Xây dựng hệ thống nhận diện, đánh giá rủi ro hiệu quả

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 88 - 89)

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho

2017 – 2019

3.2.2. Xây dựng hệ thống nhận diện, đánh giá rủi ro hiệu quả

Ngân hàng xây dựng mục tiêu tổng quát trên cơ sở đó xây dựng mục tiêu chi tiết cho từng bộ phận một cách rõ ràng, dễ hiểu và phổ biến rộng rãi đến từng nhân viên để họ thực sự hiểu và có căn cứ để thực hiện công việc. Căn cứ mục tiêu hoạt động đã đề ra nhà quản lý có thể nhận dạng, phân tích và có biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro xuống mức có thể chấp nhận được.

Nên duy trì thường xuyên các buổi thảo luận, trao đổi giữa các nhân viên, các phòng ban để qua đó nhà quản lý có cái nhìn tổng thể và hiểu rõ hơn những gì đã, đang, sẽ diễn ra với đơn vị để có giãi pháp, kế hoạch, quy trình cụ thể nhằm hạn chế rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Mặt khác ngân hàng

cần nhanh chóng triển khai hệ thống cảnh báo để ngăn chặn rủi ro, theo dõi các thay đổi rủi ro để nhận thấy các thủ tục kiểm tra kiểm soát bị thất bại khi không phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa được rủi ro đó. Đồng thời xây dựng danh mục các rủi ro nêu cụ thể thời điểm có thề xảy ra, khả năng phát sinh, thiệt hại nếu loại rủi ro đó xây ra cảnh bào cho tất cả các bộ phận liên quan.

Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hiệu quả cần chú trọng đến năm yếu tố chính: Con người, kiểm tra hiệu quả, chính sách và quy định, đánh giá, phối hợp hoạt động. Ngoài ra cùng phải quan tâm đến sự đồng thuận, thống nhất trong chính sách quản lý rủi ro, vai trò trách nhiệm giữa các bộ phận phải rõ ràng, liên tục thông tin và đào tạo các nhà quản lý, nâng cao nhận thức rủi ro cho tất cả các cán bộ thông qua các bài học thực tế xảy ra trong và ngoài đon vị.

Xây dựng phần mềm đánh giá rủi ro dựa trên nhiều yêú tố trong đó có các yếu tố biến đổi theo thời gian, theo thị trường kinh tế xã hội để thực hiện đánh giá đúng nhất về rủi ro trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh trong hệ thống, thể hiện tính kịp thời cảnh báo rủi ro trong công tác giám sát hoạt động tín dụng, tiết kiệm thời gian giám sát cho các cán bộ trong ban kiểm soát, hạn chế các Đoàn giám sát trực tiếp và chú trọng vào việc góp ý các quy trình nghiệp vụ do Agribank ban hành.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w