Đầu tư nước ngoài vào ngành điện lực VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 77 - 78)

b. Thông số yêu cầu cấp điện

2.2.6.2. Đầu tư nước ngoài vào ngành điện lực VN

Ngành điện thu hút lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh Việt Nam đang tìm cách gia tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu trong nước. Sản xuất, phân phối điện, khí và nước năm nay vươn lên là nhóm ngành thu hút vốn lớn thứ hai với 8,4 tỉ đô la Mỹ, tăng vọt so với 132 triệu đô la Mỹ năm 2016. 13 dự án trong ngành sản xuất, phân phối điện, khí, nước được cấp phép trong năm nay, trong đó một số dự án có quy mô hàng tỉ đô la Mỹ như nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 2 (vốn đầu tư 2,79 tỉ đô la Mỹ), nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 (2,58 tỉ đô la Mỹ), nhà máy nhiệt điện Nam Định 1 (2,07 tỉ đô la Mỹ).

Việt Nam dự kiến phát triển hệ thống điện với tổng công suất đạt 75.000 MW vào năm 2020. Cho đến cuối năm 2016, tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Việt Nam mới đạt 41.424 MW, theo Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) - doanh nghiệp sản xuất điện lớn nhất cả nước. Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia do Thủ tướng phê duyệt

cho thấy Việt Nam cần khoảng 930 nghìn tỉ đồng vốn đầu tư cho toàn ngành điện từ năm 2011 đến năm 2020, trong đó vốn đầu tư vào nguồn điện cần gần 620 nghìn tỉ đồng. Nguồn cung điện năng được dự đoán sẽ chỉ tạm đủ để đáp ứng nhu cầu điện trong năm 2019 và khó đáp ứng đủ nhu cầu điện của nền kinh tế trong năm 2020, theo nghiên cứu của Công ty chứng khoán ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCBS). VCBS dự báo nhu cầu điện năng sẽ tăng trưởng 10,7% mỗi năm trong vài năm tới.

Hình 2.3: Vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân trong nước vào ngành điện tính theo CSĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty điện lực bà rịa vũng tàu đến năm 2025 (Trang 77 - 78)