Khái quát về Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Ngay sau khi Cách mạng Tháng tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chính quyền cách mạng đã phải đương đầu với mn vàn khó khăn, thử thách. Để góp phần bảo vệ Nhà nước cách mạng non trẻ, ngày 13/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Sắc lệnh số 33C-SL thành lập các Tòa án quân sự trong phạm vi cả nước, đánh dấu sự ra đời của ngành Tòa án Việt Nam.

Ngày 30/4/1975, Miền Nam hồn tồn được giải phóng thống nhất đất nước, nhân dân ta tiếp quản tồn bộ hệ thống Tịa án của chế độ cũ. Đồng thời, thành lập Tòa án quân sự, Tòa án đặc biệt để trấn áp bọn phản động và thành lập ngành Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 9 năm 1976, hệ thống tổ chức bộ máy lúc bấy giờ gồm Tòa án nhân dân thành phố và 11 Tòa án nhân dân quận - huyện, sau gần 30 năm ngành Tịa án nhân dân thành phố khơng ngừng phát triển. Hiện nay ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh gồm Tịa án nhân dân thành phố và 24 Tòa án nhân dân quận - huyện. Tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 05 Tòa chuyên trách, 03 bộ phận trực thuộc. Biên chế của tồn ngành ban đầu chỉ có 80 người nay lên đến 734 cán bộ - công chức (thành phố 233; quận - huyện

501), trong đó có 253 Thẩm phán (thành phố 81; quận - huyện 172), 383 Thư ký (thành phố 119, quận - huyện 264), 98 cán bộ - công chức khác (thành phố 33; quận - huyện 65) chưa tính đến số hợp đồng.

Hàng năm, ngành Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phải giải quyết số lượng án các loại rất lớn chiếm tỷ lệ bằng 1/5 lượng án của cả nước, năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là từ năm 1999 đến nay toàn ngành phải giải quyết từ 30.000 đến 36.000 vụ/năm.

Từ năm 1976 đến năm 2002, dưới sự lãnh đạo của các Chánh án, Phó Chánh án: Nguyễn Thành Vĩnh, Hoàng Vĩnh Thạnh, Nguyễn Vĩnh Mỹ, Trương Thị Huệ, Nguyễn Hữu Hiền, Huỳnh Thị Khanh, Ngô Hồng Phát, Nguyễn Văn Hội, Lê Thúc Anh, Đồng Thị Ánh, đã chỉ đạo xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án lớn, phạm các tội: xâm phạm an ninh quốc gia, quản lý kinh tế, trật tự xã hội, tính mạng, tài sản của cơng dân như:

- Vụ Bùi Đình Hà truyền bá văn hố phẩm đồi trụy;

- Vụ Trần Đình Thủ - Mai Văn Hạnh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân;

- Vụ Lý Tống, Đường Sơn Quán.

Trong thời kỳ đổi mới, ngành Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều cố gắng đưa ra xét xử kịp thời các vụ án hình sự nghiêm trọng trong lĩnh vực kinh tế, chống tham nhũng, chống buôn lậu như:

- Vụ Nguyễn Văn Mười Hai (nước hoa Thanh Hương) lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và phá hoại chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa;

- Vụ Trần Thành lừa đảo chiếm đoạt tài sản (vụ hụi vườn tre);

- Vụ Huỳnh Là, Tamexco, Tân Trường Sanh, Đỗ Thị Mỹ Phượng, Epco-Minh Phụng;

Đặc biệt ở giai đoạn Đảng và Nhà nước đẩy mạnh chủ trương đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tội phạm ma túy, tội phạm có tính chất xã hội đen.

Tại thời điểm này, đồng chí Bùi Hồng Danh - hiện là Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã trực iếp xét xử và chỉ đạo xét xử thành công vụ án Trương Văn Cam và nhiều vụ án mua bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy đặc biệt nghiêm trọng mang tính quốc gia và xuyên quốc tế với số lượng ma túy rất lớn như vụ: Chung Quốc Minh, Nguyễn Văn Minh, Cù Thị Ngọc Hạnh, Nguyễn Văn Hải.. Và các vụ án về kinh tế gây thất thốt lớn như vụ ánTrầm bê (cựu phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam - sáp nhập vào Sacombank) cùng đồng phạm về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (gây thất thoát 505 tỷ đồng) [29].

Tồn ngành Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức xét xử lưu động nhiều vụ án hình sự tại các địa phương góp phần tích cực vào cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.

Ngồi ra, Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức xét xử đạt kết quả các loại vụ án khác, các tranh chấp trong nội bộ nhân dân như: dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính....

Thơng qua các phiên tịa, đã tích cực tuyên truyền đường lối chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, góp phần to lớn vào cơng cuộc đấu tranh và phịng chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội và sự bình yên của nhân dân.

Trong công tác tổ chức cán bộ, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khơng ngừng củng cố bộ máy bố trí cán bộ quản lý, đào tạo chính trị, chun mơn nghiệp vụ,ï nhằm xây dựng người cán bộ làm công tác pháp luật phải "vừa hồng vừa chuyên". Đến nay, lực lượng thẩm phán, thư ký toàn ngành đều đạt trình độ cử nhân luật, có nhiều đồng chí đã học xong cao học luật. Đội ngũ thẩm phán tồn ngành đều kinh qua lớp chính trị cao cấp, có một số thẩm phán học xong cử nhân chính trị hoặc cử nhân chuyên ngành.

Hiện nay, tại Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo có 05 người, gồm 01 Chánh án và 04 Phó Chánh án, các tịa chun trách, bộ phận đều bố trí đủ cán bộ lãnh đạo 24 Tòa án nhân dân quận - huyện ban lãnh đạo có từ 02-03 đồng chí, tịa thấp nhất có 03 thẩm phán, cao nhất có 17 thẩm phán.

Sở dĩ ngành Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ như đã nêu trên trước hết là sự lãnh đạo của Đảng các cấp, của ngành; sự quan tâm của Nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong việc đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện làm việc và đào tạo đội ngũ cán bộ Tịa án nói chung và đội ngũ Thẩm phán làm cơng tác xét xử nói riêng; sự phối hợp chặt chẽ trong cơng tác điều tra, truy tố, xét xử của các ngành trong khối nội chính như: Cơng an, Viện kiểm sát, sự hỗ trợ giúp đỡ của các Sở, ngành, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng....

Tuy nhiên, trong những năm qua ngành Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng có một vài trường hợp thẩm phán, thư ký, cán bộ - công chức do thiếu tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức đã vi phạm các quy định của ngành nên đã bị xử lý kỷ luật có trường hợp phải xử lý hình sự. Lãnh đạo TAND thành phố và quận - huyện cũng đã nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp trong quản lý, điều hành đơn vị.

Để giữ vững những thành quả mà các đồng chí lãnh đạo ngành đã dày cơng xây dựng. Trong thời gian tới ngành Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phấn đấu xây dựng ngành ngày càng vững mạnh, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị trọng tâm mà Đảng và Nhà nước đã giao cho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)