Ban hành bản án hình sự có quyết định giải quyết bồi thường thiệt hạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

chủ tọa phiên tòa và các Hội thẩm nhân dân là kỹ năng, thao tác nghiệp vụ quan trọng và trở thành yếu tố quyết định cho việc ban hành bản án, quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự có đúng pháp luật hay khơng. Điều đó đặt ra u cầu địi hỏi các Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nâng cáo trình độ, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án, kỹ năng điều hành, xét hỏi tại phiên tịa, kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh tại phiên tịa xét xử các vụ án hình sự nói chung và các vụ án hình sự có liên quan đến bồi thường thiệt hại nói riêng.

1.2.3. Ban hành bản án hình sự có quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại thiệt hại

Ban hành bản án, quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại là kết quả của các giai đoạn trước. Bản án, quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của hội đồng xét xử Tịa án nhân dân được ban hành sau khi đã tiến hành xét hỏi, tranh luận công khai, các thành viên Hội đồng xét xử nghị án xem xét, đánh giá toàn diện chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên và những người tham gia tố tụng, trong đó có bị cáo và người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan... rồi cân nhắc lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để ra bản án, quyết định.

Để ban hành bản án, quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của Tịa án thì Hội đồng xét xử phải xác định được người phạm tội gây thiệt hại, rồi xác định thiệt hại do người phạm tội gây ra và cân nhắc lựa chọn quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật dân sự để áp dụng giải quyết bồi thường. Bản án, quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại của Tịa án ln phản ánh trình độ, năng lực của các thành viên Hội đồng xét xử; vì bản án, quyết định là sản phẩm của họ. Bản án, quyết định của Hội đồng xét xử

chính là việc áp dụng pháp luật vào những trường hợp cụ thể, cá biệt hóa, cụ thể hóa nội dung cụ thể của vụ án, trong đó có việc giải quyết bồi thường thiệt hại. Vì vậy, nội dung của bản án, quyết định nói chung, về giải quyết bồi thường thiệt hại nói riêng phải đầy đủ, tồn diện, chính xác, khách quan, đúng pháp luật; phân tích, nhận định, đánh giá, kết luận phải ngắn gọn, sắc xảo nhưng đầy đủ; diễn đạt phải chặt chẽ, một nghĩa và dễ hiểu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)