hủy diệt chúng ta chẳng khác gì một quả bom.” ~ Kenneth Clark
Hàng xóm cũ của chúng tôi là những người rất dễ thương. Ở đó mọi người trị chuyện qua hàng giậu, ai mới dọn đến đều được chào đón bằng bánh sơ-cơ- la và bánh mì nướng bơ. Chẳng có nơi đâu lại kết bạn dễ hơn ở đó.
Trong khi đó, chỗ ở mới của chúng tôi lại khác hẳn. Dường như ở đây mối liên kết gia đình cắm rễ rất sâu trong tâm khảm người địa phương, chẳng khác gì con sơng Mississippi chảy ngang những nhánh sông nhỏ trên đường đi của nó, và phá vỡ được điều đó khơng phải là chuyện dễ. Lý do chúng tôi phải chuyển nhà là để chồng tôi đi làm gần hơn đôi chút.
Sống ở đó được sáu tháng, tôi đã muốn “nhổ neo” để trở về nhà cũ. Ở đây tơi khơng có lấy một người bạn, ba đứa con trai của tôi cũng thế. Lonny chồng tơi thì khơng có gì để phàn nàn, nhưng anh ấy hầu như lại đi làm suốt cả ngày.
– Ở đây em thấy lẻ loi quá, – một tối nọ tơi nói với Lonny. – Em không gặp được bạn bè cũ nhiều, mà hầu như cũng khơng có thêm bạn mới.
Chúng tơi ngồi nói chuyện nơi cổng trước gian nhà kiểu Victoria cổ, còn ba đứa con trai đang chơi đá bóng trên sân bên hông nhà.
Lonny là người rất biết lắng nghe, lại có đầu óc của một kỹ sư. Anh ấy là chuyên gia giải quyết vấn đề.
– Thế em đã làm gì để gặp gỡ mọi người nào? – Anh ấy hỏi.
– Thì tuần nào em cũng đến thư viện. Rồi trò chuyện với mọi người ở cơng viên. Thậm chí em cịn đi theo bắt chuyện với một chị nọ ở chỗ bán hàng giảm giá. Chị ấy có hai con trai và thuộc tuýp người em thích bầu bạn. Nhưng chị ấy lại thích cái lọ hoa cũ hơn là tán gẫu với em.
– Nghe có vẻ như em đã làm hết mọi thứ cần làm rồi nhỉ. – Chồng tôi bảo. – Vậy em cứ tiếp tục như thế đi.
Và tôi làm như thế thật. Tôi cố sống cởi mở và thân thiện. Không phải mọi người ở đây không tử tế mà dường như nếp sống ở đây là như vậy.
Vài tháng trôi qua, rồi mùa đông đến. Lúc này việc gặp được mọi người càng khó hơn nữa. Phải nói là chúng tơi có một số trở ngại. Chúng tôi phải giữ bọn trẻ ở nhà vừa phải đi nhà thờ địa phương đều đặn. Nhưng giờ đây tôi khơng cịn quan tâm đến việc kết bạn nữa và bắt đầu hình thành một thái độ mới. Ở đây ai mà cần một người bạn kia chứ? Tôi mệt mỏi vì cứ phải ép mình vào một nơi mà dường như khơng thuộc về mình.
Những ngày đông xám xịt cuối cùng cũng nhường chỗ cho sắc màu rực rỡ, trong sáng của mùa xuân nhưng tôi vẫn cảm thấy trong lòng u ám và buồn bã. Tôi bắt đầu cảm thấy cay đắng. Tôi vẫn đến thư viện và công viên nhưng khơng cịn bắt chuyện với mọi người nữa. Tôi cũng không mời ai đến chơi nhà. Tôi chỉ muốn trở lại sống trong khu láng giềng cũ.
Lonny nhận thấy sự xuống tinh thần ở tôi.
– Shawnelle, trơng em có vẻ khó gần lắm, – một chiều nọ anh thì thầm vào tai tơi như thế.
– Ý anh là sao?
– Ngôn ngữ cơ thể. Tay em lúc nào cũng khoanh trước ngực. Em ngồi cách xa mọi người hàng chục mét.
– Thì có sao đâu chứ? Em có bạn bè gì ở đây đâu? – Chắc chắn em sẽ khơng có nếu khơng chịu thử, – anh ấy nói.
Vừa lúc đó, Samuel, cậu con trai sáu tuổi của chúng tôi ngẩng lên nói:
– Mẹ nói đúng đấy bố. Chúng ta sẽ chẳng bao giờ có bạn bè gì ở đây đâu. Tụi con chỉ muốn về nhà cũ thôi.
Thằng bé đang ngồi chơi gần đó nên chắc đã nghe những lời bố mẹ thì thầm với nhau nên mới nói vậy. Tuy nhiên, tơi lặng thinh, nhìn đứa con trai bé bỏng có mái tóc hoe vàng của mình.
Những lời Samuel nói đã phản ánh thái độ của tôi. Tôi vốn khơng thích sự phản ánh khơng vui, vì những lúc như
thế tơi biết mình phải tự điều chỉnh một điều gì đó. Tơi khơng muốn các con nghĩ rằng để vượt qua một giai đoạn khó khăn, mình phải sống với một thái độ cay đắng, tổn thương.
Suốt vài tháng sau đó, tơi đã cố gắng rất nhiều. Tôi cười ngay cả khi không muốn cười. Tôi tham gia vào những cuộc trò chuyện với mọi người tại sân bóng chày. Tơi và các con nướng bánh quy cho hàng xóm. Sẽ tuyệt vời biết mấy nếu tơi tìm thấy được một người bạn, tôi tự nhủ. Và càng tuyệt vời hơn nếu tôi có được một người bạn ngay bây giờ. Tơi cố khơng nói đến chuyện về nhà cũ nữa. Chúng tôi đăng ký tham gia các chương trình đọc sách tại thư viện và thường xuyên đi công viên, đạp xe dọc theo dịng sơng. Tôi vẫn lẻ loi, nhưng đã cảm thấy khuây khỏa hơn. Ít ra thì tơi khơng cịn phải ngồi nhà mà cảm thấy ngột ngạt nữa. Vả lại, cũng khó mà càu nhàu khi tôi cứ cười luôn.
Mỗi ngày, tôi lại tiến lên một chút. Tơi làm những gì mình có thể làm và cố gắng khơng nhìn lại quá khứ nữa. Một chiều nọ, tôi và Samuel trèo lên mấy bậc thang để đến phòng sinh hoạt của thư viện. Chúng tôi đã đăng ký tham gia một lớp thủ công và tôi đang hứng thú áp dụng thái độ sống mới của mình. Khi gần tới nơi, tôi cố làm sao cho mình trơng thật dễ gần. Hai tay tôi thả lỏng. Miệng cười lớn, rạng rỡ khi hai mẹ con chúng tôi bước vào cửa.
Một phụ nữ tóc hoe vàng mà tôi chưa từng gặp đang ngồi với cậu con trai nhỏ bên chiếc bàn hình chữ nhật. Thấy tơi, chị ấy cười đáp lại. Tôi chú ý thấy chị có đơi mắt xanh lơ hiền hậu và hai lúm đồng tiền rất sâu. Đứa con trai của chị trạc tuổi bé Samuel.
Cạnh bên chị ấy là mấy cái ghế trống, tôi bèn tiến lại gần đó.
– Chào chị, – chị lên tiếng. – Tôi là Tammy. Còn đây là Chase. Chị có cần chỗ khơng? Cịn một cái ngay đây nè. Tôi ngồi xuống cạnh Tammy. Hai đứa trẻ cắm cúi ngay với mấy thứ thủ công của chúng cịn tơi và Tammy bắt đầu trò chuyện. Chẳng mấy chốc lớp học hết giờ, vậy mà chúng tơi vẫn cịn chưa nói hết chuyện.
– Sao chị không ghé chơi nhà tôi nhỉ? –Tammy đề nghị. – Tôi sống trong một nơng trại, ở đó rộng lắm, tha hồ cho bọn trẻ chạy chơi.
Và thế là chúng tôi đi.
Kể từ đó, chúng tơi đã trở lại nhà Tammy hàng trăm lần. Chúng tôi trở thành những người bạn thân của nhau và nông trại của chị ấy trở thành ngôi nhà thứ hai của các con tơi.
Giờ đây nhìn lại, tôi cảm thấy biết ơn khoảng thời gian lẻ loi, khó khăn đó. Tơi đã học được sự kiên nhẫn, bền bỉ và luôn biết kiểm soát thái độ sống của mình. Trong tơi có thêm sự nhạy bén và lúc nào tôi cũng chú ý đến những người mới đến. Và tơi ln trân trọng tình bạn với Tammy. Gia đình tơi đã hịa nhập vào cộng đồng mới và giờ đây thị trấn nhỏ này là nơi chúng tôi muốn lưu lại lâu dài.
Tơi vui vì mình đã khơng bỏ cuộc.
Riêng các con tôi cũng học được bài học của chúng. Đó là: “Hãy tiến lên phía trước rồi trái tim của con sẽ đi theo” – tôi thường bảo các cháu như thế.
Và thỉnh thoảng, chính trái tim sẽ là hoa tiêu dẫn đường cho bạn để đến với vòng tay bạn bè.
~ Shawnelle Eliasen
Sang trang!