Hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

THƯỜNG THIỆT HẠI TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ 3.1. Các giải pháp chung

3.1.1. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với các Tòa án nhân dân

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” [23]; do vậy, mọi hoạt động của ngành Tòa án đều phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng đối với TAND trên cả ba phương diện là tư tưởng, tổ chức hoạt động và công tác cán bộ. Sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động xét xử thể hiện bằng định hường về chủ trương, đường lối xử lý, giải quyết các mối quan hệ liên quan, về khắc phục hậu quả.

Trong những năm qua, TAND thành phố Hồ Chí Minh đã chấp hành nghiêm túc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tồn diện đối với Tịa án, trong đó có cơng tác xét xử. Toàn bộ những vụ án trọng điểm, nhạy cảm về chính trị đều được Tịa án báo cáo Đảng ủy cấp có thẩm quyền theo quy định của Đảng để xin ý kiến chỉ đạo. Trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; thực hiện cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng xét xử, trong đó có chất lượng áp dụng pháp luật giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, thì cần thiết phải có sự đổi mới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với ngành Tịa án.

3.1.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật dân sự sự

Hạn chế, sai sót trong cơng tác xét xử nói chung, trong giải quyết bồi thường thiệt hại của Tịa án nói riêng có ngun nhân từ sự chưa hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật

dân sự; bên cạnh đó, việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa đầy đủ, thiếu kịp thời. Chính vì vậy, để áp dụng đúng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, trong thời gian tới nhất thiết phải hồn thiện hệ thống pháp luật.

Pháp luật được áp dụng để giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự chủ yếu là pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật dân sự. Trong những năm gần đây, việc áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là các quy định của BLTTHS và BLDS. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự có bồi thường thiệt hại cho thấy, các sai sót, hạn chế tập trung vào việc xác định sai tư cách tham gia tố tụng tại phiên tịa, triệu tập khơng đúng hoặc khơng triệu tập người cần tham gia tố tụng để giải quyết vụ án, giải quyết bồi thường thiệt hại. Một số sai sót khác trong tính thiệt hại phải giải quyết do quy định của pháp luật dân sự chưa đầy đủ, hướng dẫn áp dụng cịn chung chung hoặc khó thực hiện. Việc ban hành BLTTHS năm 2015 và BLDS năm 2015 đã giải quyết, khắc phục được một số hạn chế, tuy nhiên, để các quy định pháp luật tố tụng hình sự và pháp dân sự mới được nhận thức đầy đủ và thống nhất áp dụng thì cần ban hành văn bản hướng dẫn các quy định mới, cụ thể:

Một là, nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong cùng vụ án hình sự

được quy định trong BLTTHS, nhưng nội dung của nguyên tắc này chưa được thể hiện trong các điều luật có liên quan. Trên cơ sở tiếp cận vấn đề giải quyết bồi thường thiệt hại là một trong những nội dung quan trọng của quá trình giải quyết vụ án mà các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh, giải quyết, thì cần bổ sung vào nguyên tắc “xác định sự thật khách quan vụ án” nội dung này. Cụ thể như sau: “Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vơ tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo, đồng thời thu thập chứng cứ xác định phạm vi, mức độ

thiệt hại đối với những vấn đề dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm. Trách nhiệm chứng minh tội phạm, chứng minh những vấn đề dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh là mình vơ tội; Bị can, bị cáo, người tham gia tố tụng khác có quyền nhưng khơng buộc phải chứng minh những thiệt hại về dân sự liên quan đến việc thực hiện tội phạm”.

Hai là, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp luật về người tham gia

tố tụng, đặc biệt là những người tham gia tố tụng có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại của vụ án đó là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Cụ thể: Cần đưa ra qui định về nội hàm về người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án theo hướng: “Người có quyền lợi liên quan đến vụ án là người có lợi ích vật chất hoặc tinh thần có liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo và được cơ quan tiến hành tố tụng cơng nhận. Người có nghĩa vụ liên quan đến vụ án là người mà hành vi của họ có liên quan đến tội phạm do bị cáo thực hiện và theo pháp luật họ phải có trách nhiệm về hành vi của mình. Trách nhiệm của người có nghĩa vụ liên quan bao gồm cả trách nhiệm về vật chất và trách nhiệm về mặt tinh thần”. Sửa đổi khái niệm về nguyên đơn dân sự theo hướng: “Trường hợp tội phạm không trực tiếp xâm hại tới tài sản của cơ quan, tổ chức thì để được xác định là nguyên đơn dân sự, cơ quan, tổ chức phải có đơn yêu cầu bồi thường. Trường hợp tội phạm trực tiếp xâm hại tới tài sản của cơ quan, tổ chức thì dù cơ quan, tổ chức đó có làm đơn u cầu bồi thường hay khơng cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải xác định họ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự”. Bởi vì, trong trường hợp này dù nguyên đơn dân sự có đơn yêu cầu bồi thường hay khơng thì bị can, bị cáo, bị đơn dân sự vẫn phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn dân sự.

Ba là, bổ sung quy định thẩm quyền về việc tách vấn đề dân sự trong vụ

quyết vụ án. Theo chúng tôi chỉ nên tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự ở giai đoạn xét xử vì ở giai đoạn điều tra nếu vấn đề dân sự được giải quyết ngay trong vụ án hình sự thì cơ quan điều tra có thể làm sáng tỏ các tình tiết liên quan đến việc bồi thường ngay từ khi tiến hành điều tra vụ án. Cịn nếu vấn đề đó được tách ra từ giai đoạn điều tra để giải quyết riêng ở phiên tịa dân sự thì khả năng đó sẽ khơng cịn nữa bởi lẽ cơ quan điều tra khơng có trách nhiệm điều tra, xác minh các tình tiết của vụ án dân sự và điều này sẽ là sự thiệt thòi cho người tham gia tố tụng, phần nào làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó, cần quy định Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, Hội đồng xét xử có quyền tách vụ án nếu thấy có đủ căn cứ tách vụ án theo quy định của pháp luật và việc tách vụ án không ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề dân sự.

Ngồi ra, theo chúng tơi cần quy định những người tham gia tố tụng cũng có quyền đề nghị tách vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhằm tơn trọng ngun tắc tự nguyện, bình đẳng trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trường hợp người tham gia tố tụng đề nghị tách vấn đề dân sự để giải quyết bằng một vụ án dân sự khác thì phải được sự đồng ý của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và việc tách này không ảnh hưởng tới việc giải quyết phần trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)