Mọi thứ đều có ngoại lệ…và tôi luôn là một ngoại lệ

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 15 (Trang 84 - 89)

“Từ một trái tim đang chịu đựng, chúng ta nhìn thấy sự sống và nguồn cảm hứng mãnh liệt.” ~ Winston Churchill

Hồi nhỏ, tôi sinh thiếu hai tháng với hai lá phổi và quả tim chưa phát triển toàn diện. Bác sĩ nói tơi khó lịng mà sống được đến lúc xuất viện. Người tôi được nối với hàng chục máy móc khác nhau để giúp tôi thở và báo cho y tá biết nếu nhịp tim của tôi quá chậm. Ấy vậy mà rồi tôi cũng sống được. Họ bảo với mẹ tôi rằng đây là một trường hợp ngoại lệ. Mỗi ngày tôi phải đối diện với những khó khăn, thử thách mới, đồng thời cũng có thêm nhiều hy vọng. Trong mắt mọi người, tôi bắt đầu trở thành một chiến sĩ kiên cường. Một tháng sau, bác sĩ gỡ các máy móc ra khỏi người tơi để xem liệu tơi có tự thở được khơng, và quan trọng hơn cả là xem tơi có sống được khơng. Tơi khỏe mạnh hơn các bác sĩ nghĩ và hai ngày sau, họ cho phép tôi về nhà.

Mỗi ngày có một y tá đến nhà để hướng dẫn mẹ tôi cách chăm sóc tơi. Một tuần sau đó, mẹ tơi đã có thể tự tay chăm sóc tơi. Hàng ngày, tuy phải phải uống các loại

thuốc giúp trợ thở nhưng lúc nào tôi cũng rất ngoan. Cho đến một hôm, tôi cứ khóc suốt và trở nên tím tái. Mẹ tơi lập tức đưa tơi đến phịng cấp cứu. Bác sĩ cho biết đó là do tơi bị tắc nghẽn mạch máu và tôi cần được phẫu thuật tim ngay lập tức để lấy cục máu đơng đó ra.

Trong lúc các bác sĩ mổ cho tôi, bên ngồi ơng bà và mẹ tôi lo lắng ngồi chờ. Cuộc phẫu thuật kéo dài hết bốn tiếng rưỡi, và các bác sĩ đã thông lại mạch máu cho tôi. Bác sĩ bảo tôi khỏe lắm nên chỉ cần nằm viện hai tuần là sẽ được về nhà, nghĩa là đúng vào dịp lễ Giáng Sinh. Cả nhà đều bảo đó là món quà Giáng Sinh ý nghĩa nhất đối với họ! Thời gian trôi qua, tôi lớn lên cũng gần giống như mọi đứa trẻ khác. Tuy vẫn phải uống thuốc trợ tim mỗi ngày nhưng tôi chỉ điều trị hỗ trợ hô hấp khi máy thở không hiệu quả. Hàng tháng tôi phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe một lần và điều đó trở thành một phần cuộc sống của tôi. Thỉnh thoảng tôi phải nằm lại bệnh viện một vài ngày, nhưng vì quá quen thuộc với nơi này nên tôi cũng khơng thấy phiền tối gì. Hơn nữa, tơi có thể trị chuyện với những trẻ khác trong khu bệnh. Ở trường, thỉnh thoảng sau giờ học tơi chóng mệt hơn bạn bè và không thể chơi lâu với chúng, nhưng ở đây bọn trẻ cũng hệt như tôi.

Năm tôi học lớp tám, mọi thứ bắt đầu tệ đi. Tôi thường xuyên bị đau ở lồng ngực mà không biết tại sao. Sau vài ngày, cơn đau bắt đầu trở nên quá sức chịu được và tôi phải báo cho mẹ biết. Lập tức mẹ tôi lấy hẹn với bác sĩ ngay hôm sau. Tôi đã gặp ông bác sĩ này suốt chín năm và rất thân thuộc với ông ấy. Hẳn ông ấy sẽ nói ngay cho tơi biết tình trạng của mình, rồi sau đó tơi có thể tự tin ra

về ngay. Nhưng chao ơi, đó là tôi cứ tưởng như vậy! Ngay cả ông ấy cũng không thể cho tơi biết lý do vì sao tôi lại bị đau như thế.

Sang đến tuần sau, bác sĩ cho tôi làm nhiều xét nghiệm để tìm ra nguyên do. Chưa bao giờ tôi bị chọc kim nhiều như thế trong một thời gian ngắn như vậy. Đến khi tôi không kiềm được nữa, chuẩn bị kêu lên “Cháu hết chịu nổi rồi!” thì bác sĩ tìm ra nguyên nhân. Kết quả rất xấu và tôi phải bắt đầu một chương trình điều trị ngay lập tức, đồng nghĩa với chuyện tôi phải nghỉ học một vài hôm và điều này cũng có thể sẽ ảnh hưởng đến chuyện tơi có tốt nghiệp chung với bạn bè được hay không.

Quyền quyết định là ở tơi. Liệu tơi có nên tiến hành điều trị ngay và có thể sẽ lỡ mất cơ hội tốt nghiệp hay hoãn lại đến hè nhưng bệnh có thể sẽ nặng thêm? Quả là một quyết định không dễ chút nào bởi cái đầu tơi bảo một đằng cịn con tim thì lại theo một nẻo. Rõ ràng tôi phải suy nghĩ thật kỹ về chuyện này. Sau khi trao đổi với bà và mẹ, tôi quyết định sẽ giải quyết vấn đề này trước rồi mới tính đến những chuyện khác sau.

Chương trình điều trị của tôi rất giống với việc hóa trị mà các bệnh nhân ung thư phải trải qua. Tôi chẳng muốn phải tiến hành chút nào, nhưng nếu quả thật việc điều trị này giúp ích được cho tơi thì tơi sẽ cố gắng hết sức. Tôi nghỉ học được đâu một tháng thì nhà trường gọi điện và báo cho mẹ tôi biết là tôi không thể nào theo kịp bài vở để tốt nghiệp cùng bạn bè nữa. Tôi kiệt quệ cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Tôi không chỉ đau đớn vì việc điều trị, yếu

ớt đến nỗi không thể đi học hay đi chơi với bạn bè mà cịn khơng thể tốt nghiệp được! Vậy thì tại sao tôi phải làm tất cả những thứ này làm gì kia chứ?

Mấy ngày sau, tôi nhận ra mình đã mất quá nhiều sức lực cho chuyện than thân trách phận. Tôi nghĩ đến câu mà ông tôi thường hay nói: “Mọi thứ ln có ngoại lệ…và cháu luôn là một ngoại lệ”. Tôi nghĩ đến tất cả những câu chuyện mà mọi người kể về mình khi cịn bé, rằng tôi đã cố gắng ra sao để sống sót. Tơi nhận ra nếu bây giờ mình cũng có thể chiến đấu với sức mạnh tương tự như thế, tôi có thể vượt qua chuyện này. Điểm khác biệt duy nhất ở đây là khi còn bé, tôi không hề biết mình đang gặp trở ngại, cịn bây giờ thì tơi nhận thức rất rõ điều đó. Tơi khơng thể nào bỏ cuộc mà không cố gắng hết mình trước tiên.

Tơi nhờ mẹ đến trường thu thập tất cả những bài vở mà tôi bỏ lỡ để có thể theo kịp bạn bè khi nằm trên giường bệnh. Tôi ngồi trên giường hàng giờ, làm hết bài tập này đến bài tập khác cho đến khi hoàn thành tất cả bài tập. Sau đó, tơi tiếp tục làm những bài tập nào mà mẹ mang về cho mình và làm khá nhanh. Tôi nghỉ học hết hai tháng rưỡi, nhưng không hề tụt sau bạn bè một ngày nào khi trở lại trường. Không chỉ tốt nghiệp được mà tôi còn là học sinh đại diện cho lớp đọc bài diễn văn ra trường.

Tôi đã đạt được những gì nhiều người cho là không thể. Một lần nữa, tôi đã coi thường những trở ngại và trở thành một ngoại lệ. Mặc dù đôi lúc cũng có những nghi ngờ và từng cảm thấy tuyệt vọng, tôi vẫn đủ lạc quan, tích cực để hồn tất những gì mình đã bắt đầu. Hệt như đứa trẻ

trong bệnh viện nhiều năm trước, tôi đã và đang tiếp tục trận chiến ấy, tức là khơng chỉ sống cịn mà cịn đạt được những gì mình mong muốn.

Và tơi nhận ra rằng, nếu bạn dám tin vào chính bản thân mình một cách mạnh mẽ, bạn có thể đạt được bất kỳ điều gì!

~ Grace Gonzalez

Nghiện – Gục ngã –

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 15 (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)