Mục đích của đời tôi

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 15 (Trang 73 - 78)

trong mọi tình huống.” ~ Friedrich Nietzsche

Rỗng… gì cơ? – Tôi mở to mắt, tim đập loạn cả lên khi bác sĩ giải phẫu thần kinh chẩn đoán. – Rỗng tủy sống, một căn bệnh rất hiếm gặp. Cô có một đường rò, một cái u nang bên trong dây thần kinh cột sống. Nó đang lan dần đến não của cô, do đó phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Chuyện gì xảy ra vậy? Tôi không hề bệnh hoạn gì cả, chỉ đôi khi cảm thấy như bị tê cứng, ngứa râm ran hoặc có cảm giác như bị điện giật. Những triệu chứng đó đều không đau đớn mà chỉ khiến tôi cảm thấy hơi sợ.

– Tôi không hiểu ông đang nói gì cả? – Tôi hỏi mà lòng cũng không chắc mình có muốn nghe ông ấy trả lời không nữa.

Người bác sĩ vỗ nhẹ lên vai tôi và nhẹ nhàng nói: – Nếu những thứ đó tiếp tục lây lan lên trên, cô sẽ chỉ còn sống được vài tuần nữa thôi.

– Nhưng liệu phẫu thuật có an toàn không?

Người bác sĩ ngồi xuống cái ghế, xoay lại nhìn tôi. Ánh mắt ông đầy quan tâm dịu dàng:

– Tôi là một người theo đạo Thiên Chúa và tôi luôn cầu nguyện cho tất cả những cuộc phẫu thuật mà mình thực hiện. Tuy nhiên, đôi lúc Chúa Trời cũng có kế hoạch riêng của ngài đối với các bệnh nhân của tôi. Đó là một cuộc phẫu thuật đầy nguy hiểm, tôi không che giấu cô điều đó.

Ông đợi một lát cho tôi tiếp thu hết những gì ông vừa nói rồi tiếp tục:

– Có thể cô sẽ không bao giờ đi lại được nữa hoặc sẽ chết. Cũng có thể cô sẽ bị liệt tứ chi hoặc bình phục hoàn toàn. Tôi sẽ chọc thủng búi dây thần kinh cột sống, đặt vào đó những đường ống dẫn để làm giảm bớt sức ép lên não sau. Tôi hứa sẽ làm tất cả những gì mình có thể.

– Nhưng thưa bác sĩ, tôi không thể chết được. Tôi còn có hai đứa con nhỏ và chúng cần mẹ.

– Thế thì tốt hơn cả là chúng ta nên phẫu thuật ngay. Cô có muốn tôi hẹn ngày luôn không?

– Trước nay bác sĩ có tiến hành phẫu thuật này bao giờ chưa ạ?

Và một lần nữa, tôi sợ hãi khi nghe ông đáp: – Có, một lần, và kết quả rất tốt.

Kể lại mọi chuyện cho chồng tôi cũng khó khăn không kém gì khi nghe bác sĩ thông báo kết quả chẩn đoán.

– Em này, chúng ta phải gặp một bác sĩ khác để lấy thêm ý kiến.

Nhưng người bác sĩ đã bảo ông không bao giờ tiến

hành phẫu thuật mà không cầu nguyện trước đó. Do đó, tôi chỉ muốn ông ấy mổ cho mình!

Vài tuần sau, tôi xuất viện. Với cái cổ băng trắng và đôi chân kéo lê, nhờ có Chúa và đôi nạng, tôi đã đi được!

Trước nay tôi vẫn thường xem mình là một kẻ ngoan đạo. Tôi đi nhà thờ những lúc thuận tiện, yêu quý đại gia đình nhà thờ của mình mỗi khi nghĩ về họ, và luôn dạy các con phải cầu nguyện mỗi đêm khi chúng không quá bận học hoặc buồn ngủ. Thỉnh thoảng có vài đêm chúng tôi cũng đi ngủ mà bỏ qua nghi thức cầu nguyện. Nhưng hiếm khi nào tôi nghĩ đến hai từ “phép màu”.

Cảm ơn Chúa là nhà thờ của tôi đã nghiêm túc hơn tôi. Hàng ngày, vị mục sư của tôi, vốn không ngồi thẳng được vì bị cứng khớp đốt sống, tự trườn mình vào ghế sau trên ôtô khi được vợ chở đến thăm tôi mỗi ngày suốt những tuần tôi nằm viện. Sau khi xuất viện, vài tuần sau đó tôi đã có thể đi nhà thờ trở lại. Đại gia đình yêu quý của tôi trong nhà thờ đã chuẩn bị sẵn một cái ghế đặc biệt để tôi có thể ngồi mà không bị tổn thương cổ vì tôi đã mất hẳn đốt sống thứ 7 trên cột sống.

Cuộc sống quen thuộc trước nay của tôi bỗng đình trệ. Tôi phải học cách đón nhận những điều ngoài ý muốn và chấp nhận những điều không thể chấp nhận được. Điều kiện sức khỏe buộc tôi phải học lấy những kỹ năng sống mới và từ bỏ những thói quen cũ. Tôi học được cách trân trọng số ít bạn bè đích thực, những người đã luôn ở bên tôi trong lúc khó khăn này. Tôi học được cách đối diện với tình trạng eo hẹp tài chính vì bệnh tật kéo dài đối với một

gia đình lao động như gia đình của tôi. Nhưng quan trọng hơn cả là tôi nhận ra những gì mà tình yêu có thể giúp chúng ta vượt qua trong cuộc sống. Trước kia tôi và chồng đã lên kế hoạch du lịch theo kế hoạch nghỉ ở nhà trường. Thế nhưng anh ấy đã làm tôi ngạc nhiên sớm hơn mong đợi. Một hôm, anh về nhà bằng một chiếc ô tô cũ to đùng màu nâu.

Tôi sốc khi nhìn những bậc thang to đùng dẫn lên cửa xe.

– Bộ anh không nhớ là em không leo thang được sao? Anh trả nó lại đi. Em nghĩ kế hoạch của chúng ta phải hoãn lại hoặc thậm chí là hủy luôn anh à!

– Anh trả được, vì vẫn chưa mua dứt khoát. Nhưng em quên là anh còn có hai cánh tay sao? Anh có thể bế em lên mấy cái bậc đó mà. – Anh chỉ vào cái chỗ trống trước cửa sổ. – Anh sẽ lắp thêm cho em một cái tựa đầu thoải mái hoặc thậm chí là một cái ghế nâng ở chỗ đó.

Thế là chúng tôi giữ lại cái xe.

Trước kia tôi là một tay chơi bowling đáng nể. Khi giải mùa đông bắt đầu, tôi đã khá hơn tuy vẫn còn yếu, cổ vẫn còn đeo nịt và đi phải có gậy. Các bạn trong đội đề nghị tôi đến xem và cổ vũ cho họ thi đấu.

– Dĩ nhiên nếu cậu nghĩ mình chơi được, bọn tớ vẫn cần một tay nữa đấy. Bọn tớ vẫn chưa tìm người thay chỗ cậu đâu.

– Mình không thể. Hơn nữa, mình sẽ khiến cả đội thua mất.

– Nhưng bọn mình vẫn muốn cậu tham gia, nếu cậu cố gắng.

– Ừ, có thể. – Do không thể cầm được quả bóng nặng nề, tôi chọn một trong những trái bóng dành cho trẻ con, mang giày chơi bowling vào, nắm chặt bóng và tung vào đường băng. Trái bóng đi khá tốt và tôi đánh ngã được ba hay bốn pin. Cả tòa nhà đầy người bắt đầu vỗ tay. Tôi trở lại vị trí trong đội của mình, tập tễnh với cây gậy và cái cổ băng kín. Tuy kết quả có giảm sút nhưng điều quan trọng là tôi đang chơi bowling! Thậm chí tôi còn thắng được một cái cúp. Đó là chiếc cúp đặc biệt do đồng đội của tôi làm tặng, trên đó có khắc chữ: Người chơi bowling can đảm nhất. Đến giờ nó vẫn là chiếc cúp được tôi nâng niu nhất. Đội của tôi cũng giành được một chiếc cúp – chúng tôi đứng ở vị trí cuối cùng!

Có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ ngừng đánh giá bạn bè, gia đình và những niềm tin tâm linh nếu không mắc phải căn bệnh rỗng tủy sống này. Thậm chí tôi còn nhận ra mình có một tài năng tiềm ẩn. Tôi bắt đầu viết bài trên tờ tin tức của Dự án Liên minh Rỗng tủy sống Hoa Kỳ. Mục “FACES” viết về những người đang chịu đựng căn bệnh này trên khắp nước Mỹ, giúp họ cảm thấy bớt đơn độc. Tôi còn tạo ra một nhóm hỗ trợ cộng đồng tại địa phương và tham gia vào một nhóm hỗ trợ bạn hữu, chuyên trả lời mọi cuộc gọi của các bệnh nhân rỗng tủy sống đang thấp thỏm vì lo sợ trên toàn thế giới. Tôi thấy mình có phước vì Chúa đã lấy đi cái rủi và biến nó thành cái may, cái ân phước cho tôi, khiến tôi trở thành một con người tốt hơn.

~ Jean Kinsey

Quà tặng của căn bệnh

Một phần của tài liệu Hạt giống tâm hồn Tập 15 (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)