án hình sự ở giai đoạn xét xử
Giai đoạn xét xử được bắt đầu từ khi mở phiên tòa cho đến khi Hội đồng xét xử tuyên án. Giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự gắn liền với hoạt động xét xử vụ án. Để giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, ở giai đoạn xét xử đòi hỏi Hội đồng xét xử phải chứng minh tội phạm, xác định được người phạm tội gây thiệt hại, xác định cá nhân, tổ chức bị thiệt hại, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra…Chính bởi vậy, áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử cũng bao gồm hoạt động áp dụng pháp luật xét xử vụ án tại phiên tòa.
Áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của Tòa án ở giai đoạn này được tiến hành như sau:
Hội đồng xét xử áp dụng các quy định từ Điều 300 đến Điều 305 của BLTTHS năm 2015 [22] để tiến hành phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, mở đầu bằng việc Chủ tọa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, tiến hành kiểm tra căn cước những người tham gia tố tụng tại phiên tòa; Hội đồng xét xử giải quyết đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, đề nghị của người tham gia tố tụng về việc triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét tại phiên tòa. Tiếp theo, Hội đồng xét xử áp dụng các quy định tại các Điều 307, 308, 309, 310, 311, 315, 316, 317 và 318 của BLTTHS năm 2015 [22] để tiến hành phần xét hỏi tại phiên tòa.
Theo quy định tại Điều 250 của BLTTHS năm 2015 thì Tịa án “xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục” [22]:
"Xét xử trực tiếp" là việc Hội đồng xét xử xác định những tình tiết của
vụ án trong đó có xác định người phạm tội gây thiệt hại, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra, người bị thiệt hại…bằng cách hỏi, nghe lời trình bày trực tiếp của bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác có mặt tại phiên tịa; kết hợp với việc xem xét, đánh giá chứng cứ, tài liệu. Từ đó, có cơ sở đánh giá một cách khách quan, tồn diện, đầy đủ vụ án; trong đó có phần thiệt hại và bồi thường thiệt hại.
Bản án, quyết định giải quyết bồi thường thiệt hại của Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được kiểm tra, xác minh tại phiên tòa. Những chứng cứ tài liệu chưa được kiểm tra, xác minh công khai tại phiên tịa sẽ khơng được sử dụng để giải quyết vụ án nói chung, cũng như giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự nói riêng..
"Xét xử bằng lời nói" là việc thực hiện hoạt động xét xử tại phiên tòa từ
phần thủ tục bắt đầu phiên tòa đến phần xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án đều được thực hiện bằng lời nói. Điều này thể hiện tính minh bạch, cơng khai của hoạt động xét xử, trong đó có phần giải quyết bồi thường thiệt hại; đồng thời bảo đảm những người tham gia phiên tòa theo dõi được diễn biến khách
quan vụ án; người tham gia tố tụng được trình bày suy nghĩ, quan điểm của mình tại phiên tịa về những vấn đề liên quan đến vụ án cũng như phần giải quyết bồi thường thiệt hại.
“Xét xử liên tục” là việc các thành viên Hội đồng xét xử phải tiến hành
liên tục từ khi bắt đầu phiên tòa cho đến khi kết thúc phiên tòa (trừ thời gian nghỉ trưa, nghỉ tối nếu vụ án phải xét xử trong nhiều ngày). Các thành viên Hội đồng xét xử phải có mặt liên tục trong suốt q trình xét xử. Nếu có Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân không thể tiếp tục tham gia xét xử được vì lý do khách quan thì phải thay thế bằng Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân dự khuyết của Tịa án. Trường hợp khơng có thành viên thay thế thì phải hỗn phiên tịa và xét xử vụ án lại từ đầu.
Tại phần xét hỏi, trình tự xét hỏi được Hội đồng xét xử thực hiện theo quy định tại Điều 307 của BLTTHS năm 2015 [22]: Khi xét hỏi từng người, chủ tọa phiên tòa hỏi trước, rồi đến các Thẩm phán, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tịa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tòa hỏi thêm về những tình tiết của vụ án. Thơng qua xét hỏi tại phiên tịa, Hội đồng xét xử phải làm rõ có hành vi phạm tội xảy ra hay khơng; hành vi của bị cáo có cấu thành tội phạm khơng; cấu thành tội gì; hành vi của bị cáo gây ra những thiệt hại gì, tính chất, mức độ thiệt hại; giá trị thiệt hại; trách nhiệm bồi thường thiệt hại…
Đến phần thủ tục tranh luận tại phiên tòa, theo quy định tại các điều từ Điều 320 đến Điều 324 của BLTTHS năm 2015 [22], thì Hội đồng xét xử sẽ điều khiển việc tranh luận tại phiên tịa. Sau khi Kiểm sát viên trình bày lời luận tội, thì chủ tọa phiên tịa sẽ điều khiển việc đối đáp, tranh luận giữa bị cáo, người bị hại và các đương sự trong vụ án với Kiểm sát viên. Qua tranh luận, các bên đưa ra căn cứ, lý lẽ để bảo vệ quan điểm của mình. Đây là giai đoạn quan trọng trong q trình xét xử, bởi vì nó tác động trực tiếp đến việc ban hành bản án, quyết định của Hội đồng xét xử trong đó có quyết định giải quyết bồi
thường thiệt hại. Sau khi kết thúc phần tranh luận và bị cáo nói lời sau cùng, Hội đồng xét xử nghị án. Khoản 1 Điều 326 của BLTTHS năm 2015 quy định: “Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới có quyền nghị án...” Trong q trình nghị án, Hội đồng xét xử giải quyết từng vấn đề bằng biểu quyết và theo nguyên tắc thiểu số phải phục tùng đa số”. Trên cơ sở nghị án, Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định giải quyết vụ án. Căn cứ vào kết quả điều tra cơng khai tại phiên tịa, ý kiến thảo luận, biểu quyết khi nghị án; Thẩm phán chủ tọa phiên tòa dự thảo bản án [22].
Ngoài các quy định của BLTTHS được áp dụng trong giai đoạn xét xử tại phiên tịa, thì Hội đồng xét xử cịn phải áp dụng pháp luật nội dung về giải quyết bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 48 của BLHS năm 2015: “Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra. Trong trường hợp gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại”, Các quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 về nguyên tắc bồi thường thiệt hại (khoản 1 Điều 585), quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 586); quy định về nhiều người cùng gây ra - liên đới bồi thường thiệt hại (Điều 587); quy định về bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (Điều 589); quy định về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm (Điều 590); quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (Điều 591); quy định về bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (Điều 592).
Như vậy, áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của Tịa án là một q trình liên tục, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, từ thụ lý hồ sơ vụ án cho đến khi Hội đồng xét xử tuyên án. Trong từng giai đoạn, Hội đồng xét xử đều phải áp dụng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục tiến hành; đồng thời áp dụng cả những quy định pháp luật về nội dung
(quy định của BLHS và BLDS) để giải quyết vụ án hình sự, trong đó có giải quyết bồi thường thiệt hại.