Tăng cưòng hiệu quả của hoạt động kiếm soát

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 89 - 91)

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho

2017 – 2019

3.2.3. Tăng cưòng hiệu quả của hoạt động kiếm soát

Duy trì hệ thống giám sát gián tiếp hữu hiệu là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của hoạt động quản lý ngân hàng, là nền tảng cho hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh, giúp cho ngân hàng đạt mục tiêu kinh doanh, tăng tính tin cậy của các thông tin. Hệ thống giám sát tổt giúp gân hàng tuân thủ luật lệ, quy định của các cơ quan quản lý. Để hệ thống kiếm tra kiểm soát thực sự có hiệu quả, ý nghĩa thì các thủ tục kiếm tra kiểm soát phải sát thực, đi vào hoạt động hàng ngày của mọi cá nhân và phải được nhà quản lý giám sát tính hiệu lực một cách liên tục.

Ngân hàng cần chú trọng đến việc xây dựng hệ thống các văn bản nội bộ hướng dẫn, điều chỉnh các hoạt động nghiệp vụ theo đặc điểm riêng của ngân hàng dựa trên các văn bàn hướng dẫn của NHNN. Ngoài ra ngân hàng nên tổ chức các buổi hội thảo rà soát, xây dựng các sơ đồ qui trình nghiệp vụ, cẩm nang hướng dẫn

chi tiết các phần hành, nghiệp vụ để nhân viên dễ thực hiện. Qua quá trình lập sơ đồ quy trình nghiệp vụ giúp ngân hàng phát hiện ra rủi ro tiềm ẩn để đặt các chốt kiểm tra kiểm soát thích hợp đồng thời sửa đổi, bổ sung thêm các chốt kiểm tra kiểm soát để tăng khả năng hỗ trợ kiềm soát tự động.

Tăng cường cài đặt các cơ chế kiểm tra, tự kiểm tra trên phẩn mềm thực hiện các nghiệp vụ và các kênh báo cáo sự cố tại các cấp để phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời các tồn tại trong quá trình tác nghiệp. Xây dựng các chương trình hồ trợ khai thác dữ liệu nhập để giám sát từ xa giúp cho nhà quản lý chù động kiểm tra kiểm soát được thông tin, hoạt động của đơn vị.

Trong hoạt động kiểm tra kiểm soát cần phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm trên nguyên tắc không để một cá nhân thực hiện tất cả các bước của một quy trình nghiệp vụ. Điều này làm giảm thiểu cơ hội dần đến sai sót, nguy cơ xảy ra gian lận do cá nhân có trách nhiệm kiểm tra kiểm soát đà lạm dụng quyền hạn hoặc nhân viên thông đồng với nhau hoặc bộ phận bên ngoài đơn vị.

Vấn đề quan trọng, then chốt nhất trong hoạt động kiểm tra kiềm soát chính là con người. Ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống tuyển dụng chặt chẽ, tập huấn đào tạo nghiệp vụ thường xuyên kết hợp với việc kiểm tra kiểm soát, giám sát chặt chẽ. Xây dựng cơ chế tố giác bí mật giúp nhà quản lý phát giác được cán bộ tha hóa, biến chất, gian lận.

Dựa trên danh mục các rủi ro được tổng hợp, ngân hàng xây dựng chương trình kiểm soát rủi ro và phổ biến tới nhân viên các cấp.

Đặt các chốt kiểm tra kiểm soát chặt chỗ ở các khâu trong quy trình cấp tín dụng, tránh rủi ro, sai sót xảy ra. Phải có sự thống nhất và phân định rõ ràng trách nhiệm của mỗi ngành, mỗi cấp trong việc xét duyệt. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của Ban đại diện HĐQT Ngân hàng đề giảm bớt sai lệch trong việc xét duyệt cho vay. Thiết lập các bước kiểm tra kiểm soát chéo.

Tăng cường ứng dụng tin học trong công tác quản trị điều hành, xây dựng cơ chế giám sát tự động, thường xuyên, liên tục, hoạt động thống nhất có khả năng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai sót phát sinh.

Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức và chức năng của Ban kiểm soát thuộc HĐQT và ban kiểm tra nội bộ thuộc tổng giám đốc đảm bảo sự phối hợp hài hòa, tránh chồng chéo đề hạn chế tối đa rủi ro kiểm tra kiểm soát. Về lâu dài xây dựng Ban kiềm soái độc lập với HĐQT và Tổng giám đốc để đàm bảo tính khách quan và hiệu quả của cơ chế giám sát.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w