Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần góp phần mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 41 - 42)

thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao.

Nguồn vốn mà doanh nghiệp Việt Nam huy động được dù thơng qua hình thức nào, bao gồm cả hình thức góp vốn, mua cổ phần là một trong những yếu tố quan trọng nhất để thực hiện chiến lược cạnh tranh tổng quát của doanh nghiệp tránh tình trạng phổ biến là các doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau. Nguồn vốn đầu tư gián tiếp có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy, đầu tư gián tiếp rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn.

Khi doanh nghiệp có đủ vốn đầu tư thì các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với nguồn cơng nghệ tiên tiến, dành chi phí hợp lý hơn cho việc quảng cáo sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng nhất, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử. Doanh

nghiệp cũng có cơ hội nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng nhằm đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Doanh nghiệp biết cách sử dụng chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu chi phí nhằm đầu tư nghiên cứu các công nghệ kỹ thuật mới nâng cao chất lượng và năng suất lao động hay tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, hiện đại...Người tiêu dùng biết nhiều đến sản phẩm của doanh nghiệp và có nhu cầu sử dụng rất lớn sản phẩm đó do giá cả hợp lý, chất lượng tốt và mẫu mã đẹp thì doanh nghiệp buộc phải mở rộng tối đa thị phần cho sản phẩm của mình thơng qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu trong và ngồi nước góp phần mở rộng thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp Việt Nam được cung cấp vốn đầy đủ và kịp thời thông qua các kênh huy động vốn khác nhau, đặc biệt kênh huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần cũng sẽ tạo cho doanh nghiệp đó cơ hội mở rộng sản phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế, từ đó gián tiếp thúc đẩy năng lực canh tranh của chính doanh nghiệp đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)