Giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 89 - 91)

b. Thông số yêu cầu cấp điện

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Điện lực BR-VT

3.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

Chỉ số tiếp cận điện năng là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành điện lực. Nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Đó cũng chính là nâng cao từng yếu tố cấu thành gồm: Số lượng thủ tục; Thời gian; Chi phí để đầu tư của khách hàng cho một cơng trình cấp điện đấu nối lưới điện trung áp và Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá.

Do vậy, trong lĩnh vực phát điện công ty cần nghiên cứu xây dựng nhà máy điện số, phát triển hệ thống giám sát, cải thiện công tác quản lý vận hành và sửa chữa, bảo

dưỡng nhà máy điện, tối ưu hóa kinh doanh trong lĩnh vực chào giá điện và mua nhiên liệu và thường xuyên phân tích, dự báo tình hình khách hàng, nhu cầu sử dụng điện nhằm cải thiện thủ tục, rút ngắn thời gian giảm chi phí, ổn định và minh bạch về giá.

Trong lĩnh vực truyền tải, công ty cần Xây dựng hệ thống điện thơng minh, Giám

sát tình trạng vận hành của từng thiết bị, Giám sát thông tin về hành lang, tình hình tiêu thụ của từng khu vực, Ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát vào công tác quản lý, bảo dưỡng và giám sát của đường dây truyền tải, Tin học hóa trong kinh doanh điện năng bằng cách áp dụng triệt để phần mềm CMIS 3.0. Hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai đã cho phép cơng ty điện lực có thể áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kinh doanh điện năng, tạo thành một chu trình sản xuất khép kín, quản lý thơng tin khách hàng từ khi ký đến khi thanh lý hợp đồng, bao gồm: Quản lý thông tin dịch vụ khách hàng (các chức năng liên quan đến nghiệp vụ quản lý thông tin dịch vụ khách hàng bao gồm việc phát triển khách hàng bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ quản lý khách hàng của EVN, quản lý thông tin từ khâu giấy đăng ký đến khâu thanh lý hợp đồng; thay đổi bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng; các thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm sử dụng điện...); Quản lý cập nhật chỉ số và lập hóa đơn (các chức năng lập hố đơn quản lý chặt chẽ chỉ số công tơ liên tục từ tháng này qua tháng khác; giao dịch hoá nghiệp vụ quản lý hoá đơn: phát hành, thối hồn, thu tiền, thanh lý, bàn giao); Quản lý thu tiền và công nợ (các chức năng quản lý công nợ, quản lý chi tiết cơng nợ khách hàng: Từng hố đơn đã phát hành, từng giao dịch thao tác trên hoá đơn); Quản lý tổn thất (các chức năng quản lý tổn thất cho phép định nghĩa một cách lô-gic vùng tổn thất, bảo đảm áp dụng một cách năng động cho việc tính tổn thất của Cơng ty Điện Lực, Chi nhánh, tổ phường, lộ đường dây, vùng tổn thất bất kỳ); Quản lý đo đếm (các chức năng quản lý công tơ và các thiết bị đo đếm khác trong suốt chu kỳ sống của thiết bị, từ lúc nhập kho, qua khâu kiểm định, treo/tháo và thanh lý); Phân hệ báo cáo tổng hợp (kết xuất toàn bộ các báo cáo tổng hợp theo quy định của EVN và Điện Lực. Chức năng còn cho phép khai báo các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý); Phân hệ quản trị hệ thống (quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống bao gồm: Vào, ra hệ thống, quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng, phân quyền truy cập các chức năng của hệ thống. Thiết lập các tham số để hệ thống sử dụng khi vận hành như thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu, xác định đơn vị vận hành, ngày hoạt động của hệ thống, ...).

Trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, công ty cần: Xây dựng lưới điện phân phối thơng minh, Xây dựng hệ thống tích hợp nguồn năng lượng phân tán, Xây dựng hệ thống quản lý nhu cầu (DSM), Điều chỉnh phụ tải (DR), Triển khai áp dụng phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, Ứng dụng công nghệ IoT, big data, điện toán đám mây, xây dựng kho dữ liệu khách hàng, ứng dụng thanh toán trực tuyến, Nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ học máy, trí tuệ nhân tạo, điện tốn đám mây để xây dựng hệ thống giải đáp thông tin theo yêu cầu của khách hàng, Nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ, triệt để và hiệu quả công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ của CMCN 4.0, bao gồm nhưng không giới hạn ở công nghệ IoT, AI, Big data, Cloud computing, Blockchain,.. vào mọi hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh của cơng ty. Bởi vì việc ứng dụng công nghệ IoT và Big Data để triển khai lưới điện thơng minh sẽ giúp ngành điện giảm chi phí vận hành và chi phí quản lý hệ thống điện. Đồng thời, ứng dụng mới này cịn giúp cơng ty tăng cường hiệu quả hoạt động, gắn kết với khách hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. nhờ vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ phát triển không ngừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)