Giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 91)

b. Thông số yêu cầu cấp điện

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Điện lực BR-VT

3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Cơng ty cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân mạnh dạn đầu tư vào năng lượng sạch như điện gió, điện năng lượng mặt trời vì đây là thế mạnh, là tài nguyên thiên nhiên sẵn có của tỉnh BR – VT. Khi người dân tự xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời để sử dụng, nếu dư điện được cơng ty mua lại thì người dân sẽ sẵn sàng đầu tư. Điều này sẽ giúp công ty giải quyết vấn đề thiếu điện ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, nếu công ty phối hợp với các đơn vị xây dựng thiết kế và thi cơng các tịa nhà cần kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời cho các nhu cầu đun nước, làm lạnh… đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước qui định về an toàn hệ thống điện.

Tích cực giải quyết một số vướng mắc về cơ chế để đưa Dự án điện mặt trời do Công ty TNHH sản xuất thương mại Terra Wood đầu tư với công suất 5 MW; dự án điện mặt trời (công suất 5 MW) kết hợp khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Khu 2 Côn Đảo, do liên doanh Công ty TNHH LuxcoVina (Hàn Quốc) và Công ty CP

năng lượng dầu khí châu Á đầu tư. Cả hai dự án này đều dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2020.

Tính đến nay, trên địa bàn đã có 6 cơng trình Điện mặt trời áp mái (ĐMTAM), với tổng công suất khoảng 120 kWp. Nếu có chủ trương tốt khuyến khích người dân thì số cơng trình ĐMTAM sẽ tăng lên rất nhiều

Hiện nay, nguồn điện trên đảo được cấp chủ yếu bằng máy phát điện diesel của Nhà máy điện An Hội. Theo tính tốn, chi phí đầu tư điện mặt trời ban đầu tuy cao, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với sử dụng điện từ máy phát diesel. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời cịn tạo ra nguồn năng lượng sạch, bảo vệ mơi trường và thích hợp với điều kiện tự nhiên tại Cơn Đảo, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế, du lịch chất lượng cao. Do vậy, Công ty cần có chính sách, cơ chế cụ thể, rõ ràng để tiếp tục dự án điện gió tại Cơn Sơn- Cơn Đảo. Bởi vì đây sẽ là nhà máy điện gió độc lập đầu tiên của Việt Nam (tự cung cấp năng lượng phát điện, tự điều hịa lưới điện, khơng phụ thuộc vào lưới điện quốc gia), được xây dựng trên vùng biển xa bờ. Cơng ty cần cân nhắc về giá để nhanh chóng ký hợp đồng mua lại điện cho chủ đầu tư và giải quyết nhanh các vướng mắc về thủ tục để việc thi công được tiến hành nhanh và thuận lợi. Cơng trình này nếu được đưa vào hoạt động sẽ cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho tồn Cơn Đảo với giá bán điện thấp hơn giá thành sản xuất điện diesel là 3.281 đồng/kWh.

3.3.3. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng

Cần triển khai nhanh và tồn diện ứng dụng cơng nghệ đo đếm điện thơng minh (smart metering) nhằm giúp có thể đọc và thu nhận dữ liệu từ xa, đồng thời có thể trao đổi thơng tin dữ liệu 2 chiều giữa nhà cung cấp với khách hàng. Các thông tin như giá điện, lượng điện tiêu thụ, số tiền phải trả… được xác định nhanh chóng, giúp khách hàng an tâm, điều chỉnh kế hoạch sử dụng điện một cách tối ưu theo bảng giá điện; giúp công ty dự báo được nhu cầu sử dụng điện năng của khách hàng và xác định khung giá phù hợp cho từng phân khúc khách hàng

Tiếp tục xây dựng chương trình quản lý nguồn và lưới điện (PMIS), hệ thống đo đếm dữ liệu điện kế từ xa (MDMS), các ứng dụng hệ thống thông tin chỉ dẫn địa lý lưới

điện (GIS) với 6 bản đồ chuyên đề phục vụ quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành và chương trình giám sát cơng nhân sửa chữa điện (CRM-App)… Nâng cấp ứng dụng phần mềm chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động. Việc ứng dụng công nghệ OTT, gửi thông tin thông báo mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích, khách hàng khơng phải chịu phí.

Cần mở rộng việc hợp tác với các ngân hàng và các đối tác thu hộ tiền điện trên địa bàn Tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa nhằm giúp khách hàng thuận tiện trong thanh toán tiền điện và được sử dụng điện theo nhu cầu của mình.

3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Cơng nghiệp điện là một ngành có cơng nghệ cao, địi hỏi phải có đội ngũ kỹ thuật viên và cơng nhân lành nghề. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động và thực hiện nhiệm vụ là một yêu cầu cấp thiết và là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

3.3.4.1. Đối với cán bộ quản lý

Cần giao quyền chủ động hơn cho lãnh đạo các bộ phận, thay đổi phương pháp quản trị từ giao việc sang khuyến khích tư duy đổi mới, sáng tạo. Xây dựng hệ thống chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý thức học hỏi không ngừng trong đội ngũ lao động. Đồng thời cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên chức về trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm cho từng chức danh, vị trí cơng việc. Điều này sẽ giúp người lao động nâng cao ý thức tự nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, học tập suốt đời. Nhờ vậy, chất lượng lao động, năng suất lao động sẽ được nâng lên không ngừng.

3.3.4.2. Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động

Việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề khơng nhất thiết phải đào tạo chính quy, có bằng cấp khoa học. Đa số cơng nhân đã có kinh nghiệm thực tiễn, có tay nghề chun mơn cao, nắm vững quy trình cơng nghệ cơ bản và có nhiều ý tưởng sáng tạo, tìm tịi giải pháp rút gọn quy trình cơng nghệ, cải tiến kỹ thuật...Do vậy cần đào tạo theo tiêu chí cụ thể về thời gian đào tạo “ngắn hạn, chuyên sâu và thường xuyên”. Thời gian đào tạo kéo dài từ 6 đến 12 tháng đối với các kỹ sư, các nhà khai thác, giám sát viên và kỹ thuật viên, tùy theo vị trí cơng tác của từng người. Đặc biệt, đối với các

bộ phận quan trọng, tần suất đào tạo tiến hành thường xuyên hơn, nhằm cập nhật liên tục những kỹ năng, cơng nghệ tiên tiến. Ngồi ra, có thể đào tạo thơng qua việc tổ chức các hội thảo, tập huấn kỹ thuật, kỹ năng quản lý, hợp tác nghiên cứu với các trường đại học trong nước và nước ngoài, mời các chuyên gia kỹ thuật trong và nước ngoài về giảng dạy, bổ sung kiến thức và đào tạo nghề cho người lao động của cơng ty. Có thể học tập kinh nghiệm của công ty Fuji Electric (Nhật), đào tạo bằng cách kèm cặp tại chỗ: một kỹ sư tay nghề cao được chỉ định làm cố vấn (hoặc đối tác) để làm việc một ngày với một nhân viên mới nhằm hỗ trợ nhân viên này thích ứng với cơng việc, đồng thời thúc đẩy họ nỗ lực làm việc độc lập. Mặt khác, cần chú trọng đào tạo các kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, kỹ năng tổ chức cơng việc hiệu quả và xử lý tình huống…Bởi vì kỹ năng mềm đóng một vai trị quan trọng, giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi.

Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, lực lượng kế thừa là một yêu cầu cấp thiết trong thời đại CMCN 4.0 hiện nay. Vì vậy cơng ty cần lập kế hoạch thu hút, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hàng năm, xây dựng tư duy chiến lược, dám đổi mới, sáng tạo trong lực lượng lao động trẻ nhằm có đội ngũ đáp ứng u cầu cơng việc và cơng nghệ mới, ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.

3.3.5. Giải pháp về Văn hóa Doanh nghiệp

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn bó nhưng đầy tinh thần thi đua, sáng tạo, mơi trường làm việc nhóm và hồn thành cơng việc theo mục tiêu, chất lượng, hiệu quả.

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, định nghĩa hành vi trong DN bao gồm việc đào tạo, tuyên truyền về văn hóa cơng bằng, chính trực trong DN và bộ hành vi, quy tắc ứng xử và tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện cơng việc của nhân viên. Từ đó có chính sách khen thưởng thích hợp và thỏa đáng .

Xây dựng văn hóa DN tập trung vào các giá trị “Sáng tạo - Hiệu quả” nhằm tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy được sự sáng tạo, đổi mới cơng nghệ, quy trình quản lý, vận hành để nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, các

hoạt động, chương trình, sự kiện, hội thi/cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của ngành Điện, về Văn hóa EVN và đơn vị, nhằm thể hiện niềm vinh dự và tự hào về những thành tựu DN đạt được trong năm qua, đồng thời thấy rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, văn minh và lịch sự nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của DN.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên mơn cho đội ngũ làm cơng tác văn hóa doanh nghiệp tại DN cần được triển khai, trong đó, đặc biệt quan tâm tới việc duy trì sự ổn định của nhân sự làm cơng tác VHDN, tích cực tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các đơn vị thành viên để nâng cao năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng cho đội ngũ làm cơng tác VHDN. Ngồi ra, việc xây dựng các cơ chế để tuyên dương, biểu dương các cá nhân có sự sáng tạo trong cơng việc, ý thức trách nhiệm, tận tâm trong công việc, thực hiện tốt văn hóa doanh nghiệp cũng sẽ được chú trọng và nhân rộng gương điển hình tiên tiến qua các kênh truyền thông, các ấn phẩm, trang thông tin điện tử nội bộ của DN.

Kiến nghị:

Nhà nước nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý kinh tế trong ngành điện nhằm chuyển đổi từ cơ chế hoạt động độc quyền lạc hậu kém hiệu quả sang cơ chế thị trường cạnh tranh hiện đại. Qua đó, tập đồn điện lực VN nên mạnh dạn phân cấp quản lý và giao quyền tự chủ về tài chính và kinh doanh cho các công ty điện lực nhằm giúp DN hoạt động sản xuất kinh doanh đúng vai trò trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Nhà nước quản lý trên cơ sở giá bán điện trần và giá sàn.

Nhà nước cần có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài đựợc tham gia đầu tư một cách công bằng vào ngành điện năng sạch như năng lượng tái tạo, năng lượng gió, năng lượng mặt trời nhằm thỏa mãn nhu cầu điện năng ngày càng tăng của đất nước trong giai đoạn phát triển mới hiện nay.

Tóm tắt chương 3

Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu mục tiêu và một số nội dung chính về chiến lược phát triển của EVN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và định hướng của công

ty điện lực BR-VT đến năm 2025. Trên cơ sở định hướng này và việc phân tích, rút ra ưu, nhược điểm về năng lực cạnh tranh của công ty điện lực BR-VT trong chương 2, Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cơng ty. Đó là các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng trong lĩnh vực phát điện, trong lĩnh vực truyền tải, trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng; giải pháp về cơ chế, chính sách; Giải pháp về ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng, Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và Giải pháp về Văn hóa Doanh nghiệp. Ngồi ra, tác giả cũng kiến nghị Nhà nước và tập đồn điện lực VN nhanh chóng đổi mới cơ chế quản lý độc quyền sang cơ chế thị trường hiện đại thì các Doanh nghiệp mới nâng cao năng lực cạnh tranh hiệu quả được.

KẾT LUẬN

Luận văn với đề tài “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty Điện lực BR-VT đến năm 2025” đã hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành điện lực, các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành điện lực, kinh nghiệm quốc tế về mở rộng thị trường điện lực và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành điện lực của một số nước như Ý, Na Uy, Úc , Mỹ. Từ đó rút ra được bài học kinh nghiệm cho các DN điện lực tại VN. Phần nội dung chính, tác giả đã phân tích năng lực cạnh tranh của công ty điện lực BR-VT, đưa ra nhận xét về ưu, nhược điểm và tồn tại về năng lực cạnh tranh của cơng ty, từ đó đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn giúp công ty Điện lực BR-VT nâng cao năng lực cạnh tranh, nhằm đủ sức phát triển trong giai đoạn mới - giai đoạn cạnh tranh hoàn toàn trong cơ chế thị trường hiện đại của ngành điện lực.

Do trình độ, kiến thức và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Tác giả rất mong được sự góp ý chân tình của Thầy, Cơ và đồng nghiệp để có thể ứng dụng những giải pháp của luận văn vào thực tiễn, giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Michael E. Porter (2009), Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội [2]. \Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, Hà Nội

[3].Michael E. Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh Quốc gia, NXB Trẻ, Hà Nội

[4]. Jay Barney (1991), Firm Resources and Sustained Competitive Advantage, https://doi.org/10.1177/014920639101700108

[5]. Gary Hamel and C.K. Prahalad, (1994) Competing for the Future, Harvard Business Review

[6].Pisano and Shuen (1997) Competitive Differentiation within the Shipbuilding Industry, Business & Economics.

[7] Sally Hunt and Graham Shuttleworth (1996), Competition and Choice in Electricity, Chichester, United Kingdom: John Wiley and Sons Ltd.

[8]. Đàm Xuân Hiệp (2012), Hình thành và phát triển thị trường điện lực tại Việt Nam,

Bộ Khoa học và Công nghệ, Hà Nội.

[9]. Steven Stoft (2002), Power System Economics: Designing Markets for Electricity,

Wiley-IEEE Press.

[10] Nguyễn Mạnh Hùng (2013), “Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Viễn thông VN” Luận án tiến sĩ

[11] Nguyễn Mạnh Tuân, (2019)“Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Cảng Hàng không VN đến năm 2030”, Luận án Tiến sĩ,

[12] TS. Ngơ Tuấn Kiệt, Mơ hình thị trường điện và vấn đề cải cách thị trường điện Việt Nam, tạp chí Năng lượng VN, 10-2012

[13] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030

[14] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.

06/2011 về cơ chế hỗ trợ các dự án điện gió nối lưới ở Việt Nam.

[16] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 24/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 03/2013 về cơ chế hỗ trợ các dự án điện sinh khối nối lưới ở Việt Nam.

[17] UNDP (2012), Fossil Fuel Fiscal Policies and Greenhouse Gas Emissions in Vietnam.

[18] UNDP (2013), A Marginal Abatement Cost Curve Analysis for the Energy Sector in Vietnam.

[19] UNDP (2014), Green Growth and Fossil Fuel Fiscal Policies in Vietnam.

[20] Aisma Vītiņa, Nina Dupont, and Mikael Togeby (2017), Renewable Energy Scenarios for Vietnam, Danish Energy Agency.

[21] World Bank (2000), “Wind Energy Resource Atlas of Southeast Asia”. [22] World Bank (2016), A financial recovery plan for Vietnam Electricity (EVN: with implications for Vietnam’s power sector, The World Bank.

PHỤ LỤC 1

QUY TRÌNH CẤP ĐIỆN QUA LƯỚI TRUNG ÁP DO ĐIỆN LỰC ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)