Xác định chủ thể liên quan đến việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết bồi thường, mà còn nhằm xác định tư cách chủ thể tham gia tố tụng tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Việc xác định đúng đắn tư cách của họ vừa đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia tố tụng, vừa giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác, khách quan. Theo quy định của BLTTHS thì chủ thể liên quan đến giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự gồm những chủ thể sau đây:
Thứ nhất, là bị can, bị cáo
Theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của BLTTHS năm 2015 thì: Bị can là người bị cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can; còn bị cáo là người đã bị Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử [22]. Bị can, bị cáo là người được các cơ quan tiến hành tố tụng xác định là người thực hiện hành vi phạm tội gây ra thiệt hại và theo quy định tại Điều 48 của BLHS năm 2015, thì họ "phải bồi thường vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra"[19].
Khoản 1 Điều 51 của BLTTHS năm 2003 quy định:" Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần , tài sản do tội phạm gây ra"[21]. Còn theo quy định tại Điều 62 của BLTTHS năm 2015 [22], thì bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Như vậy, bị hại có thể là cá nhân hoặc tổ chức bị hành vi phạm tội gây thiệt hại. Họ là chủ thể trong quan hệ giải quyết bồi thường chỉ có trong vụ án hình sự. Việc xác định đúng bị hại trong vụ án hình sự có ý vai trị rất quan trọng ; nếu xác định không đúng tư cách bị hại có thể dẫn đến việc xử lý vụ án, giải quyết bồi thường thiêt hại khơng đúng pháp luật.
Q trình giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự của TAND, bị hại không phải làm đơn yêu cầu bồi thường, nhưng Hội đồng xét xử vẫn phải giải quyết. Đây là sự khác biệt cơ bản đối với người bị thiệt hại trong trường hợp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng khơng thuộc phạm vi vụ án hình sự.
Bộ luật TTHS 2015 không quy định người thân của người bị hại là người bị hại, tuy họ có thể bị giảm sút về vật chất, đâu đớn, mất mát về tinh thần do hành vi phạm tội gây ra đối với người bị hại. Chỉ trong một số trường hợp nhất định như người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần; để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, pháp luật quy định người thân của họ trở thành người đại diện hợp pháp của người bị hai tham gia tố tụng.
Bị hại được BLTTHS quy định có nhiều quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như đưa ra chứng cứ, yêu cầu, được thông báo kết quả điều tra, đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, đề nghị mức bồi thường, kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về phần bồi thường thiệt hại.
Như vậy, theo quy định của BLTTHS năm 2003 thì người bị hại chỉ là cá nhân, nhưng theo quy định của BLTTHS năm 2015 thì bị hại khơng chỉ là
cá nhân mà còn là tổ chức. Việc sửa đổi bổ sung này sẽ đảm bảo tốt hơn cho các đối tượng bị thiệt hại do hành vi phạm tội gây thiệt hại.
Thứ ba, nguyên đơn dân sự:
Theo quy định tại Điều 63 của BLTTHS năm 2015 [22], thì nguyên đơn dân sự là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường. Trong vụ án hình sự, ngun đơn dân sự có điểm khác biệt với nguyên đơn dân sự trong vụ việc dân sự. Họ chỉ có thể là nguyên đơn dân sự trong vụ án hình sự khi bị thiệt hại về vật chất, thiệt hại về tinh thần do hành vi phạm tội gây ra; còn đối với nguyên đơn dân sự, họ làm đơn kiện cá nhân, tổ chức khác, hoặc có u cầu Tịa án giải quyết việc dân sự như chia thừa kế, xin ly hôn...
Thứ tư, bị đơn dân sự:
Theo quy định tại Điều 64 của BLTTHS năm 2015 [22] thì: Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Khác với bị đơn dân sự trong vụ án dân sự là người bị kiện, còn bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là người phải bồi thường thay cho người phạm tội.
Quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự, Hội đồng xét xử áp dụng quy định của BLDS về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (Điều 586 của BLDS năm 2015): Cha mẹ hoặc người giám hộ đối với bị cáo là người chưa thành niên người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.
Thứ năm, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:
Đây cũng là một chủ thể tham gia quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự. Tại khoản 1 Điều 65 của BLTTHS năm 2015 quy định: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự [22].
Việc xác định đúng tư cách của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có vai trị rất quan trọng; tuy nhiên, việc xác định chủ thể này không
dễ dàng. Họ có thể là người cùng bị cáo gây thiệt hại nhưng khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hoặc có thể là người mua bán tài sản do phạm tội mà có nhưng việc mua, bán đó ngay tình...