Hiến pháp năm 2013 quy định: “Đảng Cộng sản Việt nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [23], Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bởi vậy, hoạt động của Tòa án cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm gần đây, Đảng luôn quan tâm, chú trọng lãnh đạo công tác tư pháp; đề ra nhiều chủ trương, định hướng cải cách tư pháp; nâng cao chất lượng cơng tác xét xử của hệ thống Tịa án. Đặc biệt, Nghị quyết số 49 - NQ/TƯ ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 [5] và Chiến lược cải cách tư pháp trong Tòa án nhân dân đến năm 2030 của Tòa án nhân dân tối cao [32] đã xác định: Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử
được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, Tịa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng về hoạt động áp dụng pháp luật trong xét xử vụ án hình sự, trong đó, có giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án là việc thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng về việc đảm bảo, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, của người bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.