b. Thông số yêu cầu cấp điện
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh ngành điện lực
1.3.2. Năng lực quản lý, tổ chức của DN
Năng lực quản lý, tổ chức của DN được thể hiện qua phương pháp quản lý, trình độ quản lý, cơ cấu bộ máy tổ chức và công tác quản trị nguồn nhân lực.
- Phương pháp quản lý các DN hiện nay thường sử dụng là phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhà lãnh đạo, người quản lý không nên quá lạm dụng một phương pháp nào, mà cần biết áp dụng linh hoạt, tùy đối tượng, tình huống, thời điểm… để quản lý nhằm động viên người lao động làm việc hết sức mình đem lại hiệu quả cao nhất cho DN, người lao động và xã hội.
- Trình độ quản lý được thể hiện thơng qua khả năng xây dựng và điều chỉnh chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, năng lực điều phối, vận hành các nguồn lực và giải quyết các tình huống trong hoạt động sản xuất-kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Cơ cấu bộ máy tổ chức là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, tạo sự liên kết, gắn bó, phối hơp nhịp nhàng, động viên năng lực làm việc tốt đa của người lao đơng để hồn thành mục tiêu chung của tổ chức. Ngày nay, các công ty thường tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng hoặc cơ cấu ma trận.
- Công tác quản trị nguồn nhân lực bao gồm cơng tác phân tích cơng việc, tuyển dụng, đào tạo – phát triển NNL, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, trả lương, thưởng, thực hiện các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút người tài. Thực tế cho thấy, DN nào thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ thu hút, giữ chân
người tài, tạo sự đồn kết gắn bó trong nhân viên đối với DN, giúp DN vượt qua mọi sóng gió trong thị trường cạnh tranh và phát triển bền vững.