đối với việc chuẩn bị xét xử và ban hành các văn bản tố tụng. Hoạt động này rất hiệu qua, nó giúp cho Hội đồng xét xử phát hiện sai sót kịp thời và áp dụng pháp luật đúng đắn, chính xác hơn.
3.2.3. Phối hợp chặt chẽ giữa Tịa án với các cơ quan có liên quan
Xét xử vụ án hình xử chất lượng tốt là kết quả của quá trình thực hiện nhiệm vụ và sự phối hợp của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và các cơ quan hữu quan khác. Do đó, để nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại, thì cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Tịa án với các cơ quan; giữa Tòa án với Viện kiểm sát, với Cơ quan điều tra hình sự và các cơ quan bổ trợ tư pháp (Cơ quan giám định pháp y, giám định chuyên ngành, cơ quan định giá tài sản trong tố tụng hình sự…). Có được sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Tòa án với các cơ quan liên quan sẽ giúp cho hoạt động xét xử đảm bảo tốt hơn các quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, nhất là quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại do hành phi phạm tội gây ta.
3.2.4. Đảm bảo chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ ngành Tòa án án
Xét xử là loại cơng việc đặc biệt địi hỏi hỏi cán bộ đảm nhiệm phải có trình độ, năng lực, bản lĩnh chín trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt. Do đó, để hồn thành tốt nhiệm vụ này, cần cần có chế độ, chính sách đãi ngộ xứng đáng để thu hút được nguồn cán bộ có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở những lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chi Minh trong những năm vừa qua, được nêu ở chương 1 và chương 2 của luận văn. Tại chương 3 của luận văn học viên đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn
thiện các quy định của pháp luật (hình sự, tố tụng hình sự, dân sự, tố tụng dân sự ...) cũng như những giải pháp, kiến nghị về đào tạo cán bộ công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tịa án nhân dân dân ...). Trong đó cần đặc biệt quan tâm đào tạo và nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của những người tiến hành tố tụng, người được bổ nhiệm các chức danh tư pháp (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán...).
KẾT LUẬN
Giải quyết bồi thường thiệt trong vụ án hình sự là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước của Tịa án được thực hiện thơng qua hoạt động của Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân. Hoạt động áp dụng pháp luật về giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án hình sự của Tòa án thực hiện trên cơ sở
tuân thủ những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, pháp luật hình sự và pháp luật dân sự để xác định sự thật khách quan vụ án, xác định người thực hiện hành vi phạm tội gây thiệt hại, mức độ thiệt hại, giá trị thiệt hại; xác định cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng như cá nhân, tổ chức được bồi thường thiệt hại.
Giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự là hoạt động gắn liền với quá trình giải quyết, xét xử vụ án hình sự; bởi vậy, nó có vai trị quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; góp phần duy trì trật tự, an tồn xã hội; đồng thời, hoạt động này cũng góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là hoàn thiện pháp luật dân sự và có tác dụng phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho bộ đội và nhân dân. Công tác giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự tại Tịa án được thực hiện trong cả quá trình giải quyết, xét xử vụ án kể từ khi thụ lý vụ án đến khi kết thúc xét xử, nhưng chủ yếu ở giai đoạn xét xử tại phiên tịa. Hoạt động này cũng có thể được thực hiện giai đoạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại thỏa thuận giải quyết bồi thường.
Trước yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới, đảm bảo cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự đạt chất lượng tốt, trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với ngành Tịa án; hồn thiện hệ thống pháp luật, nhất là các quy định của pháp luật dân sự, tăng cường giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật, tổng kết rút kinh nghiệm xét xử; đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân tăng cường rèn luyên, nghiên cứu học tập nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng thực hành, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp hiệu quả giữa Tòa án với các cơ quan có liên quan; tăng cường cơ sở vật chất và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, phù hợp cho cán bộ làm nhiệm vụ xét xử của Tòa án.