cuộc sống của chúng ta sẽ thú vị hơn rất nhiều.” ~ Ralph Waldo Emerson
Cho dẫu có xem nhiều chương trình truyền hình, video clip trên internet hay tranh ảnh đến mấy, mọi thứ vẫn không thể nào trung thực cho bằng trải nghiệm thực tế khi tôi đến sống tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trước nay tôi vẫn cứ nghĩ nơi đây là một quốc gia thuộc thế giới thứ ba với những con lạc đà lang thang khắp nơi.
Quả có thế thật! Mọi thứ nơi đây thật sống động, hối hả, đông đúc và tràn ngập khơng khí mua bán. Đến Istanbul vào mùa hè năm 2009, tơi đón một chiếc xe buýt để đi từ sân bay về khách sạn. Sau khi đã tìm được chỗ chờ xe buýt, tơi quay lại thì thấy Byron đang nói chuyện với một người dân địa phương trông hao hao giống diễn viên Antonio Banderas. Anh chàng trẻ tuổi đó mặc một chiếc áo sơ mi trắng, quần tây đen, trên ngực có đeo tấm bảng gì đó liên quan đến du lịch.
Byron ra hiệu cho tôi quay lại, nhưng tôi đã ra đến bên ngoài và nhân viên sân bay không cho phép quay lại. Do vậy tôi ra hiệu cho anh ấy và Byron cùng với người thanh niên mới quen cầm lấy hành lý, bước ra bên ngoài.
– Anh này có thể giúp chúng ta tìm một chiếc xe buýt về khách sạn đấy, – Byron vui vẻ nói.
– Nhưng em thấy có chiếc xe ngay đằng kia, – tôi chỉ. – Không, không, chị khơng cần chiếc đó đâu, – người thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ thô bạo chỉ về phía chiếc xe đang bị những người biểu tình cầm bảng vây quanh. – Anh chị theo tôi.
Anh ta nói bằng giọng chắc nịch. Con người xa lạ đó dẫn chúng tôi đến một cầu thang thông xuống những hành lang tối, rồi đi ra một bãi đậu xe bỏ hoang.
– Xe đón ở đây ư? – Tôi hỏi, giọng bắt đầu tỏ vẻ hoài nghi.
– Phải rồi. Ngay đây.
– Ý anh là một chiếc taxi? – Tôi thận trọng hỏi lại. – Không, không, thưa anh chị.
Tôi chưa kịp hỏi thêm cho cặn kẽ thì một chiếc ơ-tơ nhỏ màu trắng trờ đến, và một người Thổ Nhĩ Kỳ khác cũng mặc áo trắng, quần tây đen nhảy xuống xe, lôi một cái va-li xuống. Chẳng hề nói đến chuyện tiền vé, anh ta bắt đầu ném mớ hành lý của chúng tôi lên xe.
– Vào đi, – người bạn đồng hành mới của chúng tơi nói.
Chúng tơi khom người xuống, ép mình vào dãy ghế phía sau. Người hộ tống của chúng tôi cũng nhảy theo lên xe, ngồi cạnh bác tài xế. Họ nói tiếng Anh rất hạn chế. Tôi không chắc họ hiểu tiếng Anh đến độ nào nên khơng dám
nói cho chồng nghe những lo lắng của mình. Trong đầu tơi cứ nghĩ mình đang bị bắt làm con tin trong một chiếc ôtô do hai người nước ngoài xa lạ điều khiển trên một đất nước mà chúng tôi không hề quen biết ai và cũng không biết lấy một từ địa phương.
Tơi nhìn chằm chặp vào chồng mình trong khi anh ấy cứ cười tươi rói vì nghĩ mình đang gặp may trong chuyện đi lại. Tôi bèn huých khuỷu tay anh ấy và thì thào:
– Liệu có an tồn khơng anh?
Byron chớp mắt ra hiệu là có. Sau đó, anh bắt đầu hỏi han hai người bạn đường kia. Họ chỉ cho chúng tôi thấy những người câu cá bên chiếc cầu. Byron thắc mắc muốn biết đó là loại cá gì trong khi tôi chỉ mải miết tập trung nhớ đường và tuyệt vọng nhớ lại những đường tấn công trong các bộ phim quyền anh. Được một lúc, tôi lại véo hông Byron và mấp máy:
– Mình có đang bị bắt cóc khơng anh? Anh ấy chồm người tới trước và thì thào:
– Họ là những người đàn ông trẻ tuổi đáng kính, những nhà doanh nghiệp tiên phong đấy.
Tơi trịn mắt vì ngạc nhiên. Chịu thua, tơi thu mình lại phía sau, phó mặc mọi thứ cho số phận và cố tưởng tượng hình ảnh của mình trong chiếc áo choàng che mặt của phụ nữ Hồi giáo. Hai người dẫn đường hỏi chúng tơi có muốn lái xe ngang qua đền thờ Blue Mosque hay không.
– Có chứ ! – Chồng tơi đáp ngay và cịn tỏ vẻ thích thú cuộc ngắm cảnh này trong khi tơi bí mật lên kế hoạch cho
cuộc đào tẩu. Chúng tôi đỗ xe gần một ngõ hẻm. Mắt mở to, tơi nhìn chồng chằm chặp.
– Anh chị có muốn vào bên trong đền không ạ? – Người hướng dẫn viên tình nguyện của chúng tôi hỏi.
Chồng tôi quay sang tôi hỏi: – Sao hả em?
– Không! Em chỉ muốn về khách sạn thôi!
Họ đề máy xe, rồi người tài xế hỏi chúng tơi có phiền khơng nếu anh ta lái đến nhà của một người bạn trước. Sau đó, người bạn này sẽ chở chúng tôi về khách sạn bằng xe của anh ta. Tơi chỉ biết nhìn chồng mình qua khe mắt hi hí.
– Anh chị thấy vậy có thoải mái khơng? – Người tài xế hỏi.
– OK, – chồng tôi đáp, định đoạt số phận của chúng tôi ngay lập tức.
Xe chạy dọc theo một dịng sơng và họ chỉ cho chúng tôi con tàu mà hôm sau chúng tôi sẽ du ngoạn trên đó. Khơng hiểu sao người tài xế đã thay đổi ý định và chở chúng tôi thẳng đến cửa trước của khách sạn, đưa cho chúng tôi tấm danh thiếp của anh ta và ngỏ ý chở chúng tôi đi chơi vào sáng hôm sau nếu chúng tôi rảnh. Tôi cắn môi. Chồng tôi trả tiền cho họ như đã thỏa thuận và còn cho thêm tiền boa hậu hĩnh. Cả hai tỏ vẻ rất sung sướng và cảm ơn chúng tơi rối rít.
– Lẽ ra chúng ta không bao giờ nên đi xe của những người lạ như thế, – tơi nói sau khi họ đã đi khuất.
– Họ là dân chuyên nghiệp đó. Anh đã nhìn thấy biển tên của họ. Đó là những thanh niên tử tế chỉ muốn kiếm thêm chút đỉnh, – chồng tôi đáp.
Tôi đi du lịch nhiều gấp mười lần chồng và lẽ ra phải là người thoải mái, dễ chịu hơn khi tiếp xúc với những yếu tố văn hóa mới mẻ, xa lạ như thế so với anh ấy. Vậy mà anh ấy đã đúng khi nhận ra đó là những chàng trai bản địa đang cố kiếm thêm chút tiền vào cuối ngày bằng cách chở khách đến khách sạn và giúp họ cảm nhận đôi chút bản sắc địa phương. Chồng tôi đã không hề ngờ vực, hồ nghi hay phòng thủ. Anh ấy niềm nở đón nhận sự giúp đỡ của người khác.
Trong những ngày ít ỏi sau đó ở Istanbul, Kusadasi và Bodrum, tôi nhận ra người Thổ Nhĩ Kỳ rất chân thành và dễ gần. Họ sẵn sàng mời bạn vào nhà thưởng thức tách cà phê Thổ hay nhấm nháp chút rượu Hy Lạp hương hồi; họ sẽ mời bạn cùng đi dạo và tham quan đền thờ Blue Mosque nổi tiếng chỉ với hy vọng sau đó bạn sẽ ghé ngang quầy bán thảm của họ; hoặc họ sẵn sàng thương lượng giá cả với bạn và tặng bạn thêm một chiếc khăn tắm thêu nếu bạn mua cho họ một số món hàng. Lúc nào họ cũng niềm nở chào đón bạn. Và lịch sự nữa. Đàn ông ở đây khơng chăm chăm nhìn theo hay có những lời nhận xét tục tĩu về phụ nữ. Họ rất kiên định trong chuyện buôn bán, nhưng không hề thúc ép bạn phải mua.
Từ hồi cịn bé, tơi đã say mê hào quang chiến thắng của người Hy Lạp cổ đại. Và vì người Thổ Nhĩ Kỳ đã chinh phục Hy Lạp từ rất lâu nên trước nay lúc nào tôi cũng ghét người dân xứ này. Thế nhưng khi được nhìn thấy Istanbul
ngày nay với những con đường sạch sẽ, những người dân thân thiện và các cảnh quan, công viên đẹp như cổ tích, tơi đã thay đổi cách nghĩ của mình. Giờ đây tôi chỉ càng muốn hiểu biết hơn về đất nước xinh đẹp, đáng yêu này và ước gì mình đã tìm hiểu nhiều hơn về Thổ Nhĩ Kỳ khi còn trẻ. Tuy vậy, tìm tịi học hỏi là cả một quá trình suốt đời và chỉ cần một cú click chuột là tơi đã có thể có vơ vàn thơng tin, do đó chẳng có lý do gì để tơi khơng lấp đi khoảng trống hiểu biết của mình. Nhất định tối nay tôi sẽ xem bộ phim Gallipoli.
Để thế giới tươi đẹp hơn, chúng ta cần tin tưởng nhau thêm một chút, tiếp cận từng người một và khi có cơ hội, hãy đi xa hơn chút nữa, rộng hơn chút nữa và luôn giữ cho đầu óc rộng mở. Ít ra thì những chàng trai trẻ ấy cũng đã dạy tôi một điều gì đó. Và cả chồng tôi cũng thế! Hãy suy nghĩ tích cực và nghi ngờ cho đúng chỗ.
~ Erika Hoffman
Chinh phục miền đất mới