Bảo đảm nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật"

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 45 - 46)

và chỉ tuân theo pháp luật"

Nguyên tắc "Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong hoạt động xét xử của Tòa án. Nguyên tắc này được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 (khoản 2 Điều 103) [23],và được cụ thể hóa trong Điều 23 BLTTHS 2015 [22]. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được thể hiện:

Một là, độc lập với các yếu tố bên ngoài: Khi xét xử, Thẩm phán và Hội

thẩm nhân dân không phụ thuộc vào Kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra cũng như Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân. Hội đồng xét xử phải xem xét toàn bộ chứng cứ, tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, truy tố và những chứng cứ mới thu thập được tại phiên tịa. Pháp luật quy định khơng có bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được tác động tới hoạt động xét xử, giải quyết bồi thường thiệt hại của Hội đồng xét xử.

Trong hệ thống ngành Tòa án, Tịa án cấp trên chỉ có thể hướng dẫn Tịa án cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật, mà không được can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới.

Hai là, độc lập với yếu tố bên trong: Các thành viên Hội đồng xét xử

Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ngang quyền với nhau khi xét xử, khi nghị án.

Để bảo đảm sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân địi hỏi các chủ thể này phải có trình độ chun mơn nghiệp vụ giỏi, bản lĩnh nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ xét xử.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự từ thực tiễn hành phố hồ chí minh (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)