và chân thực có thể đối phó tốt nhất với những điều khó chịu của cuộc sống bên ngoài.” ~ Evelyn Underhilla
Bệnh viện là nơi diễn ra sự thay đổi số phận một con người, hoặc tốt hơn hoặc xấu đi. Mười năm trước, tại một bệnh viện ở thành phố New York, một con người rất ấn tượng đã cho tơi một món q bất ngờ đã mãi mãi làm thay đổi cuộc đời và quan điểm sống của tôi.
Ở cái tuổi hai mươi lăm, tôi đang trong thời sung sức nhất của tuổi trẻ, của cả cuộc đời. Tuy nhiên, cuộc sống ở Manhattan đã khiến tôi trở nên bệ rạc hẳn. Làm trong bộ phận nhà nước, ban đầu trong tôi tràn đầy lý tưởng tươi mới. Dần dà, điều đó mai một đi cùng với thời gian khi phải làm việc vô cùng vất vả để tạo cho cuộc sống của mình một điều gì đó khác biệt và cũng để tạo đôi chút ấn tượng trong mắt mọi người. Khi chuyển sang các công ty tư nhân, tôi phải tạm biệt căn hộ tươi sáng của mình để đến sống trong một phòng nhỏ chật hẹp chỉ có một cửa kéo ngăn đôi nhà tắm với phần cịn lại. Dạo đó tơi lại bị viêm ruột thừa và sau cuộc phẫu thuật, tôi khơng cịn tập
thể thao được nữa. Bạn trai của tơi lúc đó (giờ là chồng tôi) đang học đại học ở tiểu bang khác, vì vậy vào những buổi tối tôi hay tổ chức tiệc tùng trong căn hộ bé tí của mình.
Chính trong thời gian đó, một người bạn mời tôi tham gia vào một câu lạc bộ tình nguyện. Thoạt nghe tôi chẳng hề thấy hấp dẫn, cũng chẳng hề là một “cơ hội” đối với tôi chút nào. Tôi đã hy sinh bảy mươi lăm phần trăm thu nhập của mình cho các tổ chức phi chính phủ rồi, chẳng lẽ giờ còn phải hy sinh nốt khoảng thời gian rảnh rỗi của mình cho người khác nữa sao? Nhưng rồi tôi nhận ra rằng có lẽ những khoảng “thời gian rảnh” đó chỉ càng làm cho tôi thêm sợ hãi mà thôi. Và nếu dùng thời gian rảnh đó để giúp đỡ một ai đó hẳn sẽ giúp tôi cảm thấy tốt hơn.
Câu lạc bộ có rất nhiều hoạt động tình nguyện để bạn chọn lựa. Cũng như nhiều người khác, tôi chọn hoạt động giúp đỡ trẻ em. Nhưng khi nhận được thông báo xếp việc, tim tôi như ngừng đập. Nhiệm vụ của tôi dường như bất khả thi: Mỗi tuần dành ra vài giờ để thăm viếng những người lớn bị liệt chỉ nằm tại giường trong một bệnh viện nọ. Tôi thật chẳng biết phải làm gì nữa. Chúng tơi biết nói chuyện gì với nhau cơ chứ? Và tại sao những bệnh nhân này lại muốn dành thời gian cho tôi?
Ngày nhận việc cũng đến. Tôi bắt tàu điện ngầm để đến bệnh viện, dọc đường đi cứ cân đi nhắc lại mãi quyết định này. Khi giao việc, người huấn luyện viên cho tôi biết những bệnh nhân này thuộc khu vực của chính phủ, nghĩa là họ khơng có hy vọng gì để rời bệnh viện vì khơng có gia đình hoặc khả năng tự sống bên ngoài mấy bức tường kia.
Các tình nguyện viên khơng được phép hỏi vì sao họ lại bị liệt. Người hướng dẫn cho tôi biết đa phần họ là nạn nhân của bệnh tật hoặc tai nạn thảm khốc. Tình nguyện viên cũng không được hỏi những câu hỏi riêng tư mà chỉ đơn thuần động viên, khích lệ tinh thần họ, giúp họ cảm thấy lạc quan hơn. Anh ta cịn cho tơi biết bệnh nhân sẽ làm bạn với tôi là Charles và anh ấy bị liệt từ cổ trở xuống, chỉ có thể nói và cử động nét mặt.
Rồi tôi tiến đến căn phòng được giao. Căn phòng 115 kia rồi, tơi khơng cịn thời gian để lên chiến lược nào nữa. Tơi bước vào phịng, tự giới thiệu mình với Charles. Anh nằm ngửa trên giường, đầu kê trên một cái gối. Đầu anh rối tung lâu ngày khơng chải cịn râu ria thì bờm xờm nên khiến anh trơng có vẻ già hơn tôi vài tuổi.
Liếc nhanh mắt, tôi nhận ra căn phòng mà Charles đang ở đáng sợ hơn căn hộ bé tí của tơi rất nhiều. Anh có một cái ti-vi trắng đen nhỏ (nhưng phải trông vào các cô y tá bận rộn để chuyển kênh hay tắt). Phịng anh có một cửa sổ nhưng lại phủ đầy các tác phẩm nghệ thuật: Đó là những tấm giấy đủ kiểu được sơn màu nước theo phong cách trừu tượng, được dán chồng lên nhau trên mặt kính. Tơi tự hỏi khơng biết ai đã vẽ những bức tranh này cho Charles nhưng cũng khơng dám hỏi vì khơng được đề cập đến những việc “quá riêng tư”. Sau lưng giường của anh là một tấm bảng trên có bày một số vật dụng cá nhân, trong đó có một tấm thiệp sinh nhật lẻ loi. Sau những lời nhận xét lịch sự ban đầu, tôi đứng yên, tự hỏi khơng biết phải làm gì tiếp theo.
– Cơ có muốn vẽ không? – Charles hỏi tôi.
Nghe vậy, tôi hơi bối rối. Vậy nghĩa là sao đây? Hay anh ta muốn nhờ tôi vẽ cho vài bức tranh để treo cạnh giường, như ai đó đã làm trước tôi. Tôi không biết phải làm gì, nhưng may thay, Charles đã giải cứu cho tơi.
– Trong tủ có một cây cọ và sơn, – anh nói. – Cơ cần lấy một cốc nước đầy để rửa màu trên cọ nữa.
Vẫn không hiểu dụng ý của anh, tôi bèn mở cái tủ nhiều hộc, vốn là món đồ nội thất duy nhất trong phòng, và lôi ra một cái xô lớn đựng đầy những cọ và sơn đã dùng qua. Khi nhìn thấy những cây cọ sơn, tôi chợt hiểu ra mọi chuyện. Ở phần cán cọ, người ta lắp vào một vật trông như cái còi được quấn bằng dây thun. Charles đã vẽ những bức tranh ấy bằng miệng của mình. Tơi đi lấy nước và chuẩn bị sơn, tự hỏi không hiểu anh ấy sẽ xoay xở việc này ra sao. Hóa ra mọi thứ lại vô cùng đơn giản và ngoạn mục.
Charles giải thích cho tơi cách sắp đặt các màu sơn trên một cái khay và chuẩn bị tờ giấy vẽ đặt cách mặt anh ấy chừng một bàn chân. Anh giao cho tôi nhúng cọ vào sơn, rồi đặt cọ vào miệng anh ấy, rồi rửa cọ mỗi khi thay màu. Phần còn lại anh ấy làm tất, và tôi chỉ ngưỡng mộ đứng ngắm. Khi vẽ, Charles không thể trị chuyện do đó tơi tha hồ nói về kỹ thuật vẽ của anh ấy cùng tất cả những gì chợt nảy ra trong đầu mà không cần phải trả lời. Mỗi khi muốn đổi màu, anh lại cắn cọ giữa hai hàm răng và nói: “Làm ơn thay màu”.
Cứ vậy mà suốt cả mùa thu và rồi mùa đơng năm đó, tối thứ Tư nào chúng tôi cũng tạo nên một tác phẩm mới. Đam mê hội họa của Charles khiến tôi phải ngưỡng mộ.
Tôi thật kinh ngạc khi thấy anh không hề bị đời sống cô lập và bệnh tật giam cầm làm mình gục ngã. Anh đã tìm thấy một thứ giúp mình cảm thấy hạnh phúc, đó là hội họa. Anh chỉ có điều đó để nhìn về tương lai và bấy nhiêu đó cũng đã đủ. Thay vì nhìn ra cửa sổ, về thế giới mà anh khơng bao giờ có thể trở lại, anh lại nhờ một ai đó giúp mình vẽ nên những bức tranh vì chúng giúp anh cảm thấy hạnh phúc và nhắc anh nhớ đến những gì mình yêu quý.
Năm đó, tơi bắt đầu nhìn cuộc đời của mình bằng đôi mắt khác hẳn. Những vật nhỏ bé bỗng trở nên to lớn hơn: Chẳng hạn như việc cầm tay bạn trai và cảm nhận sự tiếp xúc ấy hay khả năng chạy nhảy bên ngồi và hít thở khơng khí trong lành của mùa đông, hoặc thậm chí là khả năng có được một việc làm. Charles đã cho tơi một món q tuyệt vời: niềm vui từ lòng biết ơn, thậm chí là với những việc tưởng chừng như bình thường nhất. Nhiều năm đã qua và giờ đây chúng tôi cũng đã cách xa nhau hàng dặm. Nhưng mỗi khi cuộc đời làm tôi buồn bã hay thất vọng, tôi lại nghĩ đến anh ấy và tự nhủ: Làm ơn thay màu.
Tơi có gia đình. Tơi mạnh khỏe. Tơi sống độc lập và tự do. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đáng để tôi phải biết ơn cuộc đời rồi.
~ Barbara McKinney
Hồng muộn