nghĩa là bạn đã để cho nó chế ngự mình.”
~ Tục ngữ Moor
Người chủ nhà mở cánh cửa căn hộ. Trước mặt tôi là một khung cửa sổ cao đến trần nhà, để lộ ra toàn cảnh cây cầu Queensboro của New York. Tôi bị cuốn hút và bước lại gần đó để chiêm ngưỡng khối kiến trúc bằng thép hoành tráng này và nhìn xuống đường phố ồn ào, náo nhiệt bên dưới. Mặc dù ở đây mọi thứ thật yên tĩnh nhưng tôi biết bên dưới kia mọi thứ rất lộn xộn, huyên náo. Những chiếc taxi màu vàng, xe buýt, ô-tô, xe tải giao hàng và xe tải nhỏ… tất cả đang tranh nhau vượt lên trước. Tơi quay lại tìm ánh mắt mẹ thì thấy bà đang nhìn tơi từ lúc nào. Tôi mỉm cười, bà cũng cười lại.
Dạo đó vào tháng Hai, tơi và mẹ đang tìm căn hộ để mướn chung với nhau. Cách đấy nửa năm, vào hồi tháng Sáu, khi tôi đang sống riêng ở một căn hộ khác ở Manhattan thì một gã nọ tình cờ đi ngang, nhân thấy cửa mở bèn xông vào cưỡng hiếp tôi. Hắn tấn công tôi đến bốn mươi lăm phút, làm người tơi bầm tím và đau đớn cả trong lẫn ngồi. Sau tai nạn đó, tơi rời bỏ thành phố ấy để đến sống với mẹ tại ngoại ô Connecticut và ở tuổi hai mươi
ba, tôi lại trở về căn phòng từng sống hồi thơ ấu của mình. Vụ cưỡng hiếp được báo đài địa phương đưa tin và công ty nơi tôi làm việc đã thông cảm, cho phép tôi được nghỉ ngơi tùy thích. Trong những tuần đầu, những người bạn bè, bà con, trong đó có cả bố mẹ đã ly dị của tôi và những bố mẹ kế, quan tâm, đã chăm sóc tơi, thay tơi làm những việc cần thiết. Điều quan trọng hơn cả là tiến trình bình phục của tơi. Tơi và mẹ cùng đi gặp những nhà tâm lý khác nhau, và cả hai chúng tôi đều biết rằng tôi cần có sự trợ giúp của chuyên viên tâm lý trong một thời gian dài. Một hôm, chúng tơi nói chuyện với tư vấn viên chuyên về nạn cưỡng hiếp để biết cách đối phó với vấn đề này. Mặc dù đã được chăm sóc cẩn thận sau vụ tai nạn, bố mẹ tôi vẫn thu xếp để tôi gặp một bác sĩ chuyên về bệnh AIDS vì sợ tơi vơ tình nhiễm phải căn bệnh này. Và chúng tôi hầu như luôn ở cạnh nhau tại những nơi mà tôi cảm thấy an tồn.
Chúng tơi cũng làm việc với cảnh sát rất nhiều. Ba viên cảnh sát và hai điều tra viên đã phỏng vấn tôi riêng biệt trong vòng hai ngày. Tuy vẫn cịn nhớ đơi điều nhưng hầu như tôi đã quên hết mọi chi tiết vì q sốc. Tơi phải xem qua hàng chục quyển album tội phạm và nhìn hàng trăm gương mặt tàn ác. Dù lòng trống rỗng và cú sốc khiến tôi gần như không cịn cảm thấy gì nữa, tôi chỉ muốn tên tội phạm đó phải bị bắt, kết tội và hầu tịa. Bỗng dưng tơi thấy mình có một sức mạnh nào đó, hoặc là đã sẵn có trong người hoặc là vay mượn từ ai đó.
Vào ngày thứ hai làm việc với cảnh sát, tôi được biết nguyên nhân chính của tội hiếp dâm là do ý muốn thể hiện sức mạnh và quyền lực mà ra. Tình dục chỉ là yếu tố
thứ hai. Vũ khí của một tên tội phạm cưỡng hiếp là chính là thân thể hắn nhiều hơn là súng hay dao. Lúc đó, khi kẻ tấn công tiến đến sau tôi, bịt mồm và mũi tôi, không cho tôi thở hay nhúc nhích, hắn đã nắm quyền kiểm soát được mọi thứ trong khi tơi hồn tồn bất lực. Lúc đó tơi khơng thể nào chống cự lại được. Tôi nhũn ra vì sợ hãi. Tơi khơng biết cuộc tấn công sẽ diễn ra như thế nào nếu tôi chống trả hắn. Sau này tôi được biết lúc đó hắn chỉ mới ra tù được mười hai ngày trước khi tấn công tôi. Nếu chống trả lại, liệu tơi có cịn sống đến ngày nay chăng? Tôi cũng không biết nữa.
Cảnh sát đã sử dụng dấu vân tay để tìm ra tung tích tên tội phạm chỉ sau hai ngày. Người ta tìm thấy địa chỉ mà hắn đã lưu lại cuối cùng, đó là nhà mẹ của hắn. Khi mẹ hắn mở cửa, cảnh sát tìm thấy hắn đang nằm trên giường với một phụ nữ. “Tại sao các ông bắt tôi?”, hắn hỏi cảnh sát. Sau khi hắn bị bắt, tơi đã có mặt tại tịa đại hình để cáo buộc hắn. Người ta kết án và tống giam hắn vào tù.
Những tuần sau đó, tơi có đọc một quyển sách trong đó nói rằng bước quan trọng nhất để một nạn nhân phục hồi tâm lý chính là cảm giác an toàn, lấy lại sự tự chủ và sức mạnh của bản thân đối với người khác. Khi đã bớt sốc và lấy lại những cảm xúc bình thường, tơi nhận ra tên tội phạm đã tước đi của tôi quá nhiều thứ. Hắn để lại cho tơi một thân hình tiều tụy chỉ cịn da bọc xương. Ấy vậy mà tôi đã từng là một cô gái trẻ chăm chỉ với công việc đầu tiên khi mới ra trường. Tôi từng là một người dễ dàng hịa mình vào dịng người xa lạ, đơng đúc để đón xe điện ngầm đến chỗ làm mỗi ngày, ăn tại góc đường với đồng nghiệp
hoặc đi lùng mua sách cũ ở hiệu Strand. Tôi từng là một phụ nữ yêu thích du lịch một mình, thích chơi những mơn thể thao có tính thi thố, đi chơi với bạn bè và cười nói. Tất cả những kỷ niệm đó khiến tơi khát khao “quá khứ”, mặc cho thực tại đang buộc mình phải đối diện với “hiện tại” kéo dài. Cho dẫu con người ấy của tôi trước kia là gì đi nữa thì mọi thứ cũng hết rồi.
Khoảng một tháng sau, tôi quyết định đi làm trở lại nhưng chỉ vài tiếng mỗi ngày, không chỉ để giữ chân công việc mà còn để bắt lại nhịp cuộc sống bên ngoài. Sau vài tuần, tơi đã có thể làm thêm vài tiếng mỗi ngày. Thật dễ chịu khi khách hàng không hề xem tôi là “nạn nhân một vụ cưỡng hiếp” chút nào. Dần dà mọi thứ cũng thay đổi đi. Một hơm, có người kể chuyện cười khiến tôi phải cười phá lên mà quên rằng lâu lắm rồi mình khơng có nụ cười. Rồi một người bạn gọi đến để hỏi han, tôi nghe điện thoại khơng phải vì trách nhiệm phải nghe mà vì lịng khát khao được trò chuyện, được giao tiếp với mọi người. Sau nhiều tuần không buồn ăn uống, tôi bắt đầu nghe dạ dày của mình sơi ùng ục. Những bước tiến nho nhỏ ấy tuy vẫn còn hiếm hoi giữa cơn bão tố đang giày vò nhưng chúng đúng là có thật. Ngày qua ngày, những sự việc nho nhỏ ấy cứ dần dà ngày một tiến triển mà thậm chí tơi cũng khơng hề hay biết rằng một cuộc đời mới đã bắt đầu.
Dần dần, tôi nhận ra rằng chỉ có tơi mới có thể giúp mình bình phục. Tuy vẫn được mọi người hỗ trợ nhưng chỉ có tơi mới có thể vực dậy bản thân. Và điều đó khơng dễ dàng chút nào.
Hàng ngày vẫn có nhiều lúc tôi cảm thấy sợ hãi, đau buồn, khổ sở và tuyệt vọng. Và rồi đột nhiên tôi trông thấy một bông hoa và chợt nghĩ nếu chết đi, mình sẽ không bao giờ được trơng thấy nó lần nữa. Trong đầu tôi là cả một trận chiến cảm xúc. Thỉnh thoảng trong tôi lại tái hiện cảm giác chết điếng khi nằm trên sàn, lòng đầy tuyệt vọng và u ám. Nhưng rồi tôi lại tự nhủ, trong một quyển sách nọ có nói rằng tình trạng tái hiện đó là một bước khơng thể thiếu trong trình tự hồi phục sau cơn chấn thương tâm lý. Rồi mọi thứ sẽ phai nhạt theo thời gian. Một khi thần trí tơi trở lại bình thuờng, tôi sẽ gượng dậy được và tiếp tục đứng trên đơi chân của mình.
Nhiều tháng trôi qua, nhờ những buổi trị liệu ba lần một tuần, tình yêu thương của gia đình và bạn bè cùng với thời gian, tâm hồn tôi bắt đầu lành lặn. Tôi chuyển từ tâm trạng của một nạn nhân sang người sống sót nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của mọi người và sức mạnh nội tại mà tôi chưa bao giờ biết đến. Rồi cũng đến lúc tôi sẵn sàng để rời khỏi gia đình một lần nữa. Với tôi, tiến lên phía trước nghĩa là trở lại với cuộc sống mà tôi đã chọn trước khi gặp tai nạn. Gã xấu xa đó đã để lại trong tôi nỗi sợ hãi không nguôi và tôi quyết định sẽ khơng để cuộc đời cịn lại của mình phải sống trong sợ hãi như thế. Tôi sẽ cố hết sức để làm lại mọi thứ từ điểm mình đã mất.
Căn hộ này cho tôi cảm giác khác hẳn. Căn hộ cũ nhỏ bé và tối tăm, xây theo kiểu trước chiến tranh. Còn căn này hiện đại, sàn lót gỗ nhẹ, tường trắng, đèn cảm ứng và những khung cửa sổ lớn. Tơi biết mình có thể, và sẽ như thế, dành hàng giờ để ngồi ngắm chiếc cầu xinh đẹp dưới
kia và cuộc sống nhộn nhịp xung quanh. Vẫn không rời khung cửa sổ, tôi trơng thấy một dịng xe đang chờ đèn xanh. Đột nhiên, đèn xanh bật lên và chỉ trong tích tắc, những chiếc xe lại tiến lên phía trước. Và tơi biết chẳng mấy chốc mình cũng sẽ như thế.
~ Jennifer Quasha
Nhìn ra điều tốt đẹp