Tình hình mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 85 - 88)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.9.2. Tình hình mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại Việt Nam

hàng thương mại Việt Nam

Kể từ năm 2006, một làn sóng các tập đồn tài chính – ngân hàng nước ngoài hoặc các tập đồn, tổng cơng ty nhà nước và doanh nghiệp lớn mua cổ phần của các ngân hàng thương mại cổ phần như Ngân hàng BNP Paribas mua 10% cổ phần của Ngân hàng Phương Đông vào tháng 11 năm 2006, Ngân hàng ANZ mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín (Sacombank) vào tháng 1 năm 2008 với mức sở hữu 10% của Ngân hàng ANZ. Đã có nhiều ngân hàng nước ngồi trở thành cổ đơng chiến lược với mức sở hữu cổ phần tối đa được phép

(15%). Đặc biệt, tháng 8/2008, được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, HSBC trở thành ngân hàng đầu tiên được nắm giữ 20% vốn điều lệ của ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank).

Bảng 2.1: Đầu tƣ của Ngân hàng nƣớc ngoài tại các Ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Bên mua

Thời điểm công bố Tỷ lệ sở hữu vốn Vốn điều lệ (tỷ VNĐ

Sacombank ANZ Bank T1/2008 10% 4.449

ACB Standard Chartered T6/2005 8.56% 2.630 Standard Chartered T5/2008 6.16% Techcombank HSBC T12/2005 10% 2.521 HSBC T1/2007 15% HSBC T8/2008 20% VP Bank OCBC T11/2007 15% 2.000 Ngân hàng Phương Đông BNP Paribas T11/2006 10% 1.111 Ngân hàng Phương Nam United Overseas Bank Ltd T1/2007 10% 1.434 Hana Finance Corporation T1/2008 15%

Habubank Deutsch Bank T1/2007 20% 2.000

Eximbank SMBC T3/2007 15% 2.800

PVFC Morgan Stanley T11/2007 10% 5.000

An Bình Maybank T5/2008 15% 2.300

Nguồn: Võ Trí Thành - Phạm Chí Quang, “Managing Capital Flows: The case of Vietnam”, ADB Institute 5/2008 và tổng hợp của Cục QLCT

Đến thời điểm hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước vẫn tìm kiếm sự hợp tác từ phía nước ngồi để bán cổ phần cho ngân hàng nước ngồi với mục đích trở thành đối tác chiến lược của nhau. Năm 2011, Vietcombank dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 7.035 tỷ

đồng thông qua phát hành cổ phiếu tăng vốn, cụ thể: “Phát hành 492.451.128 cổ phiếu chào bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài. Thời điểm phát hành dự kiến cuối 2011 hoặc đầu 2012. Giá phát hành theo thỏa thuận giữa VCB và đối tác trên cơ sở tư vấn tài chính quốc tế... Lượng cổ phiếu này tương đương 20% vốn điều lệ sau khi chia cổ tức và phát hành thêm”. [74]

Ngân hàng Vietcombank sẽ bán 20% vốn cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nhằm tăng vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh. Hoạt động mới nhất của Chính phủ chính là sự nỗ lực bán cổ phần của Vietcombank để khởi động chương trình tư nhân hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã bị trì hỗn trong một thời gian dài do cuộc khủng hoảng tài chính và bất ổn kinh tế trong nước. Nếu hoàn thành kế hoạch bán cổ phần này, Ngân hàng Vietcombank sẽ trở thành doanh nghiệp có mức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất được niêm yết tại Việt Nam. “Vietcombank đề xuất giá khởi điểm bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ là giá thị trường hiện tại. Mức giá đó thấp hơn 1/3 mức giá trung bình phải trả trong đợt IPO của Vietcombank vào năm 2007”.[79]

Một số ngân hàng cịn dành một phần vốn bán cho cổ đơng chiến lược (chủ yếu

là các ngân hàng nước ngoài) để nhận sự hỗ trợ về văn phịng, kỹ thuật, cơng nghệ,

kinh nghiệm quản trị lâu năm của đối tác, từ đó, tăng năng lực quản lý kinh doanh và đáp ứng dịch vụ nhanh cho khách hàng. Chẳng hạn, Ngân hàng ACB bán cổ phần cho Ngân hàng Standard Chartered với tỷ lệ 8.56% vào tháng 6/2005 và với tỷ lệ 6.16% vào tháng 5/2008. Thông qua việc bán cổ phần này, Ngân hàng Standard Chartered đã và đang thực hiện một chương trình hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho ACB, được triển khai trong khoảng thời gian năm năm (bắt đầu từ năm 2005). “Nếu tính từ trước tới nay riêng đầu tư cho thiết bị, công nghệ đã tốn khoảng 10 triệu USD. Nhờ đầu tư đồng bộ nên đến nay ACB được coi là ngân hàng thương mại cổ phần có hệ thống quản lý hiện đại nhất Việt Nam. Tất cả 72 điểm giao dịch của ngân hàng trên cả nước đã kết nối trực tuyến với hội sở, khách hàng nhận thông tin số dư tài khoản qua điện thoại di động...” Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho biết. [77]

So với các nước phát triển thì thiết bị, cơng nghệ của Ngân hàng Việt Nam cịn lạc hậu. Do đó, các ngân hàng trong nước đã và đang tăng tốc đầu tư. Những đơn vị đã đầu tư thì nâng cấp hồn thiện, cịn những đơn vị chưa thì bắt đầu triển khai. Nhờ

công nghệ phát triển nên nhiều ngân hàng đã phát triển mạnh các loại hình dịch vụ như rút tiền, thanh tốn, chuyển khoản qua máy ATM, thơng báo số dư tài khoản qua điện thoại, chuyển tiền điện tử... Kết quả là những ngân hàng đó thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch.

Như vậy, tình hình giao dịch mua bán cổ phần trong các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn rất sôi động. “Xu hướng sắp tới sẽ là các ngân hàng nước ngoài sẽ

tăng cường mua cổ phần sở hữu ngân hàng trong nước” [12, tr.72]. Các ngân hàng

Việt Nam đến thời điểm hiện nay vẫn mong muốn bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các ngân hàng nước ngồi nhằm tăng uy tín cho ngân hàng, có thêm hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ ngân hàng để đáp ứng yêu cầu hội nhập hiện nay, đặc biệt tìm lợi thế cạnh tranh khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)