“Sẽ thật khó khi bạn phải làm một điều gì đó, nhưng sẽ thật dễ khi bạn muốn làm một điều gì đó.” ~ Annie Gottlier
Năm 1974, tôi được hai mươi chín tuổi khi phải cấp tốc đưa con trai bảy tuổi đến gặp bác sĩ gia đình. Do quá nghịch, Doug ngã lộn nhào từ cái đu trong công viên và chổng đầu xuống đất. Vết rách trên da đầu của cháu không đến nỗi nghiêm trọng mặc dù máu tuôn xối xả.
– Không sao đâu, – vị bác sĩ điềm tĩnh nói, tay cầm kim.
Quả thật, chỉ cần ba mũi khâu và miếng băng cá nhân là cháu lại ổn cả. Cháu vừa rời phòng mạch vừa mút kẹo que, khoe khoang khốc lác với ơng anh trai mười một tuổi của mình là Brad về “cuộc phẫu thuật”.
Tơi thì khơng ổn chút nào, chẳng khác gì một kẻ suy nhược lo lắng ngồi chờ trên cái ghế đẩu giữa gian phòng đầy mùi thuốc sát trùng với chiếc bàn khám trắng toát, hàng đống bông băng và gạc cùng những hộp kim tiêm. Bàn tay tôi nắm chặt lại, hơi thở của tơi gấp gáp cịn dạ dày
quặn lên như thể tôi ăn phải đá tảng. Mắt tôi cay xè khi rời khỏi văn phòng bác sĩ. Nhận ra điều đó, ơng ấy bèn đặt bàn tay già nua đầy tàn nhang lên vai tơi và nói:
– Cơ buồn ư, Dorothy. Có chuyện gì thế?
Chỉ cần chút quan tâm ấy thôi cũng đủ. Thế là tơi ịa khóc, ngồi xuống và kể hết cho người bác sĩ tốt bụng nghe toàn bộ câu chuyện đáng buồn của mình. Đó là từ sự chia tay mới đây với chồng, rằng anh ấy đã ra đi như thế nào và giờ đây tơi khơng có chồng, khơng có cơng việc cũng như khơng được hỗ trợ gì trong việc nuôi nấng con cái.
Khơng nói gì, người bác sĩ chỉ mỉm cười và viết cho tôi một toa thuốc.
– Đây, – ơng nói và đưa cho tôi một mẩu giấy sắp làm thay đổi cả cuộc đời của tôi sau này, – cái này sẽ giúp cơ bình tĩnh lại.
– Liệu tơi có bị nghiện thuốc không ạ? – Tơi hỏi, nghi hoặc nhìn toa thuốc.
– Cô cứ làm theo chỉ dẫn trên chai, – ông trấn an tôi, – và thư giãn.
Đó là toa thuốc Valium chống lo lắng, liều dùng mười milligram mỗi bốn giờ hoặc khi cần. Lọ thuốc có chín mươi viên nén màu xanh lơ nho nhỏ, mỗi viên giúp tôi cảm thấy hạnh phúc trong vài giờ, có tác dụng giúp tôi điềm tĩnh và sinh hoạt trở lại bình thường. Hàng ngày, tơi làm giáo viên dự bị bán thời gian, chăm sóc bọn trẻ và thậm chí cịn bắt đầu hẹn hò trở lại. Tôi thở dài nhẹ nhõm và đã có thể ngủ trở lại.
Phải mất bốn năm tơi mới có thể rời khỏi thứ thuốc đó.
Chúng tơi chính thức ly dị vào năm 1975. Anh ấy và bạn gái chuyển đến Nevada cịn tơi chất bọn trẻ cùng tất cả những tài sản nào còn lại vào chiếc Big Bertha, băng ngang nước Mỹ đến quận Haight-Ashbury của San Francisco để bắt đầu lại từ đầu.
Cuộc sống lại tốt đẹp. Tôi tạo ra những tác phẩm nghệ thuật và bán cho công chúng. Tôi nuôi dưỡng các con. Và tơi hẹn hị. Tơi vẫn còn dùng khoảng bốn mươi đến năm mươi milligram Valium mỗi ngày nhưng rất hài lòng với tâm trạng yên ổn mới của mình và khơng hề thắc mắc gì về thói quen dùng thuốc đó.
Thật sự ra, tôi không hề biết mình đã trở thành một người nghiện cho đến một lần nọ, trong dịp nghỉ cuối tuần tôi hết thuốc và phải đợi đến ba ngày mới có thuốc trở lại. Chỉ sau vài giờ, tôi bắt đầu cảm thấy lo lắng ghê gớm trở lại. Nó xâm chiếm tồn bộ cơ thể tôi, như thể dung nham sôi sục chuẩn bị trào ra khỏi miệng núi lửa. Khắp mình mẩy tơi đau nhức. Từng mạch máu trong tôi căng lên như cái lị xo, đầu tơi co giật không nguôi, nhất là khoảng giữa thái dương và mắt. Tôi không tài nào làm những công việc thường ngày như đi chợ hay sửa xe. Tính khí tơi thay đổi liên tục. Tôi không thể nào ngủ được.
Tôi nhận ra mình có vấn đề. Để giải quyết tình trạng này, tôi quyết định không bao giờ để bản thân mình thiếu thuốc nữa. Vào những năm 1970, Valium được kê toa tự do ở San Francisco, dễ như mua chai rượu hay bao thuốc
lá. Tơi biết có những đồng nghiệp trong giới thủ công xem Valium như “bữa trưa không thể thiếu”. Lúc nào họ cũng sẵn sàng mời bạn bè vài viên này khi cần. Tôi đã dùng đến năm mươi mốt viên mà không ai thắc mắc nhờ nói với bác sĩ là chai thuốc của tôi đã bị đổ trong nhà vệ sinh. Lần khác, tôi mua được năm mươi viên từ một người tàn tật muốn bán toa thuốc của ông ta để kiếm chút tiền từ những người nghiện như tôi.
Tôi không chỉ là nạn nhân duy nhất bị mắc bẫy Valium. Năm 1977, tại rạp hát Balboa, tôi xem bộ phim I’m dancing as fast as I can do diễn viên Jill Clayburgh đóng, nói về một người nghiện Valium lâu ngày. Nhân vật trong phim bị ám ảnh bởi một nỗi lo sợ đến nỗi không tài nào ngủ được, lúc nào cũng có cảm giác nhồn nhột, ngứa ngáy dưới da, bị co giật và cuối cùng được đưa đến bệnh viện tâm thần. Cuối phim, nhân vật này bị suy nhược thần kinh. “Đừng bao giờ cố bỏ thuốc một mình mà khơng có sự giúp đỡ của bác sĩ”, người bác sĩ trong phim cảnh báo nghiêm khắc. Bạn có thể phải chịu một kết cục như nhân vật trong phim này.
Tôi khơng chỉ biết mình là một người nghiện mà còn sợ cả chứng mất ngủ, cảm giác ngứa ngáy như kiến bò dưới da, những cơn co giật và cả căn bệnh mất trí nếu cố tự cai thuốc. Tôi cảm thấy mình như bị rơi vào một cái bẫy. Và chỉ có điều kỳ diệu mới có thể giúp tơi thốt khỏi thứ thuốc này.
Điều kỳ diệu ấy xảy đến vào tháng Hai năm 1978. Stuart, bạn thân và cũng là người yêu của tôi qua đời vì mơ-tơ của anh ấy bị một chiếc ô-tô vượt đèn đỏ tơng phải. Năm đó anh ấy chỉ mới ba mươi chín tuổi. Hồn tồn suy
sụp, tơi chỉ cịn biết cố gắng sống mạnh mẽ vì các con. Stuart vừa là bạn vừa là cha của chúng. Tôi đọc thấy trong mắt chúng nỗi đau và sự tổn thương ghê gớm.
Gần nửa đêm của ngày tang lễ, các con tôi đang ngủ say trong phòng của chúng. Riêng tôi ngồi cạnh chiếc bàn trong bếp, cầm ly nước trong tay và ba viên Valium. Tôi muốn làm giảm bớt nỗi đau của mình.
Nhưng ý nghĩ về Stuart đã khiến tôi dừng lại. Anh ấy đã từng đau khổ biết bao trong cuộc sống, từ nghèo khổ, chịu cảnh bố mẹ khắc nghiệt, nghiện ngập ma túy rồi trải qua cuộc ly dị cay đắng vài năm trước khiến anh bị tước mất cả quyền chăm sóc đứa con trai duy nhất. Thế nhưng chẳng bao giờ tôi thấy anh ấy giận dữ, cay đắng hay đổ lỗi cho ai cả. Lúc nào anh ấy cũng nhìn đời thật lạc quan. “Đôi khi đời hạ gục em, anh ấy nói, nhưng nếu em biết đứng lên, đứng lên trong mỉm cười, thì chẳng gì có thể làm em gục ngã nữa”.
Tơi nhìn những viên thuốc trong tay mình. Chỉ là một sự can đảm giả tạo – tơi nghĩ. Chúng có thể che đậy nỗi sợ hãi nhưng chẳng thể nào xua nó đi được. Thế là tôi quyết định sẽ không cần đến chúng nữa, và nhận ra mình đang mỉm cười, một nụ cười hiếm hoi trong suốt thời gian qua. Tôi bỏ mấy viên thuốc vào bồn vệ sinh và dội nước rồi đi ngủ.
Tôi cũng không hiểu tại sao sáng hôm sau và cả những ngày sau đó tơi khơng hề có những triệu chứng khó chịu khi ngưng thuốc. Tôi không thể lý giải điều kỳ diệu đã đến với tơi đêm đó bên chiếc bàn trong gian bếp như thế nào
nhưng ơn Trời, nó đã đến. Kể từ đêm đó, tơi thốt khỏi cơn nghiện Valium cho đến mãi tận bây giờ.
Tôi tự hỏi khơng biết có phải tơi thốt khỏi cơn nghiện đó chính là nhờ khoảnh khắc nhận ra đời có thể hạ gục mình nhưng mình phải có đủ can đảm để mỉm cười và đứng lên hay không.
~ Lynn Sunday
Trái tim của Loren