng (CQTTGSNH) cần phải kết

hợp sử dụng các chỉ tiêu định lượng và các chỉ tiêu định tính để phản ánh đúng bản chất và mức độ nghiêm trọng của các loại rủi ro trong hoạt động của các NHTM.

- Sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của hệ thống văn bản pháp quy

Ngoài các văn bản về cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động KSRR trong hoạt động kinh doanh của các NHTM theo Basel II còn đòi hỏi điều kiện về sự đầy đủ, thống nhất và khoa học của các quy định về quản lý, điều tiết hoạt động và đảm bảo an toàn đối với các hoạt động kinh doanh của các TCTD. Yêu cầu này xuất phát từ 2 giác độ:

(1) Hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho CQTTGSNH và đảm bảo tính khách quan, trung thực của các kết luận thanh tra và giám sát

(2) Giúp các NHTM dễ dàng nhận thức, vận dụng và tuân thủ các quy định về quản lý, điều tiết và đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu về nội dung, thanh tra giám sát.

Các quy định của NHNN về hoạt động của NHTM triển khai áp dụng Basel II cần phải phù hợp với lộ trình triển khai Basel II của các NHTM này. Vì vậy NHNN cần ban hành các văn bản có căn cứ khoa học và thực tế về thời hạn áp dụng hay hiệu lực để tạo điều kiên thuận lợi cho các NHTM. Tương tự, việc thiết lập các tỷ lệ an toàn cần xác định mức độ phù hợp với mặt bằng các NHTM trong nước và đánh giá đúng mức độ ảnh hưởng đến hệ thống khi áp dụng các tiêu chuẩn trên để khuyến khích động viên các NHTM tích cực và tự áp dụng Basel II.

KẾT LUẬN

Công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời và chỉ đạo nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót trong họat động tín dụng Agribank. Bảo đảm tuân thủ pháp luật, các quy chế quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý, sử dụng tài sản, các nguồn lực và đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động của hệ thống Agribank. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của Ngân hàng: hệ thống tổ chức và hệ thống chỉ tiêu dự báo, kiểm soát từ xa. Trong đó Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức độ đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Agribank đã đạt được những thành công trong công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng: Công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, phát huy tính chủ động trong công tác phòng ngừa sai phạm và kịp thời xử lý, uốn nắn các tồn tại, hạn chế trong hoạt động triển khai tín dụng, đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng và phát huy hiệu quả. Công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng đã và đang phát huy hiệu lực, hiệu quả, là giải pháp trong việc nâng cao chất lượng hoạt động, giữ vững kỷ cương, kỷ luật điều hành trong toàn hệ thống.

Bên cạnh những điểm đã đạt được, công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Agribank vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Hoạt động kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng chưa được thiết lập đầy đủ. Cơ chế của KSNB của Agribank mới chỉ tập trung vào khía cạnh tuân thủ, phát hiện và đề xuất biện pháp xử lý những tồn tại, sai phạm trong khâu chấp hành, tuân thủ pháp luật, quy trình quy phạm mà chưa có khả năng phân tích, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động đơn vị. Chưa thực hiện được mục tiêu tư vấn, giúp Ban Lãnh đạo thấy được những mặt mạnh, hạn chế và kiến nghị biện pháp khắc phục trong công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng để hoạt động hiệu quả hơn.

Từ những ưu điểm và hạn chế đó, tác giả mạnh dạn đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Agribank:

+ Xây dựng môi trường kiểm tra kiểm soát tốt, đào tạo cán bộ thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát có đạo đực cao và nghiệp vụ tốt đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác kiểm tra kiểm soát trong hệ thống NHTM nói chung và Agribank nói riêng

+ Xây dựng hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro hiệu quả

+ Đầu tư và mở rộng hệ thống thông tin và truyển thông trong công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng

+ Tăng cường hiệu quả của công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng + Cải tiến hoạt động kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng

Mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng trong nghiên cứu một cách độc lập, nghiêm túc, nhưng do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp...để luận văn của mình được hoàn thiện hơn.

1. Basel Committee on Banking Supervision, January 1998. Framework for the evaluation of Internal control systems.

2. Basel Committee on Banking Supervision, September 1998. Framework for Internal control systems in Banking organisations.

3. Basel Committee on Banking Supervision, December 2011. Basel III: A global regulatory framework for more resilient banks and banking system

4. COSO, 1992 & 1993, “Control Framework and Management Reporting on Internal Control: Survey and Analysis of Implementation Practices”

5. Heier, Dugan and Sayers, 2005, “A century of debate for internal controls and their assessment: a study of reactive evolution”

6. Hồ Diệu, 2003, “Tín dụng ngân hàng”, NXB Thống kê, TP. HCM

7. Heier, Dugan and Sayers, 2005, “A century of debate for internal controls and their assessment: a study of reactive evolution”

8. Montgomery Robert Hiester, 1912, “Auditing theory and practice”

9. Nguyễn Minh Phương, 2016, “Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, HN

10. Ngân hàng Nhà nước, 2018, “Thông tư 13/2018/TT-NHNN: Quy định về Hệ thống KSNB và KTNB của tổ chức tín dụng, chi ngánh ngân hàng nước ngoài”

11. Ngân hàng Nhà nước, 2013, “Thông tư số 44/2011/TT-NHNN: Quy định về Hệ thống KSNB và KTNB của tổ chức tín dụng, chi ngánh ngân hàng nước ngoài”

12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2019, “Báo cáo thường niên”

13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, 2019, “Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng”

14. Ngô Thái Phượng & Lê Thị Thanh Ngân, 2015, “Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ theo tiêu chuẩn Basel” Thị trường tài chính tiền tệ, số 5 (422), trang 18-21.

trang 22-16. tapchitaichinh.vn/ngan-hang/ve-quan-tri-rui-ro-tin-dung-tai-cac-ngan- hang-thuong-mai-o-viet-nam-302221.html 17.vov.vn/tin-nong/dai-an-2500-ty-cuu-lanh-dao-agribank-nam-ha-noi-linh- 30-nam-tu-466653.vov 18.https://thoibaonganhang.vn/thong-tu-13-vai-tro-moi-cua-ktnb-trong-he- thong-ksnb-82458.html 19.www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh_chitiet? leftWidth=20%25&showFooter=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWE BAP01162522217&rightWidth=0%25&centerWidth=80%25&_afrLoop=15450892 84453151#%40%3F_afrLoop%3D1545089284453151%26centerWidth %3D80%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162522217%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse %26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dqmrx5tlgz_9

20. Kaplan, R. S., & Norton, D. P. (2008). The execution premium: Linking strategy to operations for competitive advantage. Harvard Business Press.

21. Samad, A. (2004). Performance of Interest-free Islamic banks vis-à-vis Interest-based Conventional Banks of Bahrain. International Journal of Economics, Management and Accounting, 12(2).

CÁN BỘ KIỂM TRA KIỂM SOÁT VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

Ngày phỏng vấn:……..

Xin chào Ông/ Bà!

Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “Giám sát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng Agribank”. Tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của Ông/ Bà thông qua việc trả lời Phiếu phỏng vấn dưới đây.

Tất cả thông tin trong Phiếu phỏng vấn này sẽ chỉ được sử dụng vào mục đích nghiên cứu. Tôi cam kết không công khai các thông tin mà Ông/ Bà cung cấp cho các mục đích khác.

Phiếu trả lời của Ông/ Bà là sự đóng góp vô cùng quý giá đối với tôi! Xin chân thành cảm ơn Ông/ Bà!

1. Đánh giá về tình trạng kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Agribank STT Tiêu chí Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 1

Ban kiểm soát thường xuyên xác định, đo lường, giám sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng mắc phải

2

Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống, không ai nắm toàn bộ quyền quyết định

3

Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, các đơn vị độc lập kinh doanh và báo cáo kết quả thường xuyên thông qua các báo cáo

4

Gian lận khi được phát hiện Ban kiểm soát xử lý nghiêm, dứt điểm và luôn tìm mọi biện pháp ngăn chặn gian lận 5 Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung

mình và tự nguyện tuân theo

7

BKS có trình độ cao, sâu rộng về các lĩnh vực và bề dày kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ

8

Cơ cấu tổ chức có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, đảm bảo không bị chồng chéo, lỗ hổng, có kiểm soát lẫn nhau

9

Số lượng cán bộ đáp ứng tốt mức độ công việc và quy mô doanh nghiệp

10

Nhiệm vụ, công việc không trùng lặp với người khác, vị trí khác

11

Nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên không mâu thuẫn với trách nhiệm

12 Tất cả công việc đều có bảng mô tả rõ ràng, chi tiết

13

Mỗi vị trí công việc đều quy định kiến thức, kỹ năng cụ thể cần có

14

Việc bố trí cán bộ tại mỗi chức danh, nhiệm vụ hoàn toàn hợp lý

16

Chương trình đào tạo được xây dựng cho từng cấp bậc nhân viên

17

Thực hiện việc đào tạo cho nhân viên theo chương trình đào tạo

18 Lập bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên

19 Thường xuyên tự tổ chức cập nhật kiến thức cho cán bộ 20 Định kỳ thực hiện đánh giá

nhân viên theo tiêu chí

21 Chính sách khen thưởng, kỷ luật và việc bình xét rõ ràng, công khai 22 Có tiêu chí cụ thể bổ nhiệm từng chức danh

23 Khuyến khích nhân viên sáng tạo

24

Phẩm chất đạo đức là yếu tố được coi trọng khi đánh giá, quy hoạch cán bộ trong ngân hàng

25

Đạo đức nhân viên giảm sút là do không có chế tài xử lý chặt chẽ

26

BGĐ có thiết lập văn hóa kiểm soát và làm cho nhân viên thấy rõ tầm quan trọng của KSNB

27

soát nội bộ và tham gia vào quá trình đó

28

Các chốt kiểm soát trong quy trình giám sát tín dụng hoàn toàn đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiểm nhiệm, ủy quyền

29

Nhà quản trị nhận được tất cả các phản hồi của nhân viên, các thông tin bên ngoài

30

Phần mềm theo dõi công văn, văn bản đảm bảo hỗ trợ nhân viên trong việc tìm kiếm văn bản

31

Nhân viên nhận được đầy đủ các văn bản liên quan đến công việc thực hiện

32 Các hoạt động tín dụng đều theo nguyên tắc hai tay

33 Tuân thủ quy trình, thủ tục kiểm soát

34 Thực hiện kiểm soát việc truy cập phần mềm hoạt động

35

Hạn chế quyền sử dụng của các user để kiểm soát việc đăng nhập và thực hiện phần hành nghiệp vụ

36 Cơ cấu kiểm soát được thiết lập theo các mức hoạt động và diễn ra trong các hoạt động

37

Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ được nêu cụ thể, chi tiết

38 Hệ thống thông tin báo cáo cập nhật kịp thời dữ liệu

39

Hệ thống thông tin báo cáo hỗ trợ nhiều cho việc kiểm tra kiểm toán nội bộ

40

Các mẫu biểu báo cáo chính xác, cung cấp đầy đủ thông tin cho BGĐ kiểm soát và ra quyết định

41 Các dữ liệu được quản lý tập trung và đảm bảo an toàn 42 Dữ liệu được sao lưu thường

xuyên

43

Nhân viên chủ động khai thác số liệu để nắm rõ tình hình tín dụng

44 Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ độc lập với BGĐ

45

Cán bộ kiểm toán đáp ứng tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ nghiệp vụ, chứng chỉ theo yêu cầu

46

Phòng kiểm tra, kiểm toán thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát và đưa ra đề xuất cải tiến

bộ thường xuyên

48

Các nhân viên khác có tham gia vào việc phát hiện sai sót của hệ thống KSNB

49 Hệ thống KSNB được cải tiến thường xuyên

2. Ông/ Bà đánh giá như thế nào về tính hiệu quả của yếu tố giám sát trong công tác kiểm tra kiểm soát đối với nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam? (Xin Ông/ Bà tích √ vào ô lựa chọn)

 Rất tốt

 Tốt

 Đạt yêu cầu

 Không đạt yêu cầu

 Yếu kém, có sai sót nghiêm trọng

3. Ông/ Bà có đề xuất gì để hoàn thiện yếu tố giám sát của công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam trong thời gian tới?

………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ……….

2. Ông/ Bà là:

Cán bộ quản lý ngân hàng

Nhân viên tín dụng Cán bộ kiểm tra kiểm soát

3. Thời gian làm việc tại ngân hàng Dưới 5 năm

Từ 5-15 năm Trên 15 năm

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 93 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w