Giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự ở giai đoạn chuẩn bị xét xử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

chuẩn bị xét xử

Chuẩn bị xét xử là giai đoạn đầu trong xét xử vụ án hình sự của Tịa án nhân dân. Trong giai đoạn này, Tịa án nhân dân tiến hành các cơng việc cần thiết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự cho việc mở phiên tòa nhằm đảm bảo cho việc xét xử đúng quy định pháp luật và đạt chất lượng, hiệu quả. Thời hạn của giai đoạn này được xác định kể từ khi thụ lý vụ án đến trước khi mở phiên tịa xét xử án hình sự.

Việc áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại cũng nằm trong quá trình chuẩn bị xét xử vụ án hình sự. Vì vậy, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tòa phải căn cứ các quy định từ Điều 276 đến Điều 287 của BLTTHS năm 2015 [22], Điều 49 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 [25]. Để xác định vụ án có thuộc thẩm quyền giải quyết, xét xử của Tịa án cấp mình hay khơng?. Nếu khơng thuộc thẩm quyền thì báo cáo Chánh án ra quyết định chuyển vụ án cho Tịa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 274 của BLTTHS năm 2015 [22]. Còn nếu Thẩm phán thấy vụ án thuộc thẩm

quyền giải quyết xét xử của Tịa án mình, thì tiếp tục nghiên cứu giải quyết và có thể áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại. Trường hợp thiệt hại trong vụ án có liên quan đến xác định cấu thành tội phạm, liên quan đến việc xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với bị cáo mà quá trình điều tra, truy tố, Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát chưa thu thập đầy đủ chứng cứ, tài liệu để xác định mức độ thiệt hại, thì Tịa án có thể ra quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố để điều tra bổ sung làm rõ thiệt hại và truy tố bị can theo khung hình phạt tương xứng với thiệt hại mà bị can đã gây ra.

Ở giai đoạn chuẩn bị xét xử, việc giải quyết bồi thường thiệt hại được đặt ra theo các trường hợp đó là:

Thứ nhất, bên gây thiệt hại và bên bị gây thiệt hại thỏa thuận với nhau

về giải quyết bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nghiên cứu, xem xét nội dung thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại và đối chiếu các quy định của pháp luật để xác định các vấn đề: Người tham gia thỏa thuận giải quyết bồi thường có đầy đủ tư cách, năng lực pháp luật thực hiện giải quyết bồi thường thiệt hại khơng; các bên thỏa thuận có hồn tồn tự nguyện hay khơng, có bị cưỡng ép thỏa thuận trái ý muốn khơng; nội dung việc thỏa thuận có trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội khơng; hình thức thực hiện thỏa thuận có bảo đảm theo quy định của pháp luật khơng. Nếu các bên tham gia có năng lực pháp luật, thỏa thuận hoàn toàn tự nguyện, nội dung thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội; việc thỏa thuận được lập thành văn bản thì khi mở phiên tịa xét xử vụ án, Hội đồng xét xử sẽ nhận định và ghi nhận việc thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại đó trong bản án.

Thứ hai, bên gây thiệt hại và bên bị gây thiêt hại đề nghị Tòa án giúp

Trong trường hợp này, Thẩm phán được phân cơng chủ tọa phiên tịa phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, nắm vững nội dung, các chứng cứ, tài liệu, các tình tiết liên quan đến việc xác định người gây thiệt hại, cá nhân, tổ chức bị gây thiệt hại, mức độ thiệt hại... Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hồ sơ vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa nghiên cứu, đối chiếu với các quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm pháp luật dân sự hiện hành phù hợp giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự. Từ đó, phân tích, hướng dẫn để các bên hiểu rõ về tồn bộ sự việc gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường, mức độ thiệt hại. Việc áp dụng giải quyết bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận có ý nghĩa, tác dụng quan trọng bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp cho cả người gây thiệt hại và cá nhân, tổ chức bị gây thiệt hại; đồng thời giúp cho việc giải quyết, xét xử vụ án được nhanh, thuận lợi hơn; hạn chế việc giải quyết vụ án ở giai đoạn tiếp theo do bị cáo hoặc của người bị hại chưa thỏa mãn về vấn đề bồi thường và giải quyết bồi thường nên kháng cáo hoặc bị Viện kiểm sát và Tòa cấp trên kháng nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)