Quy định chung về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 54 - 57)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.5.1. Quy định chung về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

trong các doanh nghiệp Việt Nam

Khi mở cửa và hội nhập quốc tế, Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới đều ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp trong nước. Trong quá trình thực hiện, nhà đầu tư nước ngồi gặp khơng ít vướng mắc do vấn đề mức góp vốn, mua cổ phần như thế nào thì vẫn chưa rõ ràng.

2.5.1. Quy định chung về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/3/2003 quy định mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam bị khống chế ở mức tối đa là 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Quyết định số

88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 quy định nhà đầu tư nước ngồi được góp vốn, mua cổ phần với tỷ lệ không hạn chế, trừ một số trường hợp:

Trường hợp thứ nhất, doanh nghiệp Việt Nam là “cơng ty đại chúng” thì tn

theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các văn bản hướng dẫn liên quan;

Trường hợp thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực, ngành

nghề thuộc pháp luật chuyên ngành thì tuân theo quy định của pháp luật chuyên ngành;

Trường hợp thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ thì

tuân theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

Trường hợp thứ tư, doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh

vực thì theo tỷ lệ thấp nhất;

Trường hợp thứ năm, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi

sở hữu thì theo tỷ lệ tại phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng khơng vượt quá mức quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi hoạt động trong các lĩnh vực thuộc các trường hợp thứ hai, trường hợp thứ ba và thứ tư nêu trên.

Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 quy định: “Tất cả các tổ chức là

pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, khơng phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 13 của Luật Doanh nghiệp đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức khơng hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngồi tại “các cơng ty niêm yết” thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Trường hợp thứ hai, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các trường hợp đặc

thù áp dụng quy định của các luật đã nêu tại khoản 3 Điều 3 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 và các quy định pháp luật chuyên ngành khác có liên quan;

Trường hợp thứ ba, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp

100% vốn nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

Trường hợp thứ tư, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ áp dụng theo Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ (Phụ lục Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam)

Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 và Nghị định số 102/2010/NĐ- CP ngày 01/10/2010 đều đưa ra một số trường hợp loại trừ cho việc giới hạn phần vốn góp hoặc cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hai văn bản này có sự mâu thuẫn nhau. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 đã thu hẹp đối tượng bị hạn chế so với Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009. Điều này là do sự kế thừa của Nghị định số 139/2007NĐ-CP ngày 05/09/2007 mà khơng có sự sửa đổi cho phù hợp và thống nhất. Theo Luật chứng khoán năm 2007, khái niệm công ty đại chúng không chỉ bao gồm các công ty niêm yết mà cịn gồm: “Cơng ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cơng chúng; Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên”. Như vậy, khi làm thủ tục sẽ gặp ngay rắc rối là thực

hiện theo Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 của Thủ tướng hay Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ.

Theo pháp luật của Ấn Độ, đầu tư nước ngồi thơng qua hình thức mua cổ phần trong bất kỳ ngành công nghiệp nào được phép lên đến tỷ lệ 100%, ngoại trừ một số trường hợp sau:

Trường hợp thứ nhất, những kế hoạch đề xuất địi hỏi giấy phép cơng nghiệp (Rượu cồn, tất cả các thiết bị quốc phịng và hàng khơng vũ trụ điện tử; chất nổ công nghiệp bao gồm: dây nổ, ngịi an tồn, thuốc súng, ngịi châm súng…);

Trường hợp thứ hai, đầu tư hơn 24% vốn, nếu mặt hàng sản xuất được dành

riêng cho Công nghiệp quy mô nhỏ; (dưa chua và tương ớt xồi; bánh mì; dầu hạt cải

– ngoại trừ chiết bằng dung môi; đồ gỗ và thiết bị cố định…);

Trường hợp thứ ba, đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp quốc phịng được phép

lên tới 26% (cơng nghiệp quốc phịng và chiến lược);

Trường hợp thứ tư, kế hoạch đề xuất mà bên hợp tác nước ngồi có liên

doanh/hợp tác từ trước tại Ấn Độ;

Trường hợp thứ năm, những kế hoạch đề xuất liên quan đến việc mua lại cổ

phần trong các Công ty hiện hữu mà có lợi cho Nhà đầu tư nước ngồi/Nhà đầu tư khơng cư trú tại Ấn Độ;

Trường hợp thứ sáu, những kế hoạch đề xuất nằm ngồi chính sách/giới hạn lĩnh vực hoặc những lĩnh vực mà đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng được phép (Bán lẻ

- ngoại trừ bán lẻ nhãn hiệu; kinh doanh xổ số - bao gồm xổ số Nhà nước/Tư nhân…; trò cờ bạc và cá cược như sòng bạc; kinh doanh bất động sản hoặc Cơng trình Nhà ở tại trang trại; sản xuất xì gà; điếu thuốc lá và sản phẩm thay thế thuốc lá);

Trường hợp thứ bảy, đầu tư vào nông nghiệp, nông trường và bất động sản bị cấm

hoặc bị hạn chế chặt chẽ (Ngoại trừ nghề trồng hoa, nghề làm vườn; nghề nuôi cá; trồng rau, nấm; sản xuất và phát triển hạt giống; ngành chăn nuôi; nghề nuôi trồng thủy sản; nghề trồng chè). [89, pp.1.12-1.13, 1.19-1.20]; [88, para 5.2.5, para 5.1 para

5.2.1, para 5.2.2]

Chẳng hạn, như lĩnh vực kinh doanh “trồng trọt trà”, Nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần với tỷ lệ 100% với sự chấp thuận trước của Chính phủ Trung ương. Nhà đầu tư nước ngồi khơng được phép mua cổ phần trong bất kỳ lĩnh vực/hoạt động trồng trọt nào, ngoại trừ lĩnh vực trồng trọt trà nêu trên. [88, para 5.2.2.1]; Hoạt động thương mại điện tử cũng được đầu tư lên đến 100% theo lộ trình tự động [88, para 5.2.24.2]; Dịch vụ chuyển phát nhanh (ngoại trừ phân phát thư) được đầu tư lên đến 100% với sự chấp thuận của Bộ Xúc tiến đầu tư nước ngoài [88, para 5.2.25]… Từ khi tự do hóa chính sách đầu tư trực tiếp nước ngồi (năm 2005), Chính phủ Ấn Độ ln khuyến

khích đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ấn Độ, một nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới chắc chắn là một trong những điểm đến ưa thích nhất đối với đầu tư trực tiếp nước ngồi. Ấn Độ có thế mạnh trong cơng nghệ thơng tin và linh kiện ơ tơ, hóa chất, hàng may mặc, dược phẩm và đồ trang sức.

Như vậy, với việc xóa bỏ khống chế tỷ lệ sở hữu 30% của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam cùng với một loạt biện pháp cải thiện môi trường đầu tư của các cơ quan Nhà nước sẽ tạo ra một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)