THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1.1. Giai đoạn từ trước khi có Luật Đầu tư năm
Một thời gian dài, nhà đầu tư nước ngồi đã phải chờ đợi trong tình trạng “tù mù” vì thiếu hành lang pháp lý. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, sửa đổi, bổ sung năm 1990, 1993 quy định về đầu tư trực tiếp nhưng chưa có một quy định nào về hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đối với việc mua cổ phần trong các tổ chức tín dụng Việt Nam, ngày 02/12/1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 228/QĐ- NH5 “ban hành quy định việc các tổ chức tín dụng Việt Nam gọi vốn cổ phần từ cổ đơng nước ngồi” với tỷ lệ vốn góp của cổ đơng nước ngồi so với vốn điều lệ của tổ chức tín dụng Việt Nam như sau: Một pháp nhân hoặc một thể nhân nước ngoài tối đa là 10%; Tổng số vốn cổ phần của tất cả các cổ đơng nước ngồi tối đa là 30%.
Đến ngày 28/06/1999, Thủ tướng Chính phủ mới ký ban hành Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg “về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngồi” chính thức cho phép nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng với tỷ lệ không vượt quá 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp. Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam được cổ phần hóa và các cơng ty cổ phần.
Riêng đối với công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn, ngày 10/06/1999, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg “về tỷ lệ tham gia của
bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam” cho phép nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phiếu nhưng với tỷ lệ thấp hơn, tối đa không quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài trong cơng ty chứng khốn liên doanh tối đa là 30%.
Đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần trong doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hóa, ngày 19/06/2002, Chính phủ ban hành riêng Nghị định số 64/2002/NĐ-CP “về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần”. Theo Nghị định này, các nhà đầu tư nước ngồi được mua số lượng cổ phần có tổng giá trị không quá 30% vốn điều lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Cả hai văn bản trên - Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/06/1999 và Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/06/1999 đã không tạo nên sức hấp dẫn cần thiết để thu hút nhà đầu tư nước ngồi. Do đó, Chính phủ ban hành tiếp Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngồi. Theo đó, điểm mới nổi bật là việc mở rộng loại hình doanh nghiệp được phép nhận góp vốn, bán cổ phần, bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, cơng ty cổ phần, cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, tỷ lệ cho phép góp vốn, mua cổ phần vẫn bị khống chế theo mức cũ là 30% vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, đối với cơng ty niêm yết, bằng Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ “về tỷ lệ tham gia của bên nước ngồi vào thị trường chứng khốn Việt Nam” tỷ lệ mua cổ phiếu từ 20% được nâng lên mức ngang bằng 30%. Mặt khác, so với tỷ lệ quy định tại Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 bị thay thế bởi Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 thì tỷ lệ góp vốn của tổ chức kinh doanh chứng khốn nước ngồi trong cơng ty chứng khốn liên doanh hoặc công ty quản lý quỹ liên doanh từ mức 30% được nâng lên 49%.
Ngày 16/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP “về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần” thay thế Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/06/2002. Một trong những đối tượng được quyền mua cổ phần
là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật
Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngồi được mua cổ phần thơng qua bán đấu giá công khai với mức không thấp hơn 20% vốn điều lệ (bao gồm cả cổ phần mua thêm ngoài cổ phần
ưu đãi của nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp).
Như vậy, trước khi có Luật Đầu tư năm 2005, Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật liên quan đến hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả tổ chức tín dụng Việt Nam khi được niêm yết hay chưa được niêm yết trên thị trường chứng khốn. Điều này do u cầu của q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, đối với những lĩnh vực bình thường, khơng ảnh hưởng đến an ninh, chính trị thì rõ ràng Việt Nam nên mở rộng hơn phạm vi hoạt động cho nhà đầu tư nước ngồi. Đây chính là cách thu hút thêm vốn đầu tư vào Việt Nam và chắc chắn cũng là sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải hội nhập để mạnh lên.