Nhu cầu góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 84 - 85)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.9.1. Nhu cầu góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

2.9.1. Nhu cầu góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam

Theo Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 10 tháng năm 2010 (tính từ ngày 01/01/2010 đến ngày 20/10/2010) của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và

Đầu tư ngày 22/10/2010, số dự án được cấp mới theo hình thức mua cổ phần tại cơng ty cổ phần là 7 dự án với 19,3 triệu USD vốn đăng ký cấp mới; số lượt tăng vốn dự án là 7 với vốn đăng ký tăng thêm là 36,4 triệu USD. Cũng tại Báo cáo này, lũy kế các dự

án (dự án dược cấp mới theo hình thức mua cổ phần tại cơng ty cổ phần) còn hiệu lực đến ngày 22/10/2010 là 193 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.796.623.007 USD và tổng Vốn điều lệ là 1.401.213.801 USD. [11]

Theo Báo cáo nhanh đầu tư trực tiếp nước ngoài 4 tháng năm 2011 (tính từ ngày

01/01/2011 đến ngày 20/04/2011) của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và Đầu tư

ngày 22/04/2011, trong giai đoạn này khơng có dự án nào được cấp mới theo hình thức mua cổ phần tại cơng ty cổ phần, chỉ có 5 dự án tăng vốn với vốn đăng ký tăng thêm là 7,7 triệu USD. Các dự án còn hiệu lực đến ngày 22/04/2011 là 192 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 4.810.598.623 USD và tổng Vốn điều lệ là 1.408.729.588 USD. [12] Như vậy, trong 10 tháng năm 2010, tình hình đầu tư theo hình thức mua cổ phần còn hạn chế, đặc biệt trong 4 tháng đầu năm 2011, việc mua cổ phần không tiến triển thêm mà chỉ có một số dự án tăng vốn. Nguyên nhân của tình trạng này do nguyên nhân khách quan là tác động của khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã lan rộng, ảnh hưởng đến tất cả các trung tâm, khu vực kinh tế Thế giới (Châu Âu, Trung quốc, Nhật bản, Hàn Quốc, ASEAN…) và Việt Nam [65]. Nguyên nhân chủ quan là thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp trong nước không thể thực hiện một cách triệt để và nhất quán trong phạm vi tồn quốc bởi sự khơng rõ ràng, chi tiết và chồng chéo của các quy định. Do đó, nghiên cứu để hoàn thiện một trong các văn bản hiện hành, có thể là Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hoặc Nghị định thay thế Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 là điều cần thiết để đảm bảo tính thực thi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)