THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.10. Một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngồi thực hiện góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam đã tiềm ẩn một số rủi ro nhất định đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trong pha ̣m vi luâ ̣n văn này, sau quá trình nghiên cứu, đánh giá, tác giả đưa ra một số rủi ro cơ bản sau:
Rủi ro thứ nhất: Trên thực tế vẫn tồn tại việc nhà đầu tư nước ngoài nhờ người
Việt Nam đứng tên mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam. Vỏ bọc là doanh nghiệp Việt Nam nhưng bên trong mọi hoạt động đều do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ, điều hành với mục đích doanh nghiệp đó sẽ khơng bị hạn chế khi kinh doanh những ngành nghề hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài. Để đảm bảo cho việc đầu tư, người được nhờ sẽ phải ký với bên nhờ một hợp đồng vay tiền. Hợp đồng này vừa phòng ngừa sự lật lọng của bên được nhờ đứng tên, vừa là cơ sở để nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước. Tuy nhiên, vẫn có rủi ro cho cả hai bên. Chẳng hạn, người được nhờ đứng tên sẽ phải gánh chịu hậu quả khi nhà đầu tư nước ngoài làm ăn phi pháp và ngược lại nhà đầu tư bị bên được nhờ trở chứng...
Rủi ro thứ hai: Một hình thức “lách luật” khác là đầu tư “chéo” thơng qua mơ
hình cơng ty mẹ - con. Ban đầu, công ty mẹ do người Việt Nam đứng tên đăng ký với đầy đủ những ngành nghề mà nhà đầu tư nước ngoài mong muốn, bao gồm cả những ngành nghề bị khống chế tỷ lệ góp vốn. Sau đó, cơng ty này sẽ góp vốn, thành lập các cơng ty con, đồng thời chuyển hết những ngành nghề mong muốn sang cho các công ty con. Công ty mẹ chỉ giữ lại những ngành nghề, lĩnh vực không hạn chế đối với nhà đầu
tư nước ngoài. Lúc này, nhà đầu tư nước ngồi sẽ mua lại cơng ty mẹ và bằng cách đó, nhà đầu tư nước ngồi ung dung nhảy vào những lĩnh vực, ngành nghề tưởng chừng như “cấm cửa” thông qua các công ty con.
Rủi ro thứ ba: Các đại lý đấu giá, tổ chức bán đấu giá, các ngân hàng thương
mại nhà nước cổ phần hóa “khó kiểm sốt tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài khi bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa” [42]. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 quy định tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi (bao gồm cả cổ đơng nước ngồi
hiện hữu) và người có liên quan tối đa bằng 30% vốn điều lệ của một ngân hàng. Tuy
nhiên, giới hạn sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng chưa niêm yết theo quy định trên đây là rất khó kiểm sốt bởi các lý do như sau:
Một là, do vấn đề ủy thác đầu tư: Khi ngân hàng thương mại nhà nước IPO, một
số nhà đầu tư nước ngồi đã khơng trực tiếp đăng ký mua cổ phần mà ủy thác cho tổ chức, cá nhân Việt Nam mua. Trong quá trình làm thủ tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký mua cổ phần của nhà đầu tư, các đại lý đấu giá (cơng ty chứng khốn) khơng có khả năng và điều kiện để kiểm tra, xác minh người đăng ký mua cổ phần thực sự là nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài. Pháp luật hiện hành cũng không yêu cầu các đại lý đấu giá phải kiểm tra, xác minh quốc tịch của nhà đầu tư đăng ký đấu giá. Người đăng ký đấu giá được xác định là nhà đầu tư trong nước nếu mẫu giấy đăng ký mua cổ phần ghi người đăng ký đấu giá mang quốc tịch Việt Nam và có các giấy tờ chứng minh kèm theo (bản sao hợp lệ hộ chiếu/giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc giấy tờ cá
nhân khác có giá trị pháp lý tương đương). Do đó, số cổ phần mà nhà đầu tư trong
nước nhận ủy thác mua cho nhà đầu tư nước ngồi khơng bị giới hạn bởi 30% khối lượng cổ phần được bán ra nêu trên. Nhưng thực chất người sở hữu số cổ phần mua được thơng qua hình thức ủy thác đầu tư nêu trên lại chính là nhà đầu tư nước ngồi. Điều này dẫn đến tổng số cổ phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa khi IPO có thể vượt quá giới hạn 30% khối lượng cổ phần được bán ra lần đầu.
Trên thực tế, một số cơng ty chứng khốn làm đại lý đấu giá cũng nhận ủy thác đấu giá mua cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài khi IPO của ngân hàng thương mại
nhà nước cổ phần hóa do cơng ty chứng khoán đặt lệnh sát với giá khởi điểm hơn. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011, các tổ chức tài chính trung gian; các cơng ty con, công ty liên kết trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty và tổ hợp công ty mẹ - công ty con; các cá nhân thực hiện tư vấn, định giá, kiểm toán, đấu giá bán cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa khơng được tham gia mua cổ phần phát hành lần đầu của doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc các cơng ty chứng khốn làm đại lý đấu giá tham gia đấu giá mua cổ phần, bất kể là mua cổ phần cho chính mình hoặc mua cổ phần cho nhà đầu tư khác theo hình thức ủy thác, có thể bị coi là vi phạm quy chế bán đấu giá và quy định nêu trên của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011. Tuy nhiên, các công ty chứng khoán nhận ủy thác đầu tư cho rằng, họ không vi phạm quy chế bán đấu giá và quy định tại Điều 6 của Nghị định số 109 vì các cơng ty chứng khốn khơng phải là chủ sở hữu thực sự của số cổ phần mua được theo ủy thác đầu tư (không bỏ tiền ra mua, không có các quyền
và được hưởng các lợi ích từ cổ phần mua được) mà chỉ người đại diện thay mặt cho
nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các quyền sở hữu đối với số cổ phần mua được theo ủy thác đầu tư và chỉ được hưởng phí dịch vụ ủy thác. Mặt khác, cơng ty chứng khốn được quyền ủy thác đầu tư (nghiệp vụ kinh doanh) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 và quy chế bán đấu giá không quy định rõ cấm các đại lý đấu giá mua cổ phần dưới mọi hình thức (kể cả ủy thác đầu tư). Do vậy, việc các đại lý đấu giá nhận ủy thác đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài để tham gia IPO của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa có thể góp phần làm cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vượt quá 30% tổng số cổ phần được bán ra nêu trên.
Hai là, nhà đầu tư nước ngồi có hai hoặc nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch
Việt Nam, trực tiếp tham gia IPO của ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hoá. Luật Quốc tịch Việt Nam quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Cho nên, trong mẫu giấy đăng ký mua cổ phần, có nhiều nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài ghi họ tên bằng tiếng Việt và quốc tịch Việt Nam. Khi nộp đơn đăng ký mua cổ phần đã được điền đầy đủ các thông tin cần thiết và ký tên, các nhà đầu tư đó gửi kèm theo bản sao hợp lệ hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực do cơ quan có thẩm
quyền của Việt Nam cấp. Do vậy, các đại lý đấu giá đã xếp các nhà đầu tư nói trên vào nhóm nhà đầu tư trong nước (có quốc tịch Việt Nam). Điều này làm cho tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vượt quá 30% tổng số cổ phần được bán ra nêu trên.
Chính vì những lý do nêu trên mà các đại lý đấu giá, tổ chức bán đấu giá, các ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa khơng thể kiểm sốt và bảo đảm được tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trúng đấu giá IPO không vượt quá 30% tổng số cổ phần được chào bán lần đầu ra công chúng theo quy định tại quy chế bán đấu giá.
Rủi ro thứ tư: Hiện nay, nguồn vốn gián tiếp ngày càng đóng vai trị quan trọng
đối với việc huy động vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Đặc điểm của nguồn vốn gián tiếp mang tính lỏng, đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu với thời gian rất ngắn nên nhà đầu tư nước ngồi có thể rút ra bất cứ lúc nào. Nếu Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Cục Đầu tư nước ngồi khơng có biện pháp giám sát chặt chẽ, khơng kiểm sốt được sự dịch chuyển thì khi nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài bị rút ra bất ngờ, các nhà đầu tư ồ ạt bán cổ phiếu đồng nghĩa với việc thị trường chứng khoán sẽ đổ vỡ. Mặt khác, nhà đầu tư nước ngoài rút khỏi thị trường sẽ mang theo một lượng lớn ngoại tệ, khiến nguồn cung trong nước bị thiếu hụt, gây mất cân đối cán cân thanh toán và tỷ giá sẽ vơ cùng khó kiểm sốt.
Như vậy, hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh vai trò thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào từ phía nhà đầu tư nước ngồi mà cịn tiềm ẩn những rủi ro cho chính các nhà đầu tư nước ngồi, các doanh nghiệp Việt Nam và cả cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng kịp thời ban hành những văn bản pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù vẫn còn một số điểm vướng mắc. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam được ban hành đã bãi bỏ hạn chế tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trừ một số trường hợp luật định. Đây chính là cơ hội tốt để Việt Nam
thu hút lượng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, cịn một số quy định khơng thống nhất giữa các văn bản pháp luật như khái niệm về nhà đầu tư nước ngồi; tài khoản góp vốn, mua cổ phần. Mặt khác, một số thủ tục về góp vốn, mua cổ phần chưa thật sự rõ ràng nên không khả thi trên thực tế sẽ là một trong những yếu tố làm giảm uy tín và lịng tin của nhà đầu tư nước ngoài vào mơi trường đầu tư tại Việt Nam. Tình hình góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây vẫn chưa thực sự thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư từ nước ngồi. Hoạt động góp vốn, mua cổ phần này đã và đang tiềm ẩn một số rủi ro đối với các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chính vì vậy, vấn đề hồn thiện những quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam là cần thiết.
Chương 3