Việt Nam tiếp cận được với nguồn công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại
Hiện nay, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng đầu tư đổi mới cơng nghệ cịn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh một vài loại sản phẩm theo chu trình khép kín từ thiết kế đến sản phẩm cuối cùng, khả năng áp dụng các giải pháp khoa học và cơng nghệ cịn hạn chế. “Năm 2007, Việt Nam đầu
tư cho khoa học và công nghệ bình quân đầu người chỉ đạt 5 USD, trong khi Hàn Quốc đạt 1.000 USD. So sánh việc đầu tư khoa học và công nghệ giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam và Trung Quốc cũng cho thấy sự khác biệt. Trong khi Việt Nam, mức đầu tư cho khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước và tư nhân là 5 và 1, thì Trung Quốc là 1 và 3. Do đầu tư cho khoa học và công nghệ chưa cao nên năng suất lao động của Việt Nam cịn thấp từ 2-15 lần so với các nước Đơng Nam Á”.[56, tr.10] Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hàng hố Việt Nam có sức cạnh tranh yếu so với các nước trong vùng và thế giới bởi khoa học và cơng nghệ là yếu tố mang tính quyết định đến hiệu quả, năng suất, chất lượng và giá thành hàng hóa…Do đó, việc huy động vốn là việc cần thiết để đổi mới khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Khi thực hiện việc góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là hình thức đầu tư trực tiếp tức là góp vốn, mua cổ phần để tham gia quản lý hoạt
động đầu tư (đầu tư trực tiếp), các nhà đầu tư nước ngoài sẽ ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, tiên tiến và hiện đại vào trong lĩnh vực mà mình đã đầu tư. Nhiều cơng nghệ mới được nhập vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực viễn thơng, dầu khí, điện tử, tin học, sản xuất ơtơ, sợi vải cao cấp...Qua đó, nhân lực vận hành và quản lý được đào tạo tạo nên đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề khá cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến và đặc thù, lao động sau khi được tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngồi. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi buộc phải tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cơng nhân lành nghề thì mới đáp ứng được nhu cầu của họ. Điều đó có nghĩa tay nghề người lao động được nâng cao khiến cho các doanh nghiệp càng ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận hơn nữa các công nghệ mới và hiện đại.
Việc áp dụng khoa học và công nghệ hiệu quả sẽ tạo ra năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt hơn, giá thành hàng hóa rẻ hơn,…góp phần cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường thế giới.