Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

tắc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, Điều 48 của BLHS năm 2015 quy định: “Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại” [19],

Để xác định một chủ thể phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự về nguyên tắc phải tuân theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 584 của BLDS năm 2015 thì: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác".

Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự (trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng) chỉ phát sịnh khi có đủ các yếu tố sau đây:

Một là, phải có thiệt hại xảy ra, theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015

thì thiệt hại, bao gồm hiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn hại về tinh thần.

Trong đó thiệt hại về vật chất bao gồm: - Điều 589, Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm - Điều 590, Thiệt hại về sức khỏe bị xâm phạm - Điều 591, Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

Cịn thiệt hại do tổn hại về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị hại, hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích, người gần gũi nhất của người bị hại phải gánh chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm.

Hai là, phải có hành vi trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự cụ thể của con người thực hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định của pháp luật.

Ba là, phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái

pháp luật.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Bốn là, phải có lỗi cố ý hoặc vơ ý của người gây ra thiệt hại

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây ra thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng vẫn để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra, hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Bên cạnh đó, khi giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, Hội đồng xét xử phải tuân thủ nguyên tắc giải quyết bồi thường được quy định tại khoản 1 Điều 585 của BLDS năm 2015: “Thiệt hại thực tế phải được bồi thường tồn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc; phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Bồi thường “toàn bộ” và “kịp thời” là nguyên tắc đầu tiên trong các nguyên tắc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự. Nguyên tắc này đảm bảo người có hành vi gây thiệt hại phải bồi thường tương xứng với toàn

bộ thiệt hại đã gây ra và bồi thường kịp thời để khắc phục hậu quả. Pháp luật khuyến khích các bên tự thỏa thuận về mức bồi thường, phương thức bồi thường nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Đây là các quy phạm pháp luật hình sự và quy phạm pháp luật dân sự quan trọng được áp dụng khi giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của TAND. Ngồi ra, cịn có những quy phạm pháp luật khác được áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại như quy định về chủ thể bồi thường thiệt hại (bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra, bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra, bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra); xác định các loại thiệt hại (thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)