Quy định về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57 - 59)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.5.2. Quy định về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Việt Nam và một số nước trên thế giới cũng quy định về giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng. Việc này nhằm ngăn ngừa, hạn chế một cổ đơng hoặc nhóm cổ đơng nước ngồi có cùng lợi ích nắm giữ tỷ lệ vốn lớn tại ngân hàng và thông qua cơ chế biểu quyết để thao túng hoạt động của ngân hàng theo ý

đồ của riêng mình. Mặt khác, mục đích chính của việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi thơng qua việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng trong nước là nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị và đa dạng hóa vốn sở hữu của các ngân hàng thương mại trong nước chứ không phải “hiến tặng” thị trường nội địa và toàn bộ ngân hàng thương mại trong nước cho nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi nước mà các quốc gia có quyền chọn và quy định một tỷ lệ sở hữu cổ phần thích hợp của nhà đầu tư nước ngồi tại một ngân hàng thương mại trong nước.

Tại Việt Nam, giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng được quy định tại Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 và Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007. Pháp luật Việt Nam quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đơng nước ngồi hiện hữu) và người có liên quan tối đa bằng 30% vốn điều lệ của một ngân hàng, trong đó có tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đơng chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt quá 15% vốn điều lệ (trừ trường hợp được Thủ

tướng Chính phủ cho phép, nhưng khơng vượt q 20% vốn điều lệ).

Pháp luật Trung Quốc cho phép cổ đơng nước ngồi sở hữu đến 20% số cổ phần của một ngân hàng trong nước nhưng tổng số cổ phần nắm giữ tối đa bằng 25% vốn điều lệ của một ngân hàng [42]. Pháp luật Ấn Độ cho phép cổ đơng nước ngồi chiếm tỷ lệ tới 74% trong các Ngân hàng tư nhân [88, para 5.2.9] và tỷ lệ 20% trong Ngân hàng Nhà nước với sự chấp thuận của Chính phủ.[88, para 5.2.10]

Đối với một nhà đầu tư nước ngồi khơng phải là tổ chức tín dụng nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngồi đó thì tỷ lệ này là khơng vượt quá 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Đối với một tổ chức tín dụng nước ngồi và người có liên quan của tổ chức tín dụng nước ngồi đó thì tỷ lệ này là khơng vượt quá 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngoài nắm giữ trái phiếu chuyển đổi, khi chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 4 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007. Trường hợp tổ chức tín dụng nước ngồi mua cổ phần tại một ngân hàng thương mại nhà nước được cổ phần hố thì tổng

mức sở hữu cổ phần của các tổ chức tín dụng nước ngồi đó như tổng mức sở hữu cổ phần của các ngân hàng Việt Nam tại ngân hàng thương mại nhà nước đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)