tố tụng hình sự chưa quy định về những trình tự, thủ tục tố tụng để giải quyết vấn đề này, nên chưa tạo được sự thống nhất cho cơ quan tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự.
2.3. Nguyên nhân của những hạn chế, sai sót về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự thiệt hại trong vụ án hình sự
Qua nghiên cứu các bản án đã xét xử hình sự sơ thẩm của TAND thành phố Hồ Chí Minh, học viên nhận thấy, những hạn chế, sai sót về giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật dân sự còn một số hạn chế,
bất cập
Cơ sở pháp lý cho việc giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự mới có nội dung được quy định tại Điều 31 BLTTHS 2015 [22] Các văn bản hướng dẫn thi hành nội dung cịn chung chung, khơng rõ ràng, gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật. BLTTHS hiện hành chưa có điều luật quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, chưa có quy định về người gây thiệt hại đã bồi thường nhưng người bị thiệt hại từ chối nhận bồi thường thì khoản tiền đó được xử lý như thế nào, nên dẫn đến áp dụng thiếu thống nhất.
Các quy định của BLDS về giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (áp dụng cho giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự) đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp hơn, nhưng văn bản hướng dẫn thực hiện chưa cụ thể, tạo sự nhận thức áp dụng chưa thống nhất
Hai là, trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của một số Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cịn hạn chế
Trong q trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng thường không chú trọng đúng mức việc giải quyết vấn bồi thường thiệt hại, mà chỉ chú trọng việc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự. Những người tiến hành tố tụng nhất là Điều tra viên, KSV thường tập trung vào việc chứng minh tội phạm và hành vi phạm tội mà chưa nghiên cứu kỹ BLDS và các hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, nên xác định khơng đúng thiệt hại, quyết định mức bồi thường khơng chính xác.
Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chun
mơn nghiệp vụ cho cán bộ chưa được đầu tư đúng mức
Trước yêu cầu thực hiện nhiệm vụ xét xử ngày càng cao, nên trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân cần phải được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ hơn nữa, đủ khả năng hoàn
thành tốt nhiệm vụ. Hiện nay, ngoài các lớp đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nguồn Thẩm phán, thì khơng có loại hình đào tạo chun mơn tập trung nào cho cán bộ các Tịa án nhân dân. Hàng năm, ngành Tòa án tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho một số cán bộ Thẩm phán, Thư ký tòa án, tuy nhiên, các đợt tập huấn này thời gian ngắn, nội dụng khơng nhiều nên hiệu quả cịn hạn chế. Việc học tập nâng cao trình độ như đào tạo cao học luật cũng gặp khơng ít khó khăn do kinh phí hỗ trợ rất ít, một số cán bộ có điều kiện kinh tế hạn hẹp, nên khó thực hiện. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ HTND tuy đã được ngành Tòa án quan tâm, song chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, TAND thành phố Hồ Chí Minh đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ HTND, nhưng do kinh phí hạn chế, thời gian tổ chức thực hiện ngắn nên lượng kiến thức truyền đạt cho đối tượng này cũng khơng nhiều. Do vậy, trình độ, năng lực của đội ngũ Hội thẩm nhân dân chưa đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Bốn là, sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa hiệu quả
Để giải quyết tốt vụ án hình sự, trong đó có vấn giải quyết đề bồi thường thiệt hại đỏi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Tòa án với Viện kiểm sát và cơ quan điều tra trong quá trình thu thập chứng cứ, tài liệu cho giải quyết, xét xử vụ án, nhất là thu thập chứng cứ, tài liệu xác định chính xác, đầy đủ thiệt hại, giá trị thiệt hại, cũng như trách nhiệm phải bồi thường đối với bị cáo. Vì đây là nội dung mà Tịa án khơng thể tự mình thực hiện mà cần phải trao đổi, phối hợp, yêu cầu thực hiện. Chính vì vậy, việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự được kịp thời và hiệu quả thì các Tịa án cần chủ động phối hợp hiệu quả với các cơ quan hữu quan, nhất là phối hợp với các Viện kiểm sát; xây dựng mối quan hệ gắn bó vì nhiệm vụ chung là giải quyết, xét xử các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Tại Chương 2 của Luận văn, học viên đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của TAND thành phố Hồ Chí Minh, khái quát thực trạng các quy định pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, đồng thời đã nêu được thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự tại TAND thành phố Hồ Chí Minh trong những nămvừa qua. Công tác giải quyết, xét xử các vụ án hình sự nói chung và giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự nói riêng đã được Tịa án ln chú trọng tn thủ các quy định của pháp luật, giải quyết bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, nhất là đối với người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Đồng thời, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của các đơn vị và chính quyền địa phương trên địa bàn. Tuy nhiên, do các quy định pháp luật về vấn đề này còn nhiều điểm cần được hướng dẫn và hồn thiện; bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật cũng cịn những hạn chế, sai sót nhất định. Vì vậy, tại Chương 3 của luận văn, học viên xin nêu những phương hướng và giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự tại TAND thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
Chương 3