~ Scott Hamilton
Ngồi đối diện với bác sĩ, tôi hỏi một câu rất đỗi thông thường:
– Kết quả chẩn đoán thế nào, thưa bác sĩ?
– Sẽ phải cắt bỏ phần chân dưới đầu gối của cơ. – Ơng ấy đáp.
Đột nhiên tơi cảm thấy mình muốn nơn, cảm giác như mình sắp ngất đi đến nơi. Giờ nhớ lại, tơi thấy chưa có điều gì khiến mình bị sốc bằng mấy từ đó của bác sĩ.
Lấy lại bình tĩnh, tơi đặt thêm nhiều câu hỏi nữa và hiểu rõ đó là điều cần kíp trong lúc này. Mặc dù đây được xem là loại phẫu thuật tùy chọn, nhưng tơi khơng có quyền chọn lựa.
Theo giải thích của bác sĩ thì nếu chờ đợi thêm, tôi sẽ có nguy cơ bị hoại tử. Lúc đó, tơi sẽ phải cắt bỏ tất cả những gì nằm trong ranh giới hoại tử (tức là đường màu đỏ, phồng lên phân chia giữa phần cơ khỏe và cơ bị hoại tử). Tôi vốn đã làm quen với chuyện hoại tử vì đã từng mất
hai ngón chân. Dẫu sao thì cơ hội có được cái chân giả sau đó vẫn khả quan hơn nếu bác sĩ chủ động phẫu thuật ngay bây giờ.
Trên đường về đầy nước mắt, tôi cứ nghĩ đến mọi điều mà cuộc phẫu thuật này sẽ tác động đến cuộc đời mình. Bức tranh đó thật là ảm đạm khiến tôi cảm thấy sợ hãi.
Tôi phải chịu đựng đến bốn năm trời. Phẫu thuật ghép xương của tôi nảy sinh nhiều biến chứng phức tạp, tiếp đến là nhiễm trùng phần cịn dơi lại khiến tôi hỏng mất cả bàn chân. Thật là bốn năm nặng nề và tôi chưa bao giờ nghĩ là cuối cùng mình sẽ phải chịu cảnh này. Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ phải mang một cái chân giả. Tuy vậy, chẳng ai có thể giúp tơi lấy lại cái chân của mình. Phần chân bị hỏng đã lan rộng quá thể.
Bác sĩ đã nói rõ là tơi cần phải phẫu thuật nhanh chóng. Tơi khơng dám nói cho chồng mình biết. Bốn năm qua, chúng tôi đã khánh kiệt vì vơ số cuộc phẫu thuật, những lần nằm viện và điều trị. Hồi đó, chúng tơi khơng có chế độ bảo hiểm y tế và hàng tháng vẫn phải trả các hóa đơn chi tiêu. Chồng tôi làm việc rất vất vả. Giờ mọi thứ lại càng thêm khó khăn tốn kém, và tôi cảm thấy chuyện này là cả một gánh nặng.
Mọi thứ diễn ra nhanh chóng sau cái ngày định mệnh đó. Bác sĩ đã cắt bỏ phần chân phải bên dưới đầu gối khoảng hai tấc của tơi. Phần chân cịn lại liền lặn đẹp mắt vì đã hết nhiễm trùng.
Sau đó là khoảng thời gian tám tuần chờ đợi để thử chân giả và tôi đã vượt qua được sáu tuần. Quả thật tuổi
trẻ và sức khỏe đã giúp tôi rất nhiều. Sau khi nằm viện được năm ngày là tôi đã có thể đi lại bằng nạng. Tơi mừng vì mọi chuyện đã qua và khơng cịn phải chịu đựng sự đau đớn trước kia mỗi ngày nữa. Điều đó cũng giúp tôi tràn đầy một niềm hy vọng mới.
Chồng tôi là nhân viên bảo trì cho một bãi thu mua xe cũ. Trong thời gian tôi chờ lắp chân giả, anh ấy mua được chiếc ô-tô bị cháy và đã sửa lại tồn bộ trong vịng sáu tuần đó. Sau đó, anh bán chiếc xe được đúng số tiền tôi cần để mua cái chân mới. Thật là đáng kể!
Cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ những đồng tiền quý báu đó là do “ý Trời sắp đặt”. Nếu khơng thì chúng tơi lấy đâu ra món tiền đó bây giờ? Chỉ là sự trùng hợp ư? Tôi không nghĩ vậy.
Tất cả giờ đã là quá khứ. Nhìn lại, sau khi cắt bỏ chân đã bốn mươi sáu năm, tơi có thể nói với bạn rằng đó khơng phải là điều tồi tệ nhất của đời tôi. Ở tuổi bảy mươi bốn, tơi vẫn có thể đi lại rất tốt. Tôi không phải than phiền như những người già cùng lứa vì đi lại khó khăn, bất tiện. Trong thực tế, tơi cịn thấy thoải mái hơn vì khá năng động.
Nếu tính ra thì cái phần thân thể mà tôi bị thiếu chỉ chiếm khoảng mười đến mười lăm phần trăm “toàn bộ con người tơi”. Con số đó cũng chẳng nhiều nhặn gì. Trước kia nó khiến tơi đau đớn, xấu xí và đe dọa đến sức khỏe toàn bộ cơ thể của tôi. Nhưng thật kỳ diệu, điều đó đã khơng còn nữa và sức khỏe của tôi lại hồi phục. Tơi cịn muốn gì hơn nữa kia chứ?
Phải thừa nhận là cũng có lúc tơi khơng khỏi khó chịu
vì những rắc rối do cái chân giả gây ra. Những lúc đó, tơi vơ cùng thất vọng và cáu kỉnh nhưng nhìn chung thì những lúc như thế cũng hiếm khi xảy ra. Kỹ thuật lắp ghép chi giả ngày nay thật đáng ngạc nhiên. Hầu như chẳng ai nhận ra cái chân giả của tôi (thậm chí tơi cũng vậy).
Bí quyết chính là ở chỗ thích nghi với sự thay đổi và có thái độ tích cực đối với cách sống mới. Nếu chỉ biết ngồi nhìn cuộc đời trơi qua, bạn sẽ không bao giờ đến được nơi mình muốn đến. Còn nếu thật sự muốn, bạn hồn tồn có thể trở thành một phần của cuộc đời. Cái hay nhất của sự bận rộn là nó giúp bạn quên mất khuyết tật của mình, ít ra là tôi đã cảm thấy như thế với cái chân giả của mình.
Mọi người vẫn thường khen ngợi “thái độ tuyệt vời của tơi”. Tơi đốn có lẽ mọi người bị tác động mạnh về sự mất mát thân thể hơn là nỗi đau bên trong của tôi, bởi ai ai cũng nhìn thấy điều đó trước mắt.
Vậy thì tại sao tôi phải chọn thái độ khác kia chứ? Suy cho cùng thì tơi vẫn có hai chân, hai tay và một cơ thể khỏe mạnh để sống mỗi ngày kia mà.
Tôi đoan chắc Chúa trời đã luôn bên tôi kể từ cái ngày mà viên bác sĩ “tuyên bố sự tận thế của tôi”, bởi lúc đó tơi nghĩ cuộc sống đã chấm hết. Chính nỗi sợ một điều gì đó mà mình chưa biết đã khiến tôi khổ sở đến thế.
Có rất nhiều thứ tơi có thể làm, và tơi đã làm những điều đó.
Tơi đã huấn luyện được ba con chó to, hết thảy hơn một trăm năm mươi ký, và điều tuyệt vời ở đây là “tôi đoạt cúp” với cả ba chúng nó.
Tơi khơng cịn bơi nhanh được như trước khi cắt chân (do mất đi một bàn chân đạp nước) nhưng tôi vẫn bơi như cá.
Bạn có tin là tơi cũng khiêu vũ được? Dĩ nhiên không phải là những điệu chậm rãi, đòi hỏi các bước chân sải dài và sự thăng bằng hoàn hảo như valse hay tango. Tuy nhiên tơi vẫn có thể nhảy được, tuy khơng thanh thốt lắm. Ngồi ra, tơi có thể nhảy những điệu sôi động và vui tươi với những bước nhảy nhanh và ngắn.
Những năm trước tơi cịn chơi được bóng chuyền suốt hai hiệp và là một “cây đinh” đáng gờm trong sân.
Nhà tôi lúc nào cũng sạch sẽ, ngăn nắp. Ngay cả bây giờ, hàng ngày tôi vẫn nấu những bữa cơm ngon lành và các bữa tiệc cho gia đình vào ngày lễ. Cuộc sống của tôi luôn đầy ắp những hoạt động. Tơi đón nhận tất cả những thành quả đạt được với lòng khiêm tốn và biết ơn vô hạn.
Trong mắt mọi người, tôi không phải là một kẻ “khuyết tật”, “tật nguyền” hay thậm chí là “bất lợi về thể chất”. Với tơi, tơi chỉ thấy mình “hơi bị hạn chế” mà thôi, nhưng suy cho cùng thì tất cả chúng ta ai mà chẳng bị hạn chế trong cuộc sống bằng cách này hay cách khác?
Tơi khơng có ý khốc lác mà chỉ muốn kể lại những gì “mình có thể làm”, xem đó như một trường hợp ví dụ tích cực cho bạn tham khảo.
Tôi cũng biết mình đã vơ cùng may mắn nhận được những ân phước lớn trong suốt cuộc đời của mình. Tơi có thể khơng ngừng tiến đến mọi đích đến mà mình đã chọn.
Tất cả là nhờ ở niềm tin của tơi vào chính bản thân và vào kỹ thuật ghép chi tiên tiến.
Cuộc sống quả là tốt đẹp!
~ Joyce E. Sudbeck
Mục đích của đời tơi
“Người có mục đích sống sẽ xoay xở được gần như trong mọi tình huống.” ~ Friedrich Nietzsche
Rỗng… gì cơ? – Tôi mở to mắt, tim đập loạn cả lên khi bác sĩ giải phẫu thần kinh chẩn đoán. – Rỗng tủy sống, một căn bệnh rất hiếm gặp. Cơ có một đường rò, một cái u nang bên trong dây thần kinh cột sống. Nó đang lan dần đến não của cơ, do đó phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.
Chuyện gì xảy ra vậy? Tơi khơng hề bệnh hoạn gì cả, chỉ đơi khi cảm thấy như bị tê cứng, ngứa râm ran hoặc có cảm giác như bị điện giật. Những triệu chứng đó đều không đau đớn mà chỉ khiến tôi cảm thấy hơi sợ.
– Tôi không hiểu ơng đang nói gì cả? – Tôi hỏi mà lịng cũng khơng chắc mình có muốn nghe ơng ấy trả lời không nữa.
Người bác sĩ vỗ nhẹ lên vai tơi và nhẹ nhàng nói: – Nếu những thứ đó tiếp tục lây lan lên trên, cô sẽ chỉ còn sống được vài tuần nữa thôi.
– Nhưng liệu phẫu thuật có an tồn không?
Người bác sĩ ngồi xuống cái ghế, xoay lại nhìn tơi. Ánh mắt ơng đầy quan tâm dịu dàng:
– Tôi là một người theo đạo Thiên Chúa và tôi luôn cầu nguyện cho tất cả những cuộc phẫu thuật mà mình thực hiện. Tuy nhiên, đôi lúc Chúa Trời cũng có kế hoạch riêng của ngài đối với các bệnh nhân của tơi. Đó là một cuộc phẫu thuật đầy nguy hiểm, tôi không che giấu cơ điều đó.
Ơng đợi một lát cho tôi tiếp thu hết những gì ơng vừa nói rồi tiếp tục:
– Có thể cô sẽ không bao giờ đi lại được nữa hoặc sẽ chết. Cũng có thể cơ sẽ bị liệt tứ chi hoặc bình phục hồn tồn. Tôi sẽ chọc thủng búi dây thần kinh cột sống, đặt vào đó những đường ống dẫn để làm giảm bớt sức ép lên não sau. Tôi hứa sẽ làm tất cả những gì mình có thể.
– Nhưng thưa bác sĩ, tôi không thể chết được. Tơi cịn có hai đứa con nhỏ và chúng cần mẹ.
– Thế thì tốt hơn cả là chúng ta nên phẫu thuật ngay. Cơ có muốn tôi hẹn ngày luôn không?
– Trước nay bác sĩ có tiến hành phẫu thuật này bao giờ chưa ạ?
Và một lần nữa, tôi sợ hãi khi nghe ông đáp: – Có, một lần, và kết quả rất tốt.
Kể lại mọi chuyện cho chồng tơi cũng khó khăn khơng kém gì khi nghe bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán.
– Em này, chúng ta phải gặp một bác sĩ khác để lấy thêm ý kiến.
Nhưng người bác sĩ đã bảo ông không bao giờ tiến
hành phẫu thuật mà không cầu nguyện trước đó. Do đó, tơi chỉ muốn ơng ấy mổ cho mình!
Vài tuần sau, tôi xuất viện. Với cái cổ băng trắng và đôi chân kéo lê, nhờ có Chúa và đơi nạng, tôi đã đi được!
Trước nay tơi vẫn thường xem mình là một kẻ ngoan đạo. Tôi đi nhà thờ những lúc thuận tiện, yêu quý đại gia đình nhà thờ của mình mỗi khi nghĩ về họ, và luôn dạy các con phải cầu nguyện mỗi đêm khi chúng không quá bận học hoặc buồn ngủ. Thỉnh thoảng có vài đêm chúng tôi cũng đi ngủ mà bỏ qua nghi thức cầu nguyện. Nhưng hiếm khi nào tôi nghĩ đến hai từ “phép màu”.
Cảm ơn Chúa là nhà thờ của tôi đã nghiêm túc hơn tôi. Hàng ngày, vị mục sư của tôi, vốn không ngồi thẳng được vì bị cứng khớp đốt sống, tự trườn mình vào ghế sau trên ôtô khi được vợ chở đến thăm tôi mỗi ngày suốt những tuần tôi nằm viện. Sau khi xuất viện, vài tuần sau đó tơi đã có thể đi nhà thờ trở lại. Đại gia đình yêu quý của tôi trong nhà thờ đã chuẩn bị sẵn một cái ghế đặc biệt để tơi có thể ngồi mà khơng bị tổn thương cổ vì tơi đã mất hẳn đốt sống thứ 7 trên cột sống.
Cuộc sống quen thuộc trước nay của tơi bỗng đình trệ. Tôi phải học cách đón nhận những điều ngồi ý muốn và chấp nhận những điều không thể chấp nhận được. Điều kiện sức khỏe buộc tôi phải học lấy những kỹ năng sống mới và từ bỏ những thói quen cũ. Tôi học được cách trân trọng số ít bạn bè đích thực, những người đã luôn ở bên tôi trong lúc khó khăn này. Tơi học được cách đối diện với tình trạng eo hẹp tài chính vì bệnh tật kéo dài đối với một
gia đình lao động như gia đình của tơi. Nhưng quan trọng hơn cả là tôi nhận ra những gì mà tình u có thể giúp chúng ta vượt qua trong cuộc sống. Trước kia tôi và chồng đã lên kế hoạch du lịch theo kế hoạch nghỉ ở nhà trường. Thế nhưng anh ấy đã làm tôi ngạc nhiên sớm hơn mong đợi. Một hôm, anh về nhà bằng một chiếc ô tô cũ to đùng màu nâu.
Tơi sốc khi nhìn những bậc thang to đùng dẫn lên cửa xe.
– Bộ anh không nhớ là em không leo thang được sao? Anh trả nó lại đi. Em nghĩ kế hoạch của chúng ta phải hỗn lại hoặc thậm chí là hủy ln anh à!
– Anh trả được, vì vẫn chưa mua dứt khoát. Nhưng em quên là anh cịn có hai cánh tay sao? Anh có thể bế em lên mấy cái bậc đó mà. – Anh chỉ vào cái chỗ trống trước cửa sổ. – Anh sẽ lắp thêm cho em một cái tựa đầu thoải mái hoặc thậm chí là một cái ghế nâng ở chỗ đó.
Thế là chúng tôi giữ lại cái xe.
Trước kia tôi là một tay chơi bowling đáng nể. Khi giải mùa đông bắt đầu, tôi đã khá hơn tuy vẫn còn yếu, cổ vẫn còn đeo nịt và đi phải có gậy. Các bạn trong đội đề nghị tôi đến xem và cổ vũ cho họ thi đấu.
– Dĩ nhiên nếu cậu nghĩ mình chơi được, bọn tớ vẫn cần một tay nữa đấy. Bọn tớ vẫn chưa tìm người thay chỗ cậu đâu.
– Mình khơng thể. Hơn nữa, mình sẽ khiến cả đội thua mất.
– Nhưng bọn mình vẫn muốn cậu tham gia, nếu cậu cố gắng.
– Ừ, có thể. – Do khơng thể cầm được quả bóng nặng nề, tôi chọn một trong những trái bóng dành cho trẻ con, mang giày chơi bowling vào, nắm chặt bóng và tung vào đường băng. Trái bóng đi khá tốt và tôi đánh ngã được ba hay bốn pin. Cả tòa nhà đầy người bắt đầu vỗ tay. Tôi trở lại vị trí trong đội của mình, tập tễnh với cây gậy và cái cổ băng kín. Tuy kết quả có giảm sút nhưng điều quan trọng là tôi đang chơi bowling! Thậm chí tơi cịn thắng được một cái cúp. Đó là chiếc cúp đặc biệt do đồng đội của tôi làm tặng, trên đó có khắc chữ: Người chơi bowling can đảm nhất. Đến giờ nó vẫn là chiếc cúp được tôi nâng niu nhất. Đội của tôi cũng giành được một chiếc cúp – chúng tôi đứng ở vị trí cuối cùng!
Có lẽ tơi sẽ chẳng bao giờ ngừng đánh giá bạn bè, gia đình và những niềm tin tâm linh nếu không mắc phải căn bệnh rỗng tủy sống này. Thậm chí tơi cịn nhận ra mình có một tài năng tiềm ẩn. Tôi bắt đầu viết bài trên tờ tin tức của Dự án Liên minh Rỗng tủy sống Hoa Kỳ. Mục “FACES” viết về những người đang chịu đựng căn bệnh này trên khắp nước Mỹ, giúp họ cảm thấy bớt đơn độc. Tôi cịn tạo ra một nhóm hỗ trợ cộng đồng tại địa phương và tham gia vào một nhóm hỗ trợ bạn hữu, chuyên trả lời mọi cuộc gọi của các bệnh nhân rỗng tủy sống đang thấp thỏm vì lo sợ trên toàn thế giới. Tơi thấy mình có phước vì Chúa đã lấy đi cái rủi và biến nó thành cái may, cái ân phước cho tôi, khiến tôi trở thành một con người tốt hơn.
~ Jean Kinsey
Quà tặng của căn bệnh