Tình hình giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 88 - 91)

THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.9.3. Tình hình giao dịch trên thị trường chứng khốn Việt Nam thơng qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam

Việt Nam đã có những thành cơng nhất định trong thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhưng nguồn vốn đầu tư gián tiếp vẫn còn hạn chế. Sau khủng hoảng năm 1997, nguồn vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam có xu hướng tăng, nhưng quy mơ cịn nhỏ và chiếm tỷ lệ thấp so với vốn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. “Một số quỹ mới hoạt động tại Việt Nam từ năm 2001 có quy mơ vốn bình qn từ 5-20 triệu USD cho một quỹ nhỏ hơn giai đoạn (1991-1997), chiếm 1,2% vốn FDI, tăng lên 3,7% (2004), tỷ lệ này còn quá thấp so với các nước trong khu vực (tỷ lệ thu hút FII/FDI trong khoảng 30-40%). [81]

Tuy nhiên, trong giai đoạn năm 2006, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam cũng đã tăng rất mạnh, biểu hiện rõ nhất là việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các tập đồn tài chính quốc tế trong thời gian qua đã không ngừng gia tăng. Đến cuối năm 2006, khoảng trên 2 tỷ USD vốn đầu tư gián tiếp được công bố thông qua các quỹ đầu tư chính thức.

Trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2008, trên thị trường chứng khoán, một số giao dịch đã thâu tóm cổ phiếu. Đặc điểm của các giao dịch thâu tóm cổ phiếu này là: các giao dịch (mua) thường do các quỹ đầu tư hoặc các định chế tài chính nước

ngồi tiến hành và với mục đích chủ yếu là đầu tư sinh lợi dựa trên sự biến động giá chứng khốn. Chỉ có một số khơng nhiều trường hợp thâu tóm cổ phiếu của một doanh nghiệp để tham gia điều hành, quản lý doanh nghiệp đó (như ANZ, Daiwa với SSI, Swiss Reinsurance với Vinare,…). Các loại cổ phiếu mà các nhà đầu tư nước ngoài

thường tập trung giao dịch là các cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn, tính thanh khoản cao

(như FPT, REE, Vinamilk, ACB, STB, SJS, SAM). Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các

công ty dạng này thường rất cao (xấp xỉ 30% đối với ngân hàng niêm yết và 49% đối với doanh nghiệp khác).

Bảng 2.2: Một số giao dịch thâu tóm cổ phiếu điển hình trên thị trƣờng chứng khốn niêm yết

STT Thời điểm Bên mua Bên bán Tỷ lệ sở hữu

1 2007 Citigroup Global Market

CTCP Đầu tư và Phát triển

đô thị và KCN Sông Đà

3.91 % 2 2007 VOF Investment Ltd CTCP Cơ Điện Lạnh

REE

8.83 % 3 2007 Deutsche Bank AG

CTCP Đầu tư và công nghệ FPT

5.22 % 4 2007 TPG Venture

CTCP Đầu tư và công nghệ FPT

4.59 % 5 2007 Deutsche Bank AG London CTCP Sữa Việt Nam 5.71

% 6 2007 Vietnam Dragon Fund Ltd CTCP Sữa Việt Nam 2.66

% 7 2007 Vietnam Enterprise Investments

Ltd

CTCP Sữa Việt Nam 2.60 % 8 2007 AXA Group Corporation (AXA

SA)

CTCP Bảo hiểm Bảo Minh

16.60 % 9 2007 Temasek Holding Pte Ltd CTCP Thủy sản Minh

Phú

10% 10

2007 Tập đoàn ngân hàng ANZ CTCP Chứng khốn Sài Gịn

Gịn

10%

11 2008 Swiss Reinsurance Group

CTCP Tái Bảo hiểm Việt Nam Nam 25% 12 2008 Deutsche Bank CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị và KCN Sông Đà đô thị và KCN Sông Đà 5.04 %

Từ khi ra đời đến năm 2010 là chặng đường 10 năm của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường đã có những phát triển vượt bậc, đạt gấp 2 lần so với kế hoạch ban đầu về quy mơ vốn hóa, số lượng cơng ty niêm yết tăng gấp 10 lần. Thị trường cũng đã trở thành kênh huy động vốn cho doanh nghiệp với hàng trăm ngàn tỉ đồng.

“Năm 2010 đạt kỷ lục lên sàn niêm yết: thêm 81 cổ phiếu trên HOSE, 110 cổ phiếu niêm yết trên HNX và 82 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM. Năm 2010 cũng là năm kỷ lục của doanh nghiệp huy động vốn qua thị trường chứng khoán với tổng giá trị huy động vốn lên tới 110.000 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2009 và tăng 4 lần so với năm 2008…” [84]

Tính đến tháng 06 năm 2011, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội niêm yết thêm 18 cổ phiếu trên HNX như: BHT (CTCP Đầu tư xây dựng Bạch Đằng TMC), BSC (CTCP Dịch vụ Bến Thành); D11 (CTCP Địa ốc 11)… (theo dữ liệu trên website của HNX) và Sở Giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh niêm yết thêm 11 cổ

phiếu trên HOSE như ACC (Công ty cổ phần bê tông Becamex), BGM (CTCP Khai thác và chế biến Khống sản Bắc Giang), C47 (Cơng ty cổ phần xây dựng 47) (Theo dữ liệu trên website của HOSE).

Từ đầu năm 2011 đến nay, tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán liên tục giảm sút nghiêm trọng (ngày 28/05/2010 HOSE đạt 512.99 điểm, HNX 166,71 điểm; sau 01 năm: HOSE còn 387.44 điểm, HNX 69.23 điểm) [75]. Khó khăn của thị

trường trong thời gian qua là do ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế vĩ mơ, chỉ số lạm phát (CPI) được dự báo cịn cao, tình hình lãi suất chưa thể giảm, tỷ giá trên thị trường tự do vẫn cịn duy trì cách biệt lớn so với thị trường chính thức…mà các thành viên thị trường phải gánh chịu. Hai phiên đầu năm Tân Mão, thị trường chứng khoán tăng điểm phần lớn nhờ vào sức bật của các cổ phiếu có vốn hóa lớn, đặc biệt là có sự tham gia và “đẩy giá” khá mạnh ở các mã cổ phiếu này của khối nhà đầu tư nước ngoài.

Đứng trước tình hình thị trường chứng khốn như hiện nay, Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB) đã có một vài kiến nghị khẩn thiết đến Thủ

tướng Chính phủ một số giải pháp để cứu thị trường chứng khoán đảm bảo hoạt động của thị trường, không để giảm sâu dễ dẫn đến đổ bể, ảnh hưởng an sinh xã hội như:

Một là, trước mắt tạm thời ngừng việc đánh thuế thu nhập cá nhân cho các nhà

tin tuyên truyền…trong việc đăng tải và đưa tin cần hết sức cẩn trọng, đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia;

Hai là, Chính phủ cần có ý kiến chỉ đạo Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khốn

Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn những văn bản mang tính nghiệp vụ như mua bán chứng khoán trong ngày, mở tài khoản của các nhà đầu tư, quy định trần cho vay…; Đề nghị hai Sở giao dịch Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giảm 50% tất cả các loại phí mà các Sở đang thu của các cơng ty chứng khốn thành viên...; Bỏ việc thu phí lưu ký chứng khốn đối với các nhà đầu tư vừa mới được ban hành;

Ba là, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cơ quan quản lý tạo sự

đồng thuận và hỗ trợ cho ngành chứng khốn phát triển, chính sách của từng ngành khơng nên mang tính cục bộ mà phải đảm bảo tính tổng thể chung của nền kinh tế, đối với thanh tra giám sát là cần thiết; Tuy nhiên, trước tình hình hiện nay khi phát hiện vi phạm cần có sự chỉ đạo và tập trung tháo gỡ từ Trung ương.

Thị trường chứng khoán là một kênh tạo vốn quan trọng để Nhà nước và các doanh nghiệp đại chúng huy động nguồn vốn phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hệ thống ngân hàng trong việc cân đối nguồn vốn tổng thể, phục vụ cho tiến trình cổ phần hóa cổ phần hóa. Do đó, việc tạo ra thị trường chứng khốn ổn định, phát triển lành mạnh là nhiệm vụ cần thiết của Chính phủ Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)