Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 29)

b. Thông số yêu cầu cấp điện

1.2.3.4. Nguồn nhân lực và năng lực quản trị điều hành

Con người là một nguồn lực, là tài sản quý nhất của Doanh nghiệp trong mọi thời đại. Có được đội ngũ lao động chuyên môn kỹ thuật giỏi, kỹ năng tốt, đạo đức tốt, là điều kiện then chốt để Doanh nghiệp thành công.

Mặt khác, năng lực quản lý, điều hành của đội ngũ lãnh đạo, quản lý trong Doanh nghiệp cũng là yếu tố quyết định giúp DN tồn tại, vượt qua khó khăn và phát triển bền

vững. Bởi vì, nhà lãnh đao, quản lý nắm giữ toàn bộ nguồn lực, tài sản của DN, vạch ra chiến lược, chính sách, lựa chọn sản phẩm, thị trường, tổ chức hoạt động của DN sao cho có hiệu quả nhất, đem về doanh thu, lợi nhuận nhiều nhất cho DN

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh ngành điện lực

1.3.1. Năng lực vận hành của ngành điện lực

Năng lực vận hành hay năng lực sản xuất kinh doanh của ngành điện lực là năng lực sản xuất, truyền tải, xuất, nhập khẩu và phân phối điện năng tới các hộ dân. Năng lực này thể hiện qua chỉ tiêu tốc độ tăng Doanh thu, Lợi nhuận hàng năm

1.3.2. Năng lực quản lý, tổ chức của DN

Năng lực quản lý, tổ chức của DN được thể hiện qua phương pháp quản lý, trình độ quản lý, cơ cấu bộ máy tổ chức và công tác quản trị nguồn nhân lực.

- Phương pháp quản lý các DN hiện nay thường sử dụng là phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế và phương pháp giáo dục. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhà lãnh đạo, người quản lý không nên quá lạm dụng một phương pháp nào, mà cần biết áp dụng linh hoạt, tùy đối tượng, tình huống, thời điểm… để quản lý nhằm động viên người lao động làm việc hết sức mình đem lại hiệu quả cao nhất cho DN, người lao động và xã hội.

- Trình độ quản lý được thể hiện thơng qua khả năng xây dựng và điều chỉnh chiến lược, tổ chức thực hiện chiến lược, năng lực điều phối, vận hành các nguồn lực và giải quyết các tình huống trong hoạt động sản xuất-kinh doanh nhằm đạt mục tiêu đề ra một cách nhanh chóng và hiệu quả.

- Cơ cấu bộ máy tổ chức là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ phận, xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, tạo sự liên kết, gắn bó, phối hơp nhịp nhàng, động viên năng lực làm việc tốt đa của người lao đơng để hồn thành mục tiêu chung của tổ chức. Ngày nay, các công ty thường tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng hoặc cơ cấu ma trận.

- Công tác quản trị nguồn nhân lực bao gồm cơng tác phân tích cơng việc, tuyển dụng, đào tạo – phát triển NNL, đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên, trả lương, thưởng, thực hiện các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút người tài. Thực tế cho thấy, DN nào thực hiện công tác quản trị nguồn nhân lực tốt sẽ thu hút, giữ chân

người tài, tạo sự đồn kết gắn bó trong nhân viên đối với DN, giúp DN vượt qua mọi sóng gió trong thị trường cạnh tranh và phát triển bền vững.

1.3.3. Trình độ khoa học - kỹ thuật – cơng nghệ

Đối với ngành điện lực thì trình độ khoa học - công nghệ - kỹ thuật vô cùng quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của ngành. Bởi vì đây là yếu tố thể hiện năng lực sản xuất và là nền tảng phục vụ giao dịch thị trường điện lực. Đó là hệ thống truyền tải điện, hệ thống kỹ thuật thông tin, điều khiển, hệ thống đo đếm điện, gồm cả phần cứng và phần mềm. Trong thời đại cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang diễn ra hết sức mạnh mẽ thì cơ sở hạ tầng, kỹ thuật cơng nghệ của ngành điện lực cần được đầu tư, đổi mới và cải tiến liên tục nhằm hạ thấp tỉ lệ thất thoát điện năng trên hệ thống truyền tải điện, hạ giá thành, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

1.3.4. Các yếu tố của mơi trường bên ngồi

Các yếu tố của mơi trường bên ngồi như:

- Thể chế chính trị, pháp luật, chủ trương, chính sách của nhà nước.

Đối với tập đoàn điện lực VN (EVN), là một tổ chức kinh tế nhà nước, thì yếu tố này có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp. Thể chế chính trị, pháp luật đầy đủ, rõ ràng, ổn định sẽ giúp DN yên tâm, đầu tư, phát triển, cạnh tranh lành mạnh, năng lực cạnh tranh sẽ ổn định,lâu dài

- Kinh tế

Các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, tỉ giá hối đối, chính sách tiền tệ, thuế suất, lạm phát... là những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của DN. Tốc độ phát triển kinh tế cao nghĩa là thu nhập của người dân tăng, khả năng mua sắm, chi tiêu tăng, doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng làm tăng năng lực cạnh tranh.

Lãi vay của ngân hàng có thể làm tăng giá sản phẩm. Doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, khơng phải vay ngân hàng, chắc chắn có giá cả cạnh tranh hơn các đối thủ có vốn ít, phải dựa vào vốn vay.

- Văn hóa - xã hội

Các yếu tố văn hóa như trình độ dân trí, đạo đức , thẩm mỹ, lối sống, thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, cơ cấu dân số già, trẻ, nam, nữ, nghề nghiệp... có tác động rõ rệt đến năng lực cạnh tranh của DN

Mơi trường tự nhiên như khí hậu, nguồn tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý cũng có tác động khơng nhỏ đến năng lực cạnh tranh của DN. DN nào biết khai thác tốt các điều kiện tự nhiên như làm thủy điện, điện năng lượng mặt trời...trên cơ sở duy trì , tái tạo nguồn tài ngun thiên nhiên thì sẽ có năng lực cạnh tranh bền vững.

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về mở rộng thị trường điện lực và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành điện lực

1.4.1. Kinh nghiệm của nước Ý (Italia)

Tại Italia, ngay từ cuối thế kỷ 19, các công ty tư nhân đã đầu tư vào ngành điện lực. Tuy nhiên, các công ty tư nhân trong ngành điện lực đã bị quốc hữu hóa năm 1962 để thành lập Enel (cơng ty độc quyền tích hợp dọc). Enel quản lý tồn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh ngành điện lực, từ khâu sản xuất, truyền tải đến phân phối địa phương trong toàn quốc. Đến những năm 1980, Enel được cổ phần hóa do nhà nước thấy được Enel khơng cịn hiệu quả và phù hợp với mơi truờng mới lúc đó. Sau đó, ngành điện lực được tái cơ cấu, mở cửa thị trường, cho tư nhân tham gia. Enel được phân chia thành những cơng ty nhỏ, chun mơn hóa. Năm 2004, thị trường bán bn điện bắt đầu được mở cửa và đến năm 2007 thì mở cửa hoàn toàn, cho phép các doanh nghiệp được tự do giao dịch và tiếp cận hạ tầng thị trường điện lực. Tuy nhiên chức năng tổ chức, quản lý như xây dựng, ban hành các quy định về giá và phí; ban hành các quy định về vận hành hệ thống điện; cấp giấy phép hoạt động điện lực; khuyến khích phát triển năng lực tái tạo; giải quyết tranh chấp vẫn do công ty nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước nắm giữ và chi phối.

1.4.2. Kinh nghiệm của nước NaUy (Norway)

Ngành điện lực NaUy chủ yếu dựa vào thủy điện và liên kết lưới điện quốc tế. Năm 1990, NaUy ban bố luật năng lượng, gia tăng tính cạnh tranh trong ngành điện nhằm nâng cao hiệu quả khâu sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng, huy động các nguồn điện có chi phí thấp để giảm chi phí cho khách hàng. Trong luật năng lượng, nhà nước giao cho Tổng Cục Tài nguyên nước và Năng lượng (NVE) quyền giám sát hoạt động và điều tiết các công ty lưới điện, tách bạch khâu phát điện, lưới điện và kinh doanh điện. Nhà nước NaUy khuyến khích sự phát triển của các cơng ty tư nhân trong khâu phát điện và khu vực bán lẻ.

1.4.3. Kinh nghiệm của nước Úc (Australia)

Ngành điện lực Úc chủ yếu dựa vào turbin hơi đốt than và có độ dự phịng cơng suất phát điện lớn. Từ năm 1998, Điện lực Úc đã phát triển đến giai đoạn thị trường bán lẻ cạnh tranh. Chính phủ Úc có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo và tiết giảm lượng tiêu thụ điện bằng việc nâng giá bán lẻ điện. Đến năm 1991, điện lực Úc được tái cơ cấu, chia tách các khâu phát điện, truyền tải điện và phân phối. Các đơn vị truyền tải thuộc sở hữu nhà nước, tư nhân được tham gia nối lưới, phân phối và bán lẻ điện. Đến năm 2000, Nhà nước điều chỉnh cơ chế quản lý – điều tiết thị trường điện, hình thành 3 cơ quan chính điều tiết kinh tế của mạng lưới điện cấp liên bang. 3 cơ quan này có quyền tạo lập chương trình nghị sự chiến lược quốc gia đối với lĩnh vực năng lượng và tài nguyên của Australia; điều chỉnh các Quy định mà không cần thông qua của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Australia và theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực thi sự tuân thủ ở các TTĐ bán buôn và thị trường khí; điều tiết các mạng lưới điện và khí theo nguyên tắc thiết lập giá tối đa mà các công ty lưới điện được hưởng, điều tiết các TTĐ và khí bán lẻ theo Luật Bán lẻ năng lượng quốc gia.

1.4.4. Kinh nghiệm của nước Mỹ (The United States of America)

Mỹ đã duy trì thế độc quyền về điện trong suốt 50 năm. Hậu quả đem đến, dù là một cường quốc lớn mạnh với nền công nghiệp phát triển nhất thế giới, thì ngành điện khơng hề phát triển. Quốc gia này cũng đã phải thay đổi thể chế, phá vỡ thế độc quyền

ngành điện để đưa nền kinh tế đi lên. Hiện nay, mỗi bang ở đây đều có ít nhất 2 đơn vị cung cấp điện, có nơi lên tới 12 đơn vị như ở Texas.

Ngay sau khi thấy được sự tàn phá của thế độc quyền, Mỹ đã lập tức quyết định thay đổi và ngay lập tức, hàng loạt các ông lớn như Google, Tesla nhanh chóng đầu tư tiền bạc vào các nguồn năng lượng. Không những vậy, các đơn vị cung cấp điện ở Mỹ cịn đưa ra các gói sử dụng điện hấp dẫn người tiêu dùng và phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng hộ gia đình. Ví dụ như hãng United Illuminating Company đưa ra hai gói cơ bản. Một là đồng giá cho mọi khung giờ, hai là giá rẻ cho giờ thấp điểm và cao hơn cho giờ cao điểm. Tuỳ vào nhu cầu sử dụng, các hộ gia đình có thể chọn lựa sao cho phù hợp và tiết kiệm hơn.

1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho VN

- Cạnh tranh là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường và là động lực phát

triển kinh tế - xã hội. Thị trường điện phát triển theo hướng tự do hóa và theo cơ chế cạnh tranh bình đẳng nhưng có sự điều tiết và quản lý của nhà nước là cách làm của hầu hết các quốc gia trên thế giới đối với ngành điện – ngành xương sống của nền kinh tế quốc gia.

- Để phát triển năng lực cạnh tranh của ngành điện lực, cần phải xây dựng thị

trường điện, đồng thời với quá trình cải tổ ngành điện theo hướng phi điều tiết các lĩnh vực phát điện và bán lẻ điện, nhà nước quản lý và điều tiết dịch vụ quản lý lưới điện, tạo điều kiện cho các DN ngoài nhà nước được tiếp cận lưới điện- cơ sở hạ tầng dùng chung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội với giá cả cạnh tranh.

- Nhà nước cần ban hành luật pháp, chính sách rõ ràng, minh bạch và có hệ thống

về quản lý và phát triển điện lực. Xây dựng bộ máy quản lý hiệu quả, được giao trách nhiệm và quyền lợi rõ ràng, có cơ chế độc lập với chính quyền.

- Phát huy lợi ích do cơ chế thị trường đem lại, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm

vận động mọi nguồn lực, xây dựng và phát triển thị trường điệc lực với giá cả hợp lý, đem lại lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng và xã hội.

Tóm tắt chương 1:

Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, đặc điểm, vai trị của ngành điện lực, mơ hình năng lực cạnh tranh ngành điện lực. Tác giả cũng đã hệ thống các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành điện lực, đặc biệt là tiêu chí chỉ số tiếp cận điện năng với 4 yếu tố hình thành là yếu tố thủ tục, thời gian, chi phí và độ tin cậy. Ngồi ra, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành điện lực; kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển thị trường điện lực và nâng cao năng lực cạnh tranh, bài học cho ngành điện lực VN cũng được tác giả giới thiệu làm cơ sở cho việc phân tích ở chương 2.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÀ RỊA – VŨNG TÀU 2.1. Tổng quan về công ty điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu

2.1.1. Giới thiệu chung

Công ty Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu (Điện lực BR-VT)

Địa chỉ trụ sở: Số 60 Trần Hưng Đạo, Phường 1, TP Vũng Tàu, Tỉnh BR-VT Điện thoại: (0254) 3859915 - Fax: (0254) 3856104

Website: www.vungtau.pc2.evn.com.vn

Công ty Điện lực Bà Rịa - Vũng Tàu là đơn vị quản lý lưới điện phân phối từ 110kV trở xuống và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa bàn hoạt động gồm các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: TP: Vũng Tàu, Bà Rịa; huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Cơn Đảo; Thị xã Phú Mỹ.

2.1.2. Q trình hình thành và phát triển

Điện lực Bà Rịa-Vũng Tàu là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực 2, được thành lập theo Quyết định số 531/NL/TCCB-LĐ ngày 30 tháng 06 năm 1993 của Bộ Năng Lượng và đổi tên theo Quyết định số 245 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 08 tháng 03 năm 1996 về việc tổ chức Điện Lực Bà Rịa-Vũng Tàu. Tiền thân của Điện Lực Bà Rịa-Vũng Tàu là Sở Điện Lực Vũng Tàu – Côn Đảo được thành lập từ ngày 08/08/1979.

Điện lực BRVT là đơn vị hạch toán phụ thuộc Cơng ty Điện lực 2, có tư cách pháp nhân khơng đầy đủ theo sự phân cấp và ủy thác của Công ty Điện lực 2, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng và ký kết hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Công ty Điện lực 2, phù hợp với chức năng quy định. Điện lực BR-VT gồm 01 trụ sở chính và 08 chi nhánh phụ thuộc.

Từ trước năm 1986, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được cấp điện bằng nguồn độc lập với các máy phát diesel cũ kỹ, thường hư hỏng, không đảm bảo việc cấp điện an toàn liên tục. Với nhiều khó khăn trong thời kỳ đó, nhưng ngành điện đã nhanh chóng xây dựng đường dây 110 KV Long Bình - Vũng Tàu và trạm biến điện trung gian, từ đó Tỉnh đã chính thức nhận lưới điện quốc gia. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hàng năm, trạm biến điện trung gian 110/15 KV; 35/15 KV đã không ngừng được nâng công suất, xây dựng mới như trạm Vũng Tàu, trạm Đất Đỏ, Xuyên Mộc,... với tổng công suất từ 40 MVA đến nay là 126,8 MVA.

Song song với việc phát triển nguồn điện, lưới điện trong 10 năm qua đã không ngừng được củng cố, nâng cấp và xây dựng mới nhằm chống quá tải, tăng điện áp và cung cấp điện đến những vùng xa trong Tỉnh. Từ những ngày đầu, lưới điện khoảng 200 km, nhưng đến nay lưới điện trung thế đã trên 900 km, hạ thế trên 700 km. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Chính Phủ và chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh , năm 1996, Điện Lực Bà Rịa - Vũng Tàu đã xây dựng 7 cơng trình phủ kín lưới điện các Xã còn lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 29)