Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần góp phần tăng cường vốn vào thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 39)

Thứ hai, đưa doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với nguồn công nghệ mới, tiên

tiến và hiện đại;

Thứ ba, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới phương pháp quản lý;

Thứ tư, góp phần mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

Việt Nam;

Thứ năm, góp phần giải quyết việc làm;

Thứ sáu, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách Nhà nước.

Tác giả sẽ bình luận từng vấn đề cụ thể như sau:

1.2.1. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần góp phần tăng cường vốn vào thị trường Việt Nam cường vốn vào thị trường Việt Nam

Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn đang là vấn đề nóng bỏng. Bởi, trong giai đoạn hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) để xây dựng, từng bước hoàn thiện

kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đơi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn, hạt nhân là thị trường chứng khốn. Một số cơng ty nhà nước lớn đã được cổ phần hóa xong làm cho thị trường mở rộng không chỉ về lượng mà cả về chất. Thị trường vốn đã trở thành kênh quan trọng để huy động vốn cho phát triển kinh tế. “Trên

thị trường hiện có nhận định cho rằng, vốn ngoại đang vào kênh chứng khốn trung bình một tháng khoảng 700 triệu USD. Dù khó có thể khẳng định đó là vốn ngắn hay dài hạn thực sự đó là một trong những lực đỡ tâm lý với thị trường trong năm 2011”.[87]

“Theo thống kê, năm 2010 Việt Nam là một trong các thị trường thu hút dòng vốn ngoại nhiều nhất so với các TTCK mới nổi. Nếu tính tỷ lệ giữa dịng vốn đầu tư gián tiếp trên vốn hố thị trường thì đã có lúc Việt Nam là nước thu hút dịng vốn nước ngồi mạnh nhất. Vị trí này có thay đổi đôi chút vào cuối năm nhưng Việt Nam vẫn

đứng thứ 2 với tỷ lệ 1,82% - chỉ sau Hàn Quốc là 2,01%; vượt qua Ấn Độ là 1,8%, Pakistan là 1,55% và Đài Loan là 1,25%”.[83]

Trong bối cảnh thị trường hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm tới việc mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng tốt, có chỉ số P/E (Price/Earnings Ratio) phù hợp. Trong qúy I của năm 2009, do ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu nên các Nhà đầu tư còn e ngại dẫn đến nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã chững lại. Tuy nhiên, kể từ quý II đến nay, vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam đã tăng trưởng trở lại ở mức khả quan. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam tăng khoảng 120 triệu USD tính đến cuối tháng 6/2009. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi để thực hiện các chương trình đầu tư và phát triển góp phần tăng cường nguồn vốn vào thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)