b. Thông số yêu cầu cấp điện
2.3.2. Nhược điểm và tồn tại
Điện lực BR-VT phát triển ổn định nhưng chưa thật sự mạnh trong môi trường cạnh tranh. Bởi vì công ty chỉ được giao chỉ tiêu, cơ sở vật chất, và hoàn thành các chỉ tiêu từ tập đoàn.
Công ty chưa thực sự được tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Đầu tư, xây dựng mạng lưới điện đều phải lệ thuộc vốn rót của tập đoàn. Chưa được chủ động gọi vốn đầu tư điện gió, điện năng lượng mặt trời. Chưa tận dụng dược nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn tài lực trong xã hội. Cụ thể dự án điện gió ở Côn Đảo có quyết định đầu tư từ tháng 5 năm 2013, đến nay 2020 vẫn chưa hoàn thành được.
Chỉ số tiếp cận điện năng về độ tin cậy: SAIDI, SAIFI, MAIFI so với một số điện lực lân cận như PC Chợ Lớn, PC Đồng Nai vẫn còn thua kém.
Phần lớn hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị năng lượng của công ty hiện nay còn lạc hậu. Nguồn nhân lực chưa được cập nhật kiến thức về khoa học, kỹ thuật trong thời đại mới, tài chính eo hẹp khiến việc triển khai ứng dụng CMCN 4.0 gặp nhiều khó khăn, năng lực cạnh tranh của công ty do vậy còn nhiều hạn chế.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về công ty điện lực BR-VT, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, kết quả hoạt động sản xuất trong 10 năm 2010-2019. Tác giả đã phân tích các chỉ số năng lực cạnh tranh như chỉ số tiếp cận điện năng về yếu tố thủ tục, thời gian, chi phí, độ tin cậy về cung cấp điện: SAIDI, SAIFI, MAIFI. Các chỉ số về tài chính, cơ sở hạ tầng, phát triển khách hàng, nguồn nhân lực và năng lực quản lý điều hành cũng được phân tích, đánh giá. Tác giả cũng đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Điện lực BR-VT như môi trường kinh doanh, Đầu tư nước ngoài vào ngành điện lực VN, chính sách, pháp luật, kinh tế, tài nguyên thiên nhiên, Cách mạng khoa học – kỹ thuật - công nghệ. Ngoài ra, tác giả còn so sánh năng lực cạnh tranh về chỉ số tiếp cận điện năng về độ tin cậy của Điện lực BR-VT với một số điện lực lân cận như điện lực Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, Chợ Lớn. Từ đó, rút ra được ưu, nhược điểm và tồn tại về năng lực cạnh tranh của công ty Điện lực BR-VT, làm cơ sở để đề ra giải pháp trong chương 3.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BÀ RỊA-VŨNG TÀU 3.1. Chiến lược của tập đoàn điện lực VIỆT NAM (EVN)
3.1.1. Mục tiêu
Cung cấp điện với chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn, công nghệ ngày càng tiên tiến, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, có dự phòng, tham gia vận hành thị trường điện tin cậy, đồng thời có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng.
3.1.2. Nội dung
Ngày 24/8/2018, Hội đồng thành viên EVN ban hành Nghị quyết số 318/NQ – HĐTV [6] về việc thông qua Chiến lược phát triển EVN đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trong đó định hướng chiến lược phát triển EVN ở 11 lĩnh vực sau: Đầu tư phát triển hệ thống điện; Vận hành hệ thống điện và thị trường điện; Công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng; Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại EVN; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực khoa học công nghệ của EVN; Thực thi văn hóa doanh nghiệp, giữ gìn và phát triển thương hiệu; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và quan hệ cộng đồng; Bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Mở rộng và tăng cường hội nhập và hợp tác quốc tế; Phát triển lĩnh vực tư vấn xây dựng điện của EVN.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam là tập đoàn kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam và đứng trong nhóm 4 DN hàng đầu khu vực Đông Nam Á đối với các chỉ tiêu năng suất lao động, độ tin cậy cung cấp điện SAIDI, SAIFI, MAIFI và chỉ số tiếp cận điện năng.
Về lộ trình cải cách điện:
Theo Quyết định số 63/2013/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện để hình thành và phát triển các cấp độ thị trường điện lực tại Việt Nam [16], ngành Điện lực Việt Nam sẽ chuyển hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, từng bước hình thành thị trường điện cạnh tranh, đa dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Việc hình thành thị trường điện theo định hướng của Chính phủ đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu tổ chức của
ngành. Số lượng doanh nghiệp tham gia vào ngành Điện ngày càng cao (hiện nay, EVN chỉ chiếm 65,4% tổng công suất đặt của toàn hệ thống, 34,6% còn lại là các tập đoàn lớn như PVN, TKV và các thành phần khác). Tới các năm 2025 và 2030, dự kiến tỷ trọng tổng công suất nguồn phát của EVN trên toàn bộ hệ thống sẽ giảm xuống các mức tương ứng 35,7% và 31,3%.
Hình 3.1: Thị trường điện cạnh tranh
3.2. Định hướng phát triển của công ty Điện lực BR-VT đến năm 2025
3.2.1 Mục tiêu
Phát triển điện phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Tăng cường công tác duy tu bảo trì, bảo dưỡng các nhà máy điện trên địa bàn tỉnh nhằm duy trì hoạt động ổn định và đảm bảo việc cung cấp điện cho lưới điện quốc gia được liên tục.
Triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2015-2020 có xét đến 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt. Bao gồm:
- Xây dựng hệ thống lưới điện (đường dây cao thế, trung thế và hạ thế); - Xây dựng các trạm biến áp (220kV/110kV. . .);
- Xây dựng hệ thống phong điện (tổng công suất khoảng 34MW tại huyện Côn Đảo.
3.2.2. Nội dung chính
- Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn tỉnh được dự báo tăng trưởng 10,5%/năm giai đoạn 2020-2025. Pmax của tỉnh năm 2020 lần lượt là 7.551MW và 8.550 ứng với điện thương phẩm là 44.601 triệu kWh và 52 800 triệu kWh. Điện năng thương phẩm bình quân đầu người năm 2020 là 4.395 kWh/người và 5435kWh/ người
- Trong giai đoạn 2020-2025, Tỉnh xây dựng mới và cải tạo 243,9 km đường dây 220kV; 400,62 km đường dây 110kV, tổng dung lượng xây dựng mới và cải tạo trạm 220kV là 5.750MVA và trạm 110kV là 8.015MVA. Từ năm 2020 đến 2025, tỉnh BR- VT cũng sẽ phát triển các nguồn năng lượng mới và tái tạo như năng lượng mặt trời, rác thải và khí sinh học, đặc biệt là nhà máy đốt rác có quy mô tối đa đến 40MW.
- Đối với lưới điện trung áp, Tỉnh cải tạo toàn bộ lưới 15kV khu vực các thành phố Vũng tàu, thành phố Bà Rịa, huyện Tân Thành, Huyện Đất Đỏ, Huyện Xuyên Mộc, Huyện Châu Đức, Huyện Long Điền, Huyện Côn Đảo
- Dự kiến tổng vốn đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo lưới điện Tỉnh Bà Rịa- Vũng tàu giai đoạn 2020-2025 là 35.936 tỷ đồng.
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Điện lực BR-VT
3.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng
Chỉ số tiếp cận điện năng là yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành điện lực. Nâng cao chỉ số tiếp cận điện năng chính là nâng cao năng lực cạnh tranh của DN. Đó cũng chính là nâng cao từng yếu tố cấu thành gồm: Số lượng thủ tục; Thời gian; Chi phí để đầu tư của khách hàng cho một công trình cấp điện đấu nối lưới điện trung áp và Độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch về giá.
Do vậy, trong lĩnh vực phát điện công ty cần nghiên cứu xây dựng nhà máy điện số, phát triển hệ thống giám sát, cải thiện công tác quản lý vận hành và sửa chữa, bảo
dưỡng nhà máy điện, tối ưu hóa kinh doanh trong lĩnh vực chào giá điện và mua nhiên liệu và thường xuyên phân tích, dự báo tình hình khách hàng, nhu cầu sử dụng điện nhằm cải thiện thủ tục, rút ngắn thời gian giảm chi phí, ổn định và minh bạch về giá.
Trong lĩnh vực truyền tải, công tycần Xây dựng hệ thống điện thông minh, Giám sát tình trạng vận hành của từng thiết bị, Giám sát thông tin về hành lang, tình hình tiêu thụ của từng khu vực, Ứng dụng thiết bị bay không người lái, camera giám sát vào công tác quản lý, bảo dưỡng và giám sát của đường dây truyền tải, Tin học hóa trong kinh doanh điện năng bằng cách áp dụng triệt để phần mềm CMIS 3.0. Hệ thống CMIS được xây dựng và triển khai đã cho phép công ty điện lực có thể áp dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ kinh doanh điện năng, tạo thành một chu trình sản xuất khép kín, quản lý thông tin khách hàng từ khi ký đến khi thanh lý hợp đồng, bao gồm: Quản lý thông tin dịch vụ khách hàng (các chức năng liên quan đến nghiệp vụ quản lý thông tin dịch vụ khách hàng bao gồm việc phát triển khách hàng bảo đảm phù hợp với nghiệp vụ quản lý khách hàng của EVN, quản lý thông tin từ khâu giấy đăng ký đến khâu thanh lý hợp đồng; thay đổi bổ sung trong quá trình thực hiện hợp đồng; các thông tin liên quan đến việc xử lý vi phạm sử dụng điện...); Quản lý cập nhật chỉ số và lập hóa đơn (các chức năng lập hoá đơn quản lý chặt chẽ chỉ số công tơ liên tục từ tháng này qua tháng khác; giao dịch hoá nghiệp vụ quản lý hoá đơn: phát hành, thoái hoàn, thu tiền, thanh lý, bàn giao); Quản lý thu tiền và công nợ (các chức năng quản lý công nợ, quản lý chi tiết công nợ khách hàng: Từng hoá đơn đã phát hành, từng giao dịch thao tác trên hoá đơn); Quản lý tổn thất (các chức năng quản lý tổn thất cho phép định nghĩa một cách lô-gic vùng tổn thất, bảo đảm áp dụng một cách năng động cho việc tính tổn thất của Công ty Điện Lực, Chi nhánh, tổ phường, lộ đường dây, vùng tổn thất bất kỳ); Quản lý đo đếm (các chức năng quản lý công tơ và các thiết bị đo đếm khác trong suốt chu kỳ sống của thiết bị, từ lúc nhập kho, qua khâu kiểm định, treo/tháo và thanh lý); Phân hệ báo cáo tổng hợp (kết xuất toàn bộ các báo cáo tổng hợp theo quy định của EVN và Điện Lực. Chức năng còn cho phép khai báo các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý); Phân hệ quản trị hệ thống (quản lý các thông tin liên quan đến hệ thống bao gồm: Vào, ra hệ thống, quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng, phân quyền truy cập các chức năng của hệ thống. Thiết lập các tham số để hệ thống sử dụng khi vận hành như thiết lập kết nối cơ sở dữ liệu, xác định đơn vị vận hành, ngày hoạt động của hệ thống, ...).
Trong lĩnh vực phân phối, kinh doanh và dịch vụ khách hàng, công ty cần: Xây dựng lưới điện phân phối thông minh, Xây dựng hệ thống tích hợp nguồn năng lượng phân tán, Xây dựng hệ thống quản lý nhu cầu (DSM), Điều chỉnh phụ tải (DR), Triển khai áp dụng phần mềm chăm sóc khách hàng đa kênh, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI, Ứng dụng công nghệ IoT, big data, điện toán đám mây, xây dựng kho dữ liệu khách hàng, ứng dụng thanh toán trực tuyến, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ học máy, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây để xây dựng hệ thống giải đáp thông tin theo yêu cầu của khách hàng, Nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ, triệt để và hiệu quả công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ của CMCN 4.0, bao gồm nhưng không giới hạn ở công nghệ IoT, AI, Big data, Cloud computing, Blockchain,.. vào mọi hoạt động từ quản trị doanh nghiệp đến sản xuất kinh doanh của công ty. Bởi vì việc ứng dụng công nghệ IoT và Big Data để triển khai lưới điện thông minh sẽ giúp ngành điện giảm chi phí vận hành và chi phí quản lý hệ thống điện. Đồng thời, ứng dụng mới này còn giúp công ty tăng cường hiệu quả hoạt động, gắn kết với khách hàng, tạo thêm giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng tốc độ phát triển sản phẩm, dịch vụ mới. nhờ vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ phát triển không ngừng.
3.3.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Công ty cần xây dựng cơ chế chính sách rõ ràng nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức và người dân mạnh dạn đầu tư vào năng lượng sạch như điện gió, điện năng lượng mặt trời vì đây là thế mạnh, là tài nguyên thiên nhiên sẵn có của tỉnh BR – VT. Khi người dân tự xây dựng hệ thống điện năng lượng mặt trời để sử dụng, nếu dư điện được công ty mua lại thì người dân sẽ sẵn sàng đầu tư. Điều này sẽ giúp công ty giải quyết vấn đề thiếu điện ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, nếu công ty phối hợp với các đơn vị xây dựng thiết kế và thi công các tòa nhà cần kết hợp sử dụng năng lượng mặt trời cho các nhu cầu đun nước, làm lạnh… đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà nước qui định về an toàn hệ thống điện.
Tích cực giải quyết một số vướng mắc về cơ chế để đưa Dự án điện mặt trời do Công ty TNHH sản xuất thương mại Terra Wood đầu tư với công suất 5 MW; dự án điện mặt trời (công suất 5 MW) kết hợp khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Khu 2 Côn Đảo, do liên doanh Công ty TNHH LuxcoVina (Hàn Quốc) và Công ty CP
năng lượng dầu khí châu Á đầu tư. Cả hai dự án này đều dự kiến đưa vào vận hành trong năm 2020.
Tính đến nay, trên địa bàn đã có 6 công trình Điện mặt trời áp mái (ĐMTAM), với tổng công suất khoảng 120 kWp. Nếu có chủ trương tốt khuyến khích người dân thì số công trình ĐMTAM sẽ tăng lên rất nhiều
Hiện nay, nguồn điện trên đảo được cấp chủ yếu bằng máy phát điện diesel của Nhà máy điện An Hội. Theo tính toán, chi phí đầu tư điện mặt trời ban đầu tuy cao, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với sử dụng điện từ máy phát diesel. Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có điện mặt trời còn tạo ra nguồn năng lượng sạch, bảo vệ môi trường và thích hợp với điều kiện tự nhiên tại Côn Đảo, góp phần thực hiện chủ trương xây dựng Côn Đảo trở thành khu kinh tế, du lịch chất lượng cao. Do vậy, Công ty cần có chính sách, cơ chế cụ thể, rõ ràng để tiếp tục dự án điện gió tại Côn Sơn- Côn Đảo. Bởi vì đây sẽ là nhà máy điện gió độc lập đầu tiên của Việt Nam (tự cung cấp năng lượng phát điện, tự điều hòa lưới điện, không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia), được xây dựng trên vùng biển xa bờ. Công ty cần cân nhắc về giá để nhanh chóng ký hợp đồng mua lại điện cho chủ đầu tư và giải quyết nhanh các vướng mắc về thủ tục để việc thi công được tiến hành nhanh và thuận lợi. Công trình này nếu được đưa vào hoạt động sẽ cung cấp đủ nhu cầu về điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cho toàn Côn Đảo với giá bán điện thấp hơn giá thành sản xuất điện diesel là 3.281 đồng/kWh.
3.3.3. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh điện năng và dịch vụ khách hàng
Cần triển khai nhanh và toàn diện ứng dụng công nghệ đo đếm điện thông minh (smart metering) nhằm giúp có thể đọc và thu nhận dữ liệu từ xa, đồng thời có thể trao đổi thông tin dữ liệu 2 chiều giữa nhà cung cấp với khách hàng. Các thông tin như giá