Một số giải pháp bổ trợ khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 125 - 133)

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ khác

3.2.3.1. Tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế

Việt Nam mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước, khu vực có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn vào Việt Nam (Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, EU,

Singapore, Malaysia, Mỹ…) trên mọi lĩnh vực như chính trị, giáo dục đào tạo, văn hóa,

giao lưu nhân dân, hợp tác giữa các địa phương, quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư, bao gồm cả lĩnh vực đầu tư nước ngồi theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở tin tưởng và lợi ích chung, vì hồ bình, ổn định, hợp tác và phồn vinh.

Hình vẽ 3.1 Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi phân theo đối tác đầu tƣ

Chinese Taipei 12% Japan 11% Malaysia 10% Republic of Korea 12% Singapore 9% United State of America 9% British Virgin Islands 7% Hong Kong 4% Cayman Islands 4% Thailand 3% Others 19% (Chỉ tính các dự án cịn hiệu lực đến ngày 22/04/2011) Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Để tăng cường mối quan hệ trên, Việt Nam cần có một số biện pháp như sau:

Thứ nhất, Lãnh đạo Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến một số nước có nguồn

vốn đầu tư lớn vào Việt Nam như tổ chức những chuyến thăm các nước bạn, tăng cường viện trợ (chẳng hạn, thời gian gần đây Việt Nam viện trợ cho Nhật Bản trong trận sóng thần và động đất); củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng cộng sản, công nhân, Đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách mạng và tiến bộ thế giới; tiếp tục mở rộng quan hệ với các Đảng cầm quyền.

Thứ hai, Việt Nam cần rà soát lại các văn bản pháp quy, sửa đổi bổ sung những văn

bản pháp luật, đặc biệt những văn bản liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, cần cải thiện môi trường thu hút các nguồn vốn đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp. Việt Nam cần tăng cường ký kết và thực thi có hiệu quả các Hiệp định song phương về đầu tư và thương mại với các nước. Hiện nay, Việt Nam đã ký Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ, Hiệp định song phương về khuyến khích và bảo hộ đầu tư với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới và một số Hiệp định thương mại song phương với EU: Hiệp định khung hợp tác, Hiệp định dệt may song phương, Hiệp định thu hoạch sớm…

Thứ ba, Việt Nam cần tăng cường tổ chức xúc tiến đầu tư nhằm định hướng nhà

đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư tại Việt Nam hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào nước Việt Nam.

Xúc tiến đầu tư hỗ trợ nhà đầu tư xem xét tính tốn tồn diện tất cả khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật, kinh tế tài chính, điều kiện tự nhiên, mơi trường xã hội, pháp lý có liên quan, từ đó đưa ra quyết định cuối cùng.

Tùy tình hình từng địa phương, tùy từng giai đoạn mà mỗi tỉnh sẽ có những hoạt động xúc tiến đầu tư trọng tâm vào một số nước hay khu vực. Chẳng hạn, vào tháng 8/2009, Trung tâm Xúc Tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư. “Ông Nguyễn Trường Đảnh, Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Thành phố Cần Thơ, cho biết: Đối với hoạt động khảo sát thị trường, hội thảo nước ngoài, trong chương trình xúc tiến của địa phương, TP Cần Thơ chọn Nhật Bản và Đông Âu (Liên bang Nga, Belarus và Ukraina)” [76]. Nhật Bản là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện lớn trong các quốc gia

và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản có các dự án lớn tại Việt Nam như: cầu Cần Thơ, Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn, đường bộ cao tốc Bắc - Nam (kéo dài từ Hà Nội

đến Cần Thơ)...Thành phố Cần Thơ mời gọi các Công ty Nhật đẩy mạnh giao thương với

Thành phố Cần Thơ mở rộng thị trường, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu. Riêng đối với các nước Đông Âu (Liên bang Nga, Belarus và Ukraina), Thành phố Cần Thơ mong

muốn mời gọi nhà đầu tư, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực như: đào tạo sau đại học về các lĩnh vực nghiên cứu, chế biến, công nghệ sinh học; du lịch; thương mại; nông nghiệp (hợp tác xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao)...

Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải mở rộng quan hệ hợp tác với các nước để khai thác những tiềm năng trong nước, gắn thị trường trong nước với thị trường thế giới, từng bước hòa nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.

3.2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đầu tư

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của cơng tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của tồn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải đảm bảo tính đồng bộ, tồn diện, phù hợp, hiệu quả.

Để phổ biến pháp luật đầu tư, chúng ta cần tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng: Cán bộ, công chức liên quan đến cấp phép đầu tư, cấp phép kinh doanh, thẩm tra đầu tư; các doanh nghiệp Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam. Một số cơ quan chủ yếu thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật đầu tư như Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương…

Tùy từng tính chất và đặc điểm của nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tùy mức độ phổ biến pháp luật cũng như tùy vào tình hình của mỗi cơ quan, đơn vị mà các cơ quan, đơn vị sử dụng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho phù hợp như:

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp được áp dụng để tổ chức thực hiện các nội dung các văn bản pháp luật mới ban hành như: Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp; Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 06/09/2010 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần…

Hai là, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng

Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật này được thực hiện để thông tin rộng rãi đến toàn thể xã hội các nội dung cơ bản, thiết yếu của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực đầu tư.

Ba là, biên soạn, in ấn và phát hành các tài liệu

Các nhà nghiên cứu pháp luật, các doanh nhân, hoặc các cán bộ, công chức làm việc trong lĩnh vực đầu tư sẽ biên soạn các bài nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực đầu tư, sau đó phát thành sách, các bài trong báo, tạp chí. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật này thực hiện để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của các đối tượng muốn nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho công tác chuyên mơn, cơng việc có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực đầu tư.

Bốn là, các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật khác có ứng

dụng cơng nghệ thơng tin

Hình thức phổ biến giáo dục pháp luật này cần được duy trì thực hiện tại trang thơng tin điện tử của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đáp ứng nhanh và kịp thời nhất nhu cầu tìm hiểu về các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành đầu tư. Các cơ quan, đơn vị nêu trên cần tăng cường cung cấp các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tư một cách kịp thời, chính xác; cung cấp các thư mục hỏi đáp pháp luật theo nhiều tiêu chí như theo lĩnh vực pháp luật (pháp luật đầu tư, pháp luật lao động, pháp luật đất đai…) hoặc theo đối tượng hỏi đáp (doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài…); xây

đầu tư…); tích cực đưa các tài liệu tuyên truyền pháp luật (sách, đặc san, tờ gấp, tờ rơi, băng casset, đĩa hình, đĩa tiếng…) lên mạng Internet; tổ chức giao lưu trực tuyến

để những người tham gia bày tỏ, trao đổi những quan điểm của mình về những vấn đề liên quan đến pháp luật đầu tư, qua đó góp phần nâng cao nhận thức kiến thức pháp luật của nhiều người.

Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về đầu tư không chỉ cung cấp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật đầu tư mà còn vận động cán bộ, doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngồi, nhân dân chấp hành pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, nhân dân và nhằm hạn chế vi phạm pháp luật.

3.2.3.3. Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức

Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước ngồi. Điều này do sự địi hỏi của q trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các cán bộ, công chức làm việc liên quan đến lĩnh vực đầu tư nước ngoài phải được đào tạo để có phương pháp tư duy chiến lược, thông hiểu các quy định pháp luật về đầu tư, có phương pháp tiếp cận và áp dụng pháp luật chính xác, có sự năng động và tính chuyên nghiệp cao.

Đối với việc đầu tư theo hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư ngồi khu cơng nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ và tăng cường năng lực quản lý đầu tư cho các Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trưng ương. Điều này đảm bảo cho việc hiểu và áp dụng pháp luật đầu tư thống nhất trong phạm vi cả nước. Các chun viên, chun viên chính thuộc Phịng đăng ký kinh doanh, Phịng đầu tư nước ngồi của Sở Kế hoạch và Đầu tư là người trực tiếp xem xét, giải quyết hồ sơ đầu tư nước ngồi. Do đó, họ phải thường xun được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, được

trang bị các kỹ năng làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, soạn thảo văn bản, tin học và tiếng Anh… để nâng cao trình độ xử lý giải quyết cơng việc. Mặt khác, các chuyên viên này cần được phổ biến các văn bản pháp luật mới về đầu tư và hướng dẫn vận dụng các văn bản này vào trong thực tiễn cơng việc. Chương trình đạo tạo phải được chuẩn bị cụ thể, kỹ lưỡng bám sát với nhu cầu đào tạo cho từng đối tượng cán bộ, cơng chức, từng vị trí cơng việc cụ thể và từng nhóm đối tượng tương ứng của từng đơn vị.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm 2010 – 2020, yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu của chính các quan hệ đầu tư mới phát sinh, đồng thời Việt Nam cũng đang có những chính sách hấp dẫn đầu tư nước ngồi. Điều này có nghĩa, Việt Nam cần tiếp tục hồn thiện các quy định về góp vốn, mua cổ phần này, đưa ra các chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý phù hợp với hình thức đầu tư này. Đồng thời, Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính theo hưởng giảm thiểu các thủ tục rườm rà không cần thiết nhằm tạo môi trường đầu tư lành mạnh cho nhà đầu tư nước ngoài. Việc ổn định nền kinh tế vĩ mô cũng hết sức cần thiết tạo tâm lý ổn định của nhà đầu tư nước ngoài. Mở rộng quan hệ hợp tác với một số nước và khu vực đã và đang có nguồn vốn đầu tư lớn vào Việt Nam; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đầu tư; nâng cao đội ngũ cán bộ, công chức cũng là một trong những biện pháp gián tiếp thu hút đầu tư nước ngồi. Những kiến nghị nêu trên sẽ góp phần đưa hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam như là một kênh huy động vốn hữu hiệu vào thị trường Việt Nam.

KẾT LUẬN

Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tạo ra thời cơ thuận lợi và thách thức cho mỗi quốc gia. Để nắm bắt thời cơ, Chính phủ phải biết đổi mới chính sách và luật pháp, tạo mơi trường kinh doanh và đầu tư hấp dẫn, biến thời cơ thành thế và lực mới và luôn vượt qua thách thức đưa đất nước tiến lên bởi thời cơ và thách thức tồn tại đồng thời. Trong đó, pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần được hoàn thiện để tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài đưa nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển.

Trong một vài năm trở lại đây, việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã dần dần mang lại hiệu quả. Vốn đầu tư không chỉ thay đổi về lượng mà cả về chất với sự có mặt của hàng loạt tập đồn có tên tuổi trong lĩnh vực cơng nghệ cao như Intel, Foxcon, Samsung... do Chính phủ có chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư nước ngồi, trong đó vừa quan tâm đến gia tăng vốn đầu tư và vừa quan tâm đến chất lượng đầu tư nước ngồi. Chính sách thu hút đầu tư nước ngồi có định hướng, có chọn lọc, đặc biệt là ở các lĩnh vực quan trọng như công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ... đã bước đầu phát huy tác dụng. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2011 đến nay, Việt Nam đang đứng trước tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán liên tục giảm sút nghiêm trọng do ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế vĩ mơ, dự báo chỉ số lạm phát cịn cao, tình hình lãi suất cao, tỷ giá trên thị trường tự do bất ổn định… Do đó, việc Nhà nước cần kịp thời có những chính sách và đường lối chỉ đạo phù hợp để cứu nguy cho thị trường chứng khoán vốn là một kênh huy động vốn đầu tư gián tiếp có hiệu quả là một vấn đề cấp bách.

Khi mối quan hệ đầu tư được hình thành thì xuất hiện quan hệ giữa các lợi ích cơ bản: lợi ích đất nước với lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài. Trong mối quan hệ giữa lợi ích đất nước với lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài, nước ta thu hút đầu tư nước ngoài nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các chiến lược phát triển, cịn nhà đầu tư nước ngồi đến Việt Nam chủ yếu nhằm mục đích lợi nhuận. Do vậy, trong bối cảnh đang diễn ra cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài khá gay gắt giữa nước ta và các quốc gia trên thế giới đòi hỏi Nhà nước phải xây dựng thể chế, tạo môi trường

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 125 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)