Áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của Tịa án do đội ngũ các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân thực hiện. Do đó, để việc áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự được thực hiện tốt, hiệu quả cao đòi hỏi các Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải đáp ứng được đầy đủ về trình độ, năng lực, bản lĩnh nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức.
Về trình độ chun mơn, Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân phải đảm
bảo đầy đủ các tiêu chí khi bổ nhiệm như, đối với Thẩm phán phải có trình độ Cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử; đã có thời gian cơng tác thực tiễn pháp luật; có sức khỏe bảo đảm hồn thành nhiệm vụ được giao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt…; nắm vững quy định của pháp luật liên quan đến công tác xét xử nhất là BLHS, BLTTHS, BLDS, các văn bản dưới luật, văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật…, đồng thời, cần am hiểu về mọi mặt của đời sống xã hội.
Đối với Hội thẩm nhân dân cũng phải bảo đảm các tiêu chí như: Có kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội, có sức khỏe đảm bảo hồn thành nhiệm vụ được giao, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.
Về năng lực chun mơn xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải có
năng lực thực hành tốt như: Năng lực nghiên cứu hồ sơ vụ án hình sự, xác định tính chất, mức độ, giá trị và các loại thiệt hai do tội phạm gây ra; có kỹ năng thực hành, thao tác nghiệp vụ thành thạo, nhuần nhuyễn, nhất là kỹ năng điều hành phiên tòa, kỹ năng xét hỏi, điều hành đối đáp trong phần tranh luận; kỹ năng xử lý các tình huống mới phát sinh tại phiên tịa…
Về bản lĩnh nghề nghiệp, đây là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi Thẩm phán
và các Hội thẩm nhân dân để thực hiện tốt nhiệm vụ. Bản lĩnh nghề nghiệp đối với Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân trước hết là phải có bản lĩnh chính trị tư tưởng kiên định vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân. Bản lĩnh nghề nghiệp đòi hỏi Thẩm phán và các Hội thẩm nhân
dân không bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, không bị cám dỗ vật chất hoặc các giá trị, ham muốn khác; không dao động, hoang mang trước các tình huống mới, diễn biến phức tạp; tự tin khi ra các quyết định, phán quyết của mình.
Về phẩm chất đạo đức của Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân, do yêu cầu cao của thực hiện nhiệm vụ, vì vậy, các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, khiêm tốn, giản dị, phải “cần, kiệm, liêm chính, ” và “phụng cơng, thủ pháp, chí cơng vơ tư” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn.