Kết quả đánh giá

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 70 - 77)

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho

2017 – 2019

2.2.6.2. Kết quả đánh giá

a. Về môi trường kiểm soát

Qua kết quả khảo sát ta thấy các kiểm toán viên là những người có trình độ cao trong nhiều lĩnh vực, có nhiều kinh nghiệm nên có thể xác định, đo lường, giám sát và kiểm tra những rủi ro ngân hàng thường mắc phải. Cơ cấu tổ chức đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin giám sát về hoạt động tín dụng của chi nhánh cho Ban kiểm soát và tùy theo mức độ vi phạm, lãnh đạo Ban kiểm soát sẽ có kiến nghị và yêu cầu khắc phục chỉnh sửa. Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống dưới, nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên không mâu thuẫn với trách nhiệm, vị trí khác tạo ra tính độc lập trong công việc, có thể nâng cao khả năng kiểm soát, giám sát lẫn nhau.

Tuy nhiên số lượng cán bộ thực hiện giám sát nghiệp vụ tín dụng nhiều khi chưa đáp ứng tốt mức độ công việc và quy mô của hệ thống. Mặc dù cơ cấu tổ chức đã có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận nhưng vẫn bị chồng chéo và tồn tại nhiều lỗ hổng khó kiểm soát. Đôi khi sự luân chuyển các bộ quản lí các chi nhánh khiến các chi nhánh nộp báo cáo gặp khó khăn. Các quy định thay đổi không theo định kì nên có nhiều trường hợp các chi nhánh chưa kịp ban hành văn bản thực hiện dẫn đến sai phạm khi Ban kiểm soát thực hiện giám sát trực tiếp.

Đối tượng khảo sát đánh giá hoạt động giám sát gián tiếp của Ban kiểm soát đối với hoạt động tín dụng là phản ánh đúng tình trạng thực tế. Tuy nhiên do một số chi nhánh phải kinh doanh dựa vào tình hình thực tế khu vực kinh tế xã hội tại địa phương nên khó có thể tuân thủ đầy đủ các quy định của Agribank dẫn đến sau các đoàn giám sát trực tiếp phát hiện ra nhiều hồ sơ vi phạm các quy định của Agribank. Nếu tuân thủ đầy đủ các quy định của Agribank sẽ dẫn đến khó có thể cạnh tranh với các NHTM khác trên thị trường tại khu vực.

Ngoài ra có nhiều Đoàn kiểm tra trong năm tại chi nhánh của Ban điều hành kết hợp cùng hoạt động giám sát của Ban kiểm soát dẫn đến các cán bộ tín dụng tại chi nhánh không có thời gian phát triển hoạt động kinh doanh. Một số khoảng thời

gian, các cán bộ tín dụng chỉ chú trọng công việc chỉnh sửa hồ sơ chp phù hợp quy định dẫn tới trì trệ trong các công tác tại chi nhánh.

Bảng 2.12: Đánh giá về môi trường kiểm tra kiểm soát

STT Chỉ tiêu GTTB Tỉ lệ đánh giá (%)

1 2 3 4 5

1 BKS thường xuyên xác định, đo lường, giám sát

và kiểm tra những rủi ro ngân hàng mắc phải 3,78 0 14 24 32 30 2 Quyền lực được phân chia đều từ trên xuống,

không ai nắm toàn bộ quyền quyết định. 3,98 0 10 22 28 40

3

Giao nhiệm vụ cho từng đơn vị, các đơn vị độc lập kinh doanh và báo cáo kết quả khắc phục chỉnh sửa thông qua các báo cáo

4,34 0 0 14 38 48

4

Gian lận khi được phát hiện Ban kiểm soát xử lí nghiêm, dứt điểm và luôn tìm mọi biện pháp ngăn chặn gian lận

3,14 10 18 26 40 6

5 Cơ cấu tổ chức đảm bảo cho hoạt động giám sát 3,00 10 24 28 32 6 6 Tất cả các kiểm soát viên đều hiểu trách nhiệm

và nhiệm vụ của mình và tự động tuân theo 3,16 14 14 26 34 12

7

Các thành viên Ban kiểm soát có trình độ cao, sâu rộng về các lĩnh vực và bề dày kinh nghiệm phù hợp với nhiệm vụ.

3,78 0 28 0 38 34

8

Cơ cấu tổ chức có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ giữa các bộ phận, đảm bảo không bị chồng chéo, lỗ hổng, có kiểm soát lẫn nhau.

2,6 16 32 28 24 0

9 Số lượng cán bộ đáp ứng tốt mức độ công việc 2,64 14 36 28 16 6 10 Nhiệm vụ, công việc không trùng lặp với người

khác, vị trí khác 3,10 10 20 24 42 4

11 Nhiệm vụ được phân công cho mỗi nhân viên

không mâu thuẫn với trách nhiệm 3,70 6 28 12 40 14

(Nguồn: Tác giả)

b. Đánh giá về cán bộ thực hiện nghiệp vụ giám sát tín dụng.

Đạo đức nghề nghiệp của cán bộ của ban kiểm soát ngày càng được chú trọng: Các quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp thông qua Bộ quy chuẩn, quy định về phong cách và không gian làm việc, qua đó lãnh đạo Ban kiểm soát và nhân viên

đều được đánh giá theo các chuẩn đạo đức nghề nghiệp

Việc tuyển dụng được chuẩn bị cẩn thận từ tiêu chuẩn tuyển dụng và cách thức thi tuyển. Các kiểm soát viên được lựa chọn là các ứng viên giỏi có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng. Đối với tất cả các cán bộ thực hiện giám sát hoạt động tín dụng mới đều được trải qua các khóa đào tạo nhân viên mới dành riêng cho hoạt động tín dụng do trường đào tạo tổ chức nhằm hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp, quy chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử; nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng giao tiếp với khách hàng, kĩ năng làm việc, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Thực hiện luân chuyển chi nhánh quản lý của cán bộ để giảm trừ những tiêu cực do những mối quan hệ được tạo lập lâu dài, đồng thời giúp tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận những công việc khác nhau sẽ có khả năng xử lí công việc được nhanh chóng.

Tuy nhiên, chưa văn bản hóa đầy đủ các quy trình hoạt động và phân công trách nhiệm. Đa số các văn bản được ban hành về các quy trình nghiệp vụ chính nhưng chưa cụ thể, chi tiết. Bên cạnh đó chưa quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm, công việc của nhân viên, đặc biệt là quy định nhiệm vụ tạm thời cho nhân viên làm thay nhân viên nghỉ phép vì thế nhân viên không có cơ sở thực hiện tốt công việc, khó nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong công việc. Đào tạo cán bộ được quan tâm nhưng chưa quản lí đến từng chuyên viên. Chưa xây dựng bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên mà mới chỉ tổng hợp nhu cầu đào tạo từ nhân viên đăng kí nên đôi khi một nhân viên đào tạo lặp lại một nghiệp vụ, một nội dung. Chưa đề ra tiêu chuẩn khen thưởng cho các sáng kiến và bộ phận tin học còn đa số cán bộ không quan tâm.

Một số cán bộ trẻ còn chưa am hiểu về nghiệp vụ tín dụng, quá khắt khe khi áp dụng quy định về hoạt động tín dụng tại chi nhánh. Một số cán bộ phát hiện lỗi sai nhưng chưa cho chi nhánh các biện pháp chỉnh sửa, khắc phục để khắc phục cho các trường hợp vay vốn sau

Bảng 2.13: Đánh giá về cán bộ nghiệp vụ giám sát tín dụng

STT Chỉ tiêu GTTB Tỉ lệ đánh giá (%)

1 Tất cả công việc đều có bảng mô tả rõ ràng, chi tiết 2,56 24 26 20 30 0 2 Mỗi vị trí công việc đều quy định kiến thức, kĩ năng

cụ thể cần có 3,58 8 6 24 44 18 3 Việc bố trí cán bộ tại mỗi chức danh, nhiệm vụ hoàn

toàn hợp lí 3,58 4 12 22 46 16 4 Luôn thực hiện tuyển dụng nhân viên theo quy chế 4,00 0 14 30 48 8 5 Chương trình đào tạo được xây dựng cho từng cấp

bậc nhân viên 2,42 0 70 18 12 0 6 Thực hiện việc đào tạo cho nhân viên theo chương

trình đào tạo. 3,96 0 4 26 40 30 7 Lập bảng theo dõi đào tạo cho từng nhân viên. 2,52 18 30 34 18 0 8 Thường xuyên tự tổ chức cập nhật kiến thức cho

cán bộ 3,12 0 14 16 18 28 9 Định kì thực hiện đánh giá nhân viên theo tiêu chí 3,98 0 10 12 42 34 10 Chính sách khen, thưởng, kỉ luật và việc bình xét rõ

ràng, công khai 3,34 4 22 22 40 12 11 Có tiêu chí cụ thể bổ nhiệm từng chức danh 4,00 0 14 0 58 28 12 Khuyến khích nhân viên sáng tạo 2,52 18 40 16 24 2 13 Phẩm chất đạo đức là yếu tố được coi trọng khi đánh

giá, quy hoạch cán bộ trong ngân hàng 3,16 14 28 10 24 24 14 Đạo đức nhân viên giảm sút là do không có tài chế

xử lí chặt chẽ 3,64 0 16 30 28 26 15 Thiết lập văn hóa kiểm soát và làm cho nhân viên

thấy rõ tầm quan trọng của KSNB 2,38 18 44 20 18 0 16 Nhân viên hiểu vai trò của mình trong quá trình kiểm

soát nội bộ và tham gia vào quá trình đó. 3,66 4 10 16 56 14

c. Đánh giá về hoạt động giám sát của ban Kiểm soát

Quy chế giám sát hoạt động tín dụng ngày càng chặt chẽ đã hạn chế khả năng xảy ra rủi ro tác nghiệp. Hiện tại quản lí rủi ro tác nghiệp bằng một số biện pháp nội bộ như kiểm tra hai tay trên nhiều mảng, phân lập trách nhiệm, phân cấp quyền truy cập, hạn chế quyền sử dụng của user để kiểm soát việc đăng nhập,duyệt giao dịch nhiều tầng,… để đảm bảo bảo mật thông tin của ngân hàng và khách hàng, ngăn chặn việc sử dụng tài sản của ngân hàng sai mục đích.

Bảng 2.14: Đánh giá về giám sát hoạt động tín dụng

STT Chỉ tiêu GTTB Tỉ lệ đánh giá (%)

1 2 3 4 5

1

Các chốt kiểm soát trong quy trình tín dụng hoàn toàn đảm bảo nguyên tắc phân công, phân nhiệm, bất kiểm nhiệm, ủy quyền

3,44 6 20 16 40 18

2 Các hoạt động giám sát tín dụng đều theo

nguyên tắc hai tay 3,34 10 12 22 46 10

3 Tuân thủ quy trình, thủ tục giám sát 3,66 0 16 22 42 20 4 Thực hiện kiểm soát việc truy cập phần

mềm hoạt động 3,82 0 8 26 42 24

5

Hạn chế quyền sử dụng của các user để kiểm soát việc đăng nhập và thực hiện các phần hành nghiệp vụ

4,82 0 0 6 6 88

6

Cơ cấu giám sát được thiết lập theo các mức hoạt động và diễn ra trong các hoạt động hàng ngày

4,00 0 8 18 40 34

7 Các văn bản hướng dẫn phối hợp thực hiện

được nêu cụ thể, chi tiết 3,00 14 48 18 20 0

(Nguồn: Tác giả)

Việc giám sát trong quy trình tín dụng khá hợp lí, tạo điều kiện ngăn ngừa gian lận thông qua việc kiểm duyệt của kiểm soát viên ở hầu hết các chốt kiểm soát quan trọng: quyết định cho vay, quyết định giải ngân, quyết định gia hạn nợ và quyết định tất toán khoản vay. Các văn bản hướng dẫn phối hợp thực hiện chưa nêu cụ thể, chi tiết có thể dẫn đến khó phối hợp thực hiện

d. Đánh giá về hệ thống công nghệ thông tin trong giám sát hoạt động tín dụng

Cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro; mạng lưới thông suốt trong nội bộ hệ thống cho phép các đơn vị có thể trao đổi, thu thập dữ liệu, phân tích mức độ tín nhiệm vay vốn, phục vụ tốt công tác cho vay, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm bớt rủi ro.

Hệ thống thông tin quản lí, mạng máy tính được củng cố, nâng cấp cả về công suất và chất lượng truyền tin là một hỗ trợ rất lớn đối với việc cải tiến công tác thông tin báo cáo, thống kê giữa Ngân hàng và NHNN, giữa các chi nhánh với Ban kiểm soát giúp cho việc chỉ đạo, điều hành của toàn bộ hệ thống được nhanh nhạy, chính xác và kịp thời hơn.

Bảng 2.15: Đánh giá về hệ thống công nghệ thông tin trong giám sát hoạt động tín dụng

STT Chỉ tiêu GTTB Tỉ lệ đánh giá (%)1 2 3 4 5

1 Nhà quản trị nhận được tất cả các phản hồi của nhân viên, các thông tin bên ngoài 2,60 18 34 22 22 4 2 Phần mềm theo dõi công văn, văn bản đảm bảo

hỗ trợ nhân viên trong việc tìm kiếm văn bản 2,46 18 38 28 12 4 3 Nhân viên nhận được đầy đủ các văn bản liênquan đến công việc thực hiện 3,08 14 16 26 36 8 4 Hệ thống thông tin báo cáo cập nhật kịp thời dữ liệu. 2,94 14 24 18 42 2 5 Hệ thống thông tin báo cáo hỗ trợ nhiều cho việc kiểm tra kiểm toán nội bộ. 3,56 0 24 16 40 20

6 Các mẫu biểu báo cáo chính xác, cung cấp đây đủ thông tin cho ban giám đốc kiểm soát

và ra quyết định 3,00 18 16 24 32 10

7 Các dữ liệu được quản lí tập trung và đảm bảo an toàn 3,38 10 16 18 38 18

8 Dữ liệu được sao lưu thường xuyên 4,06 0 6 14 48 32

9 Nhân viên chủ động khai thác số liệu để nắm rõ tình hình tín dụng 3,76 4 8 26 32 30

(Nguồn: Tác giả)

Bên cạnh đó, hệ thống thông tin chưa nhiều cho hoạt động giám sát. Các mẫu biểu báo cáo chưa nhiều, chưa hoàn toàn chính xác và đủ thông tin vì đa phần vẫn

đang trong giai đoạn vừa làm vừa hoàn thiện. Ban kiểm soát chưa quan tâm đến việc cải tiến và phát triển hệ thống thông tin, việc thu thập thông tin từ bên ngoài hạn chế, hệ thống nhận diện, cảnh báo rủi ro chưa hiệu quả. Việc nhận thông tin phản hồi thông qua các cuộc thăm dò ý kiến, góp ý chưa nhiều. Vì vậy, các cấp lãnh đạo sẽ không có thông tin đánh giá về việc điều hành để có biện pháp điều chỉnh, thay đổi thích hợp, nhân viên không mạnh dạn đưa ra ý kiến sáng tạo, cải tiến những nghi ngờ về sai phạm.

e. Đánh giá về thực trạng công tác giám sát hoạt động tín dụng

Ban kiểm soát Agribank đã chú trọng công tác giám sát để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Tuy nhiên, ban kiểm soát chưa thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả các thủ tục kiểm soát và đưa ra đề xuất cải tiến nhằm nâng cao chất lượng của công tác giám sát nói chung và giám sát nghiệp vụ tín dụng nói riêng.

Bảng 2.16: Đánh giá về thực trạng công tác kiểm tra kiểm soát nghiệp vụ tín dụng

STT Chỉ tiêu GTTB Tỉ lệ đánh giá (%)

1 2 3 4 5

1 Bộ phận KTNB độc lập với hệ thống kiểm soát của Ban điều hành

2,48 26 30 22 22 0

2 Cán bộ kiểm toán đáp ứng yêu cầu về bằng cấp, trình độ nghiệp vụ, chứng chỉ theo yêu cầu

2,16 36 22 32 10 0

3

Thực hiện nhiệm vụ đánh giá hiệu quả các thủ tục kiểm soát và đưa ra đề xuất cải tiến cho các chi nhánh

1,82 44 30 26 0 0

4 Thực hiện đánh giá chất lượng hệ thống 2,70 18 34 16 24 8 5 Các nhân viên thực hiện giám sát chưa đúng

chuyên môn nghiệp vụ

3,44 8 16 18 40 18

6 Hệ thống giám sát được cải tiến thường xuyên 1,98 42 30 16 12 0

(Nguồn: Tác giả)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w