Nội dung chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 89)

b. Thông số yêu cầu cấp điện

3.2.2.Nội dung chính

- Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 10,5%/năm giai đoạn 2020-2025. Pmax của tỉnh năm 2020 lần lượt là 7.551MW và 8.550 ứng với điện thương phẩm là 44.601 triệu kWh và 52 800 triệu kWh. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2020 là 4.395 kWh/người và 5435kWh/ người

- Trong giai đoạn 2020-2025, Tỉnh xây dựng mới và cải tạo 243,9 km đường dây 220kV; 400,62 km đường dây 110kV, tổng dung lượng xây dựng mới và cải tạo trạm 220kV là 5.750MVA và trạm 110kV là 8.015MVA. Từ năm 2020 đến 2025, tỉnh BR- VT cũng sẽ phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng mặt trời, rác thải và khí sinh học, đặc biệt là nhà máy đốt rác có quy mô tối đa đến 40MW.

- Đối với lưới điện trung áp, Tỉnh cải tạo toàn bộ lưới 15kV khu vực các thành phố Vũng tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, Huyện Đất Đỏ, Huyện Xuyên Mộc, Huyện Châu Đức, Huyện Long Điền, Huyện Côn Đảo

- Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện Tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu giai đoạn 2020-2025 là 35.936 tỷ đồng.

3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Điện lực BR-VT

3.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng

Chỉ số tiếp cận điện năng là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành điện lực. Nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Đó cũng chính là nâng cao từng yếu tố cấu thành gồm: Số lượng thủ tục; Thời gian; Chi phí để đầu tư của khách hàng cho một công trình cấp điện đấu nối lưới điện trung áp và Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá.

Do vậy, trong lĩnh vực phát điện công ty cần nghiên cứu xây dựng nhà máy điện số, phát triển hệ thống giám sát, cải thiện công tác quản lý vận hành và sửa chữa, bảo

dưỡng nhà máy điện, tối ưu hóa kinh doanh trong lĩnh vực chào giá điện và mua nhiên liệu và thường xuyên phân tích, dự báo tình hình khách hàng, nhu cầu sử dụng điện nhằm cải thiện thủ tục, rút ngắn thời gian giảm chi phí, ổn định và minh bạch về giá.

Trong lĩnh vực truyền tải, công tycần Xây dựng hệ thống điện thông minh, Giám sát tình trạng vận hành của từng thiết bị, Giám sát thông tin về hành lang, tình hình tiêu thụ của từng khu vực, Ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát vào công tác quản lý, bảo dưỡng và giám sát của đường dây truyền tải, Tin học hóa trong kinh doanh điện năng bằng cách áp dụng triệt để phần mềm CMIS 3.0. Hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai đã cho phép công ty điện lực có thể áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kinh doanh điện năng, tạo thành một chu trình sản xuất khép kín, quản lý thông tin khách hàng từ khi ký đến khi thanh lý hợp đồng, bao gồm: Quản lý thông tin dịch vụ khách hàng (các chức năng liên quan đến nghiệp vụ quản lý thông tin dịch vụ khách hàng bao gồm việc phát triển khách hàng bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ quản lý khách hàng của EVN, quản lý thông tin từ khâu giấy đăng ký đến khâu thanh lý hợp đồng; thay đổi bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng; các thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm sử dụng điện...); Quản lý cập nhật chỉ số và lập hóa đơn (các chức năng lập hoá đơn quản lý chặt chẽ chỉ số công tơ liên tục từ tháng này qua tháng khác; giao dịch hoá nghiệp vụ quản lý hoá đơn: phát hành, thoái hoàn, thu tiền, thanh lý, bàn giao); Quản lý thu tiền và công nợ (các chức năng quản lý công nợ, quản lý chi tiết công nợ khách hàng: Từng hoá đơn đã phát hành, từng giao dịch thao tác trên hoá đơn); Quản lý tổn thất (các chức năng quản lý tổn thất cho phép định nghĩa một cách lô-gic vùng tổn thất, bảo đảm áp dụng một cách năng động cho việc tính tổn thất của Công ty Điện Lực, Chi nhánh, tổ phường, lộ đường dây, vùng tổn thất bất kỳ); Quản lý đo đếm (các chức năng quản lý công tơ và các thiết bị đo đếm khác trong suốt chu kỳ sống của thiết bị, từ lúc nhập kho, qua khâu kiểm định, treo/tháo và thanh lý); Phân hệ báo cáo tổng hợp (kết xuất toàn bộ các báo cáo tổng hợp theo quy định của EVN và Điện Lực. Chức năng còn cho phép khai báo các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý); Phân hệ quản trị hệ thống (quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống bao gồm: Vào, ra hệ thống, quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng, phân quyền truy cập các chức năng của hệ thống. Thiết lập các tham số để hệ thống sử dụng khi vận hành như thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu, xác định đơn vị vận hành, ngày hoạt động của hệ thống, ...).

Trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, công ty cần: Xây dựng lưới điện phân phối thông minh, Xây dựng hệ thống tích hợp nguồn năng lượng phân tán, Xây dựng hệ thống quản lý nhu cầu (DSM), Điều chỉnh phụ tải (DR), Triển khai áp dụng phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, Ứng dụng công nghệ IoT, big data, điện toán đám mây, xây dựng kho dữ liệu khách hàng, ứng dụng thanh toán trực tuyến, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ học máy, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây để xây dựng hệ thống giải đáp thông tin theo yêu cầu của khách hàng, Nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ, triệt để và hiệu quả công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ của CMCN 4.0, bao gồm nhưng không giới hạn ở công nghệ IoT, AI, Big data, Cloud computing, Blockchain,.. vào mọi hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vì việc ứng dụng công nghệ IoT và Big Data để triển khai lưới điện thông minh sẽ giúp ngành điện giảm chi phí vận hành và chi phí quản lý hệ thống điện. Đồng thời, ứng dụng mới này còn giúp công ty tăng cường hiệu quả hoạt động, gắn kết với khách hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. nhờ vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ phát triển không ngừng.

3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Công ty cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân mạnh dạn đầu tư vào năng lượng sạch như điện gió, điện năng lượng mặt trời vì đây là thế mạnh, là tài nguyên thiên nhiên sẵn có của tỉnh BR – VT. Khi người dân tự xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời để sử dụng, nếu dư điện được công ty mua lại thì người dân sẽ sẵn sàng đầu tư. Điều này sẽ giúp công ty giải quyết vấn đề thiếu điện ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, nếu công ty phối hợp với các đơn vị xây dựng thiết kế và thi công các tòa nhà cần kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời cho các nhu cầu đun nước, làm lạnh… đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước qui định về an toàn hệ thống điện.

Tích cực giải quyết một số vướng mắc về cơ chế để đưa Dự án điện mặt trời do Công ty TNHH sản xuất thương mại Terra Wood đầu tư với công suất 5 MW; dự án điện mặt trời (công suất 5 MW) kết hợp khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Khu 2 Côn Đảo, do liên doanh Công ty TNHH LuxcoVina (Hàn Quốc) và Công ty CP

năng lượng dầu khí châu Á đầu tư. Cả hai dự án này đều dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2020.

Tính đến nay, trên địa bàn đã có 6 công trình Điện mặt trời áp mái (ĐMTAM), với tổng công suất khoảng 120 kWp. Nếu có chủ trương tốt khuyến khích người dân thì số công trình ĐMTAM sẽ tăng lên rất nhiều

Hiện nay, nguồn điện trên đảo được cấp chủ yếu bằng máy phát điện diesel của Nhà máy điện An Hội. Theo tính toán, chi phí đầu tư điện mặt trời ban đầu tuy cao, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với sử dụng điện từ máy phát diesel. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời còn tạo ra nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và thích hợp với điều kiện tự nhiên tại Côn Đảo, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế, du lịch chất lượng cao. Do vậy, Công ty cần có chính sách, cơ chế cụ thể, rõ ràng để tiếp tục dự án điện gió tại Côn Sơn- Côn Đảo. Bởi vì đây sẽ là nhà máy điện gió độc lập đầu tiên của Việt Nam (tự cung cấp năng lượng phát điện, tự điều hòa lưới điện, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia), được xây dựng trên vùng biển xa bờ. Công ty cần cân nhắc về giá để nhanh chóng ký hợp đồng mua lại điện cho chủ đầu tư và giải quyết nhanh các vướng mắc về thủ tục để việc thi công được tiến hành nhanh và thuận lợi. Công trình này nếu được đưa vào hoạt động sẽ cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho toàn Côn Đảo với giá bán điện thấp hơn giá thành sản xuất điện diesel là 3.281 đồng/kWh.

3.3.3. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng

Cần triển khai nhanh và toàn diện ứng dụng công nghệ đo đếm điện thông minh (smart metering) nhằm giúp có thể đọc và thu nhận dữ liệu từ xa, đồng thời có thể trao đổi thông tin dữ liệu 2 chiều giữa nhà cung cấp với khách hàng. Các thông tin như giá điện, lượng điện tiêu thụ, số tiền phải trả… được xác định nhanh chóng, giúp khách hàng an tâm, điều chỉnh kế hoạch sử dụng điện một cách tối ưu theo bảng giá điện; giúp công ty dự báo được nhu cầu sử dụng điện năng của khách hàng và xác định khung giá phù hợp cho từng phân khúc khách hàng

Tiếp tục xây dựng chương trình quản lý nguồn và lưới điện (PMIS), hệ thống đo đếm dữ liệu điện kế từ xa (MDMS), các ứng dụng hệ thống thông tin chỉ dẫn địa lý lưới

điện (GIS) với 6 bản đồ chuyên đề phục vụ quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành và chương trình giám sát công nhân sửa chữa điện (CRM-App)… Nâng cấp ứng dụng phần mềm chăm sóc khách hàng trên thiết bị di động. Việc ứng dụng công nghệ OTT, gửi thông tin thông báo mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích, khách hàng không phải chịu phí.

Cần mở rộng việc hợp tác với các ngân hàng và các đối tác thu hộ tiền điện trên địa bàn Tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa nhằm giúp khách hàng thuận tiện trong thanh toán tiền điện và được sử dụng điện theo nhu cầu của mình.

3.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Công nghiệp điện là một ngành có công nghệ cao, đòi hỏi phải có đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng suất lao động và thực hiện nhiệm vụ là một yêu cầu cấp thiết và là một yếu tố vô cùng quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN.

3.3.4.1. Đối với cán bộ quản lý

Cần giao quyền chủ động hơn cho lãnh đạo các bộ phận, thay đổi phương pháp quản trị từ giao việc sang khuyến khích tư duy đổi mới, sáng tạo. Xây dựng hệ thống chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý thức học hỏi không ngừng trong đội ngũ lao động. Đồng thời cần tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm cho từng chức danh, vị trí công việc. Điều này sẽ giúp người lao động nâng cao ý thức tự nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, học tập suốt đời. Nhờ vậy, chất lượng lao động, năng suất lao động sẽ được nâng lên không ngừng.

3.3.4.2. Đối với cán bộ kỹ thuật và công nhân lao động

Việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên và công nhân lành nghề không nhất thiết phải đào tạo chính quy, có bằng cấp khoa học. Đa số công nhân đã có kinh nghiệm thực tiễn, có tay nghề chuyên môn cao, nắm vững quy trình công nghệ cơ bản và có nhiều ý tưởng sáng tạo, tìm tòi giải pháp rút gọn quy trình công nghệ, cải tiến kỹ thuật...Do vậy cần đào tạo theo tiêu chí cụ thể về thời gian đào tạo “ngắn hạn, chuyên sâu và thường xuyên”. Thời gian đào tạo kéo dài từ 6 đến 12 tháng đối với các kỹ sư, các nhà khai thác, giám sát viên và kỹ thuật viên, tùy theo vị trí công tác của từng người. Đặc biệt, đối với các

bộ phận quan trọng, tần suất đào tạo tiến hành thường xuyên hơn, nhằm cập nhật liên tục những kỹ năng, công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, có thể đào tạo thông qua việc tổ chức các hội thảo, tập huấn kỹ thuật, kỹ năng quản lý, hợp tác nghiên cứu với các trường đại học trong nước và nước ngoài, mời các chuyên gia kỹ thuật trong và nước ngoài về giảng dạy, bổ sung kiến thức và đào tạo nghề cho người lao động của công ty. Có thể học tập kinh nghiệm của công ty Fuji Electric (Nhật), đào tạo bằng cách kèm cặp tại chỗ: một kỹ sư tay nghề cao được chỉ định làm cố vấn (hoặc đối tác) để làm việc một ngày với một nhân viên mới nhằm hỗ trợ nhân viên này thích ứng với công việc, đồng thời thúc đẩy họ nỗ lực làm việc độc lập. Mặt khác, cần chú trọng đào tạo các kỹ năng công nghệ thông tin và kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và đàm phán trong kinh doanh, kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả và xử lý tình huống…Bởi vì kỹ năng mềm đóng một vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp xây dựng một đội ngũ nhân viên giỏi.

Thu hút, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, lực lượng kế thừa là một yêu cầu cấp thiết trong thời đại CMCN 4.0 hiện nay. Vì vậy công ty cần lập kế hoạch thu hút, tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hàng năm, xây dựng tư duy chiến lược, dám đổi mới, sáng tạo trong lực lượng lao động trẻ nhằm có đội ngũ đáp ứng yêu cầu công việc và công nghệ mới, ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.

3.3.5. Giải pháp về Văn hóa Doanh nghiệp

Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, gắn bó nhưng đầy tinh thần thi đua, sáng tạo, môi trường làm việc nhóm và hoàn thành công việc theo mục tiêu, chất lượng, hiệu quả.

Xây dựng bộ quy tắc ứng xử, định nghĩa hành vi trong DN bao gồm việc đào tạo, tuyên truyền về văn hóa công bằng, chính trực trong DN và bộ hành vi, quy tắc ứng xử và tiêu chí đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên. Từ đó có chính sách khen thưởng thích hợp và thỏa đáng .

Xây dựng văn hóa DN tập trung vào các giá trị “Sáng tạo - Hiệu quả” nhằm tạo môi trường thuận lợi để người lao động phát huy được sự sáng tạo, đổi mới công nghệ, quy trình quản lý, vận hành để nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động. Thường xuyên tổ chức các phong trào thi đua, các

hoạt động, chương trình, sự kiện, hội thi/cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, truyền thống của ngành Điện, về Văn hóa EVN và đơn vị, nhằm thể hiện niềm vinh dự và tự hào về những thành tựu DN đạt được trong năm qua, đồng thời thấy rõ trách nhiệm của từng cá nhân trong việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, văn minh và lịch sự nhằm đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của DN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 89)