Nội dung giám sát hồ sơ cấp tín dụng:

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 28 - 29)

- Giám sát tín dụng: Là khâu khá quan trọng nhằm mục tiêu bảo đảm cho

1.2.3.2. Nội dung giám sát hồ sơ cấp tín dụng:

Là giám sát các bước đi cụ thể từ khi tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng cho đến khi ngân hàng ra quyết định cho vay, giải ngân và thanh lý hợp đồng tín dụng (Hồ Diệu, 2003). Hầu hết các NHTM đều tự thiết kế cho mình một quy trình tín dụng riêng. Thứ rự giám sát hồ sơ cấp tín dụng đi theo quy trình tín dụng như sau:

- Tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ vay vốn: Là khâu căn bản đầu tiên của quá trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi Cán bộ tín dụng (CBTD) tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Giám sát tính đầy đủ hợp lệ và tính pháp lí của hồ sơ khách hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh như: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế của khách hàng sau đó kiểm tra tính logic của các hồ sơ khách hàng cung cấp.

- Giai đoạn thẩm định: Mục tiêu của thẩm định tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, tiên lượng khả năng kiểm soát những loại rủi ro đó và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Giai đoạn này cần giám sát tính tuân thủ theo quy định nội bộ của Ngân hàng về thẩm định như: thẩm định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự; thẩm định về tình hình quan hệ tín dụng, xếp hạng khách hàng; thẩm định về năng lực tài chính; thẩm định về phương án, dự án; thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào; thẩm định về tài sản bảo đảm; xác định kỳ hạn, phân kỳ trả nợ; thẩm định về khách hàng và người có liên quan

- Quyết định và ký hợp đồng tín dụng: Quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Giai đoạn này cần giám sát thẩm quyền phê duyệt của người phê duyệt hồ sơ cấp tín dụng như: phê duyệt cho vay đối với ngành nghề, lĩnh vực… không đúng quy định của NHNN; phê duyệt cho vay khi khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện cho vay theo quy định; phê duyệt cho vay vượt nhu cầu vốn vay của khách hàng; áp dụng lãi suất cho vay/lãi suất quá hạn không đúng quy định;…

- Giải ngân: Là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong

hợp đồng. Ngoài ra cách thức giải ngân còn góp phần kiểm tra và kiểm soát xem vốn tín dụng có được sử dụng đúng mục đích cam kết không. Giai đoạn này cần giám sát các nội dung như: chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn; giải ngân bằng tiền mặt; giải ngân không đúng người thụ hưởng; khách hàng sử dụng vốn sai mục đích,…

- Kiểm tra sau: là việc theo dõi khách hàng sau khi cho vay đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng và quản lí nguồn thu và tình hình thực hiện kinh doanh của khách hàng. Ban kiểm soát sẽ giám sát việc kiểm tra sau của chi nhánh như sau: các biện pháp quản lý nguồn thu của khách hàng; biện pháp qaurn lí tài sản khách hàng; biện pháp quản lý hồ sơ tài sản bảo đảm; phương thức kiểm tra; nội dung biên bản kiểm tra,…

- Xử lý rủi ro: Giám sát việc thành lập hội đồng xử lý rủi ro; tính tuân thủ của hồ sơ xử lý rủi ro; phương thức thu hồi nợ sau xử lý rủi ro.

Một phần của tài liệu GIÁM SÁT CỦA BAN KIỂM SOÁT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CÁC CHI NHÁNH TRONG HỆ THỐNG AGRIBANK (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w