Thực trạng quy trình giám sát của Ban kiểm soát đối với hoạt động tín

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 59 - 66)

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho

2017 – 2019

2.2.2. Thực trạng quy trình giám sát của Ban kiểm soát đối với hoạt động tín

tín dụng

*Cơ cấu tổ chức Ban kiểm soát Agribank

Trong Giám sát, Cơ cấu Ban kiểm soát có chức năng sau đây:

Phòng KTNB Miền Nam: Thực hiện giám sát toàn diện các chi nhánh khu vực miền Nam

Phòng KTNB Miền Trung: Thực hiện giám sát toàn diện các chi nhánh khu vực miền Trung

Trưởng Ban

Trưởng kiểm toán nội bộ Thư ký tổng hợp Các thành viên Ban kiểm soát Phòng KTNB Miền Nam Phòng KTNB miền Trung Phòng KTNB miền Tây Phòng KTNB 1 (chuyên đề tín dụng Phòng KTNB2 (chuyên đề ngoài tín dụng) Phòng kế hoạch Phòng giám sát Các phó trưởng kiểm toán nội bộ

Phòng KTNB Miền Tây : Thực hiện Giám sát toàn diện các chi nhánh khu vực miền Tây

Phòng kiểm toán nội bộ 1: Giám sát các chỉ tiêu tín dụng tại các chi nhánh được phân công; Giám sát chỉ tiêu tín dụng toàn hệ thống,..

Phòng kiểm toán nội bộ 2: Thực hiện giám sát ngoài tín dụng các chi nhánh được phân công giống phòng kiểm toán nội bộ 1, giám sát chỉ tiêu ngoài tín dụng toàn hệ thống

Phòng giám sát: Thực hiện giám sát toàn diện các chi nhánh còn lại; lên kế hoach giám sát trực tiếp

Phòng kế hoạch: Lên kế hoạch rà soát trong năm; thực hiện đánh giá kết quả làm việc của kiểm toán nội bộ; rà soát tình hình thực hiện kiến nghị của các chi nhánh

Các thành viên Ban kiểm soát: đầu mối làm việc và rà soát kết quả báo cáo giám sát của Kiểm toán nội bộ; là trưởng đoàn của các đoàn giám sát trực tiếp

2.2.3. Thực trạng quy trình giám sát của ban kiểm soát đối với hoạt động tín dụng

2.2.3.1. Thực trạng quy trình giám sát gián tiếp đối với hoạt động tín dụng:

Hàng năm Ban kiểm soát Agribank thực hiện giám sát gián tiếp hoạt động tín dụng của toàn bộ các chi nhánh trên hệ thống. Mỗi chuyên viên sẽ được phân công theo dõi 4 chi nhánh. Sau mỗi kì kiểm toán; tồn tại sai phạm từ kết quả giám sát và kết quả kiểm toán bộ được cập nhật vào hệ thống chỉ tiêu định tính và định lượng để đánh giá rủi ro. Kết hợp cùng việc xuất dữ liệu dúng dụng toàn hệ thống để xác định và lập kế hoạch giám sát các chi nhánh trong năm tới. Số lượng các đoàn giám sát trực tiếp năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 17; 22; 20 đoàn. Quy trình giám sát gián của Ban kiểm soát Agribank bao gồm:

B1. Thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu tín dụng trên hệ thống thông tin (IPCAS):

Thu thập các thông tin từ Internet, hệ thống văn bản nội bộ của Agribank, Ban Kiểm soát: Thông tin về môi trường pháp lý/kinh tế/tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng và đơn vị được kiểm toán; Các vụ việc nổi cộm, các

biên bản thanh tra/kiểm tra/kiểm toán; Chỉ đạo điều hành của HĐTV, TGĐ liên quan đến đơn vị được kiểm toán; Văn bản giao và quyết toán kế hoạch kinh doanh;…

−Thu thập số liệu từ hệ thống IPCAS

−Các thông tin do Trưởng KTNB/Trưởng Đoàn KTNB yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm toán: Danh mục tài liệu yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp

B2. Phân tích, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của Agribank trong việc quản trị, điều hành Agribank; đánh giá các rủi ro tín dụng dựa trên các yếu tố sau:

- Kết quả hoạt động: Thực hiện phân tích theo chiều dọc (so sánh số liệu hàng năm), phân tích theo chiều ngang (so sánh với các tổ chức tín dụng khác có quy mô tương đương hoặc có hình thức sở hữu tương đương nếu có số liệu để so sánh) và phân tích cơ cấu thời điểm gần nhất đối với các chỉ tiêu:

+ Quy mô hoạt động cấp tín dụng:

Tổng số dư cấp tín dụng nội bảng, ngoại bảng, nợ bán VAMC, tỷ lệ số dư cấp tín dụng trong tổng tài sản;

Tổng thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng, tỷ lệ thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng/Tổng thu nhập; cơ cấu thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng (thu lãi cho vay, thu các loại phí từ hoạt động cấp tín dụng);

Các tỷ lệ: Tổng thu nhập/Tổng tài sản; Thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng/Tổng tài sản, Tổng thu nhập/Vốn chủ sở hữu; Thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng/Vốn chủ sở hữu;

Mức độ tập trung tín dụng vào khách hàng, nhóm khách hàng, các ngành nghề lĩnh vực đặc thù hoặc được xác định rủi ro trong thời hiệu kiểm toán;

+ Chất lượng tín dụng: tỷ lệ thực thu lãi; số dư nợ xấu nội bảng, tỷ lệ nợ xấu nội bảng; số dư nợ xấu nội ngoại bảng, tỷ lệ nợ xấu nội ngoại bảng/Tổng số dư nợ nội ngoại bảng;

Từ việc thu thập và phân tích các chỉ tiêu trên, thực hiện đánh giá về vai trò của hoạt động cấp tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Agribank, các

đặc thù trong hoạt động cấp tín dụng của Agribank và so sánh với các tổ chức tín dụng khác.

B3: Lập báo cáo giám sát phát hiện, cảnh báo các rủi ro gây mất an toàn hoạt động, các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng đối với từng đơn vị được giám sát. Báo cáo giám sát thực hiện:

- Đánh giá thông tin về môi trường pháp lý/kinh tế/tự nhiên có thể ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng của Agribank:

+ Các văn bản NHNN mới ban hành/sắp được áp dụng liên quan đến hoạt động cấp tín dụng;

+ Các xu hướng biến động của nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến hoạt động cấp tín dụng (xu hướng của thị trường bất động sản, ngành xi măng, thủy điện, các Dự án BOT, xuất khẩu thủy sản, xuất khẩu gạo…);

+ Các thay đổi về môi trường tự nhiên, thiên tai đã xảy ra/hoặc nếu xảy ra ảnh hưởng hoạt động cấp tín dụng.

− Đánh giá các nội dung liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cấp tín dụng tại đơn vị kiểm toán:

− Rà soát, đánh giá việc thiết lập cơ cấu tổ chức bộ máy liên quan đến hoạt động cấp tín dụng; Chức năng, nhiệm vụ của các Ủy ban/Ban/Trung tâm/Phòng liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng.

− Rà soát các vấn đề trọng yếu nêu tại biên bản thanh tra/kiểm tra/kiểm toán/các vụ việc…liên quan đến hoạt động cấp tín dụng để xem xét mức độ ảnh hưởng, kết quả khắc phục của đơn vị đến thời điểm kiểm toán.

Xác định và đánh giá rủi ro: Trên cơ sở phân tích và đánh giá các thông tin nêu trên để xác định rủi ro tiềm tàng, rủi ro còn lại và xác định thông tin trọng yếu để làm căn cứ chọn mẫu. Nguyên nhân do thay đổi môi trường pháp lý/kinh tế/tự nhiên; Cơ cấu tổ chức, mô hình hoạt động, các quy trình, quy chế có điểm nào không phù hợp với quy định? Không hiệu quả? Chốt kiểm soát nào trong quy trình có thể dễ bị vi phạm? hoặc có khả năng không được thực hiện?

− Đề xuất chọn mẫu các khách hàng cần được giám sát trực tiếp hồ sơ cấp tín dụng:

+ Chọn mẫu theo mức độ rủi ro được xác định qua rà soát, đánh giá hoạt động tín dụng của đơn vị trong thời hiệu kiểm toán. Khi thực hiện chọn mẫu cần ưu tiên lựa chọn các đơn vị/khách hàng/bút toán có nhiều yếu tố tiềm ẩn rủi ro nhất. Các mẫu chọn có thể được kiểm toán toàn bộ quy trình cấp tín dụng hoặc theo từng bước/từng giai đoạn trong quy trình cấp tín dụng, việc thực hiện kiểm toán toàn bộ quy trình hoặc từng bước/giai đoạn của quy trình được thể hiện cụ thể trong các biểu chọn mẫu. Việc chọn mẫu có thể được thực hiện theo các định hướng như sau:

+ Tiêu chí chọn mẫu đối với đơn vị trực thuộc: về vị trí địa lý, mức dư nợ, phát sinh khiếu nại, tập trung các khách hàng tieefnm ẩn rủi ro

+ Tiêu chí chọn mẫu đối với khách hàng: cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng; cho vay cầm cố giấy tờ có giá; cho vay theo các chương trình chính sách (Nghị định 55; Nghị định 67...)...; khách hàng vượt thẩm quyền phán quyết; mức độ tập trung khách hàng vào các ngành nghề, lĩnh vực rủi ro cao; mức độ tập trung đối với khách hàng và người có liên quan;

+Chọn mẫu với các khoản vay bất thường

+ Chọn mẫu đối với các giao dịch hạch toán có nghi ngờ

B4: Nộp báo cáo cho các thành viên Ban kiểm soát để lên kết hoạch giám sát trực tiếp

Hàng năm, Ban kiểm soát thành lập các tổ để xây dựng, cải cách cho quy trình phù hợp, xây dựng cách chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng để đánh giá đúng nhất tình trạng tín dụng tại cách chi nhánh trong hệ thống Agribank. Qua đó lập kế hoạch giám sát trực tiếp và kiểm toán nội bọ đi đúng chi nhánh và làm việc đúng trọng tâm.

2.2.3.2. Thực trạng quy trình giám sát trực tiếp đối với hoạt động tín dụng

B1. Ban hành Quyết định tổ chức thực hiện, quyết định thành lập Đoàn Giám sát, phân công công việc trong đoàn

B2. Thu thập và đánh giá thông tin về hoạt động cấp tín dụng tại Đơn vị và lập báo cáo giám sát

B3. Đoàn Giám sát triển khai quyết định kiểm toán tại Đơn vị: Trên cơ sở chương trình đã gửi đơn vị, Trưởng đoàn phối hợp tổ chức cuộc họp giữa Đoàn giám sát và đơn vị được giám sát để thông báo chi tiết về chương trình giám sát

B4. Đoàn giám sát nhận các tài liệu do chi nhánh cung cấp theo Phiếu yêu cầu cung cấp tài liệu đã gửi từ giai đoạn lập kế hoạch chi tiết.

−Thực hiện các thủ tục giám sát để thu thập bằng chứng kiểm toán

− Đánh giá về mô hình tổ chức hoạt động cấp tín dụng:

− Rà soát, đánh giá tổ chức màng lưới, cơ cấu tổ chức của đơn vị, các phòng/đơn vị liên quan đến hoạt động cấp tín dụng theo quy định của Agribank;

− Rà soát, đánh giá việc phân công, phân cấp cấp tín dụng, ủy quyền ký kết các hợp đồng/giấy tờ liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của Giám đốc đơn vị (việc tuân thủ quy định của pháp luật, Agribank và tính phù hợp với thực tế hoạt động tại đơn vị);

− Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại các văn bản phân công công tác đối với lãnh đạo và cán bộ trong hoạt động cấp tín dụng;

− Đánh giá cơ chế phối hợp giữa các lãnh đạo, giữa cán bộ với lãnh đạo và giữa các cán bộ.

− Kiểm tra việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển cán bộ làm công tác tín dụng;

− Rà soát, đánh giá việc triển khai các chủ trương, chính sách, nghị quyết, quyết định, quy định, văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước, Agribank;

− Rà soát đánh giá việc xây dựng, giao và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, việc áp dụng các biện pháp, công cụ để đạt được mục tiêu kinh doanh. Việc quyết toán kế hoạch đối với phòng/đơn vị trực thuộc (nếu có);

− Rà soát các biện pháp đã áp dụng nhằm tăng trưởng và nâng cao chất lượng của hoạt động cấp tín dụng, các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ sau xử lý.

− Rà soát, đánh giá việc tổ chức tự kiểm tra; Công tác chỉ đạo chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của chi nhánh;

− Phân tích, đánh giá sự phối hợp của Phòng/bộ phận thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng với các Phòng/bộ phận có liên quan.

− Rà soát, đánh giá hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin, công nghệ ứng dụng trong việc xử lý, quản lý các dịch vụ, nghiệp vụ cấp tín dụng.

− Đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, Ngân hàng nhà nước và quy định nội bộ của Agribank; Đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả của các chốt kiểm soát trong quy trình nghiệp vụ:

B5. Ghi nhận kết quả và lập biên bản: Kết quả giám sát hoạt động cấp tín dụng được thành viên đoàn kiểm toán ký xác nhận với đơn vị/bộ phận/người có liên quan

− Trưởng đoàn kiểm toán kiểm tra, soát xét các phần việc do thành viên đoàn thực hiện:

− Tổng hợp kết quả giám sát

− Lập Dự thảo; Thông qua biên bản; Lập báo cáo trọng yếu.

Sau mỗi kì kiểm toán, ban kiểm soát sẽ lên một bản báo cáo trọng yếu tổng hợp tình hình tín dụng và các tồn tại sai sót và kiến nghị khắc phục chỉnh sửa tại các chi nhánh để gửi hội đồng thành viên và Ngân hàng nhà nước.

2.2.4. Thực trạng thực hiện quy trình giám sát của Ban kiểm soát

2.2.4.1. Thực trạng thực hiện quy trình giám sát gián tiếp của Ban kiểm soát

Năm 2019 Ban kiểm soát đã lập 60 báo cáo giám sát tình hình tín dụng tại các chi nhánh cụ thể đã chọn mẫu 20 chi nhánh để thực hiện giám sát trực tiếp. Các báo cáo giám sát đều được duyệt qua 3 cấp: Trưởng phòng, Phó Trưởng Kiểm toán, Trưởng kiểm toán sau đó mới nộp lên Ban kiểm soát. Theo yêu cầu của Ban kiểm soát, các phòng Ban nghiệp vụ sẽ lập báo cáo giám sát hàng tháng các chi nhánh được phân công và Báo cáo giám sát 6 tháng, tuy nhiên do các chuyên viên tham gia giám sát gián tiếp là các chuyên viên tham gia hoạt động kiểm toán nội bộ nên việc lập báo cáo giám sát hàng tháng được thực hiện không thường xuyên

Phòng kế hoạch thực hiện nhận tài liệu giám sát và đánh giá việc thực hiện quy trình giám sát hằng năm. Kết quả đánh giá thực hiện quy trình của các chuyên viên được tổng hợp như sau:

của Ban kiểm soát

Số trường hợp khiển trách về vi phạm quy trình giám sát

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Phòng KTNB 1 0 0 0 Phòng KTNB Miền Nam 1 0 0 Phòng KTNB Miền Tây 0 0 0 Phòng KTNB Miền Trung 0 1 0 Phòng Giám sát 0 0 0 Tổng 1 1 0

Do Phòng Giám sát mới được thành lập năm 2019 nên hiện tại chưa phát hiện ra sai phạm nào liên quan đến quy trình. Các trường hợp cán bộ thực hiện giám sát thiếu quy trình tương đối thấp là do hàng năm các cán bộ đều được đào tạo các nghiệp vụ và quy trình mới do Ban kiểm soát tổ chức.

2.2.4.2. Thực trạng thực hiện quy trình giám sát trực tiếp của Ban kiểm soát

Mỗi Đoàn Giám sát sẽ có 5 thành viên, trưởng Đoàn là thành viên Ban kiểm soát. Từ năm 2019, mỗi Đoàn Giám sát chuyển từ 7 ngày còn 5 ngày làm việc trực tiếp tại chi nhánh. Từ năm 2017 đến nay Ban kiểm soát duy trì mỗi năm 20 Đoàn giám sát trực tiếp. Các thành viên Ban kiểm soát đều nhận được báo cáo giám sát trước mỗi Đoàn giám sát. Qua khảo sát, các Đoàn giám sát đều thực hiện đúng quy trình. Tuy nhiên lịch công tác có thể hoãn nếu các thành viên Ban kiểm soát được triệu tập họp, hoặc có thể dừng nếu chi nhánh đã có Đoàn thanh tra giám sát NHNN hoặc kiểm toán nhà nước kiểm tra trong năm.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w