Phân tích đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu DATN-Nguyễn Thị Thu Thủy (Trang 44 - 45)

2.2.3.1 .Phân tích khách hàng

2.2.3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong xu thế của nền kinh tế đang cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, có rất nhiều công ty lớn mạnh kinh doanh những lĩnh vực cùng ngành. Tính đến năm 2012 số lượng các công ty lữ hành trên thành phố Đà Nẵng đạt đến con số 115, con số này không có gì quá bất ngờ với một thành phố mang đậm phong cách du lịch, với đa dạng về loại hình du lịch : du lịch sinh thái, du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng. Với mức tăng trưởng hấp dẫn của ngành, xuất hiện ngày càng nhiều công ty du lịch lữ hành cạnh tranh với các sản phẩm giá rẻ, cùng sự phát triển của internet đã dẫn đến khách hàng có khả năng tiếp cận với các công ty mới với nguồn thông tin lớn nhờ Internet, có thể dễ dàng so sánh giữa các đối thủ về giá, thời gian, chất lượng, chương trình hậu mãi phù hợp với họ. Cộng thêm vào đó, do không có sự khác biệt lớn giữa các công ty nên khách hàng khó trung thành tuyệt đối.

Các đối thủ lớn mạnh như Saigontourist, công ty du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng – vitours, công ty du lịch Viet Travel,…đến những công ty có quy mô vừa và nhỏ như công ty Nam Á, công ty Nam Phương, công ty Ân Nam,…từ trực tiếp đến gián tiếp và có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của công ty. Để có thể tồn tại đòi hỏi công ty phải có các chính sách kinh doanh hợp lý và chủ động trong mọi trường hợp để có thể phát huy được những điểm mạnh của mình, hạn chế những điểm yếu và

Với nhóm đối thủ có tầm cỡ là các công ty như Saigontourist, Đà Nẵng – vitours, Viet Travel…đây là những công ty có nguồn vốn đầu tư lớn, có quy mô và nguồn nhân lực mạnh, phạm vi hoạt động bao phủ hầu hết thị trường khách nội địa và khách quốc tế của rất nhiều nước, thậm chí họ còn có văn phòng đại diện ở nước ngoài. Để đối đầu trực tiếp với những công ty này không phải dễ dàng cho Việt Đà, vì thế, với họ, công ty nên tiếp thu học hỏi khi có cơ hội, tận dụng các cơ hội liên kết để gia tăng kinh nghiệm cũng như danh tiếng cho công ty thông qua các sự kiện lớn hay các tour lớn hơn. Với nhóm đối thủ tương đối nhỏ lẻ hơn như công ty Nam Á, công ty Nam Phương, công ty Ân Nam, …tuy nhỏ lẻ nhưng họ vẫn đang không ngừng phát triển, bằng chứng là một phần lớn khách du lịch nhỏ lẻ đã tìm đến và mua dịch vụ của các công ty này thay vì mua của các công ty lớn với chất lượng phục vụ tương đương nhưng giá mềm hơn. Công ty nên tăng cường các mối quan hệ hợp tác, liên kết để có thể cùng tổ chức các tour du lịch có tầm cỡ lớn cho khách. Nhu cầu du lịch đang khá phổ biến trong người dân, đời sống dần được nâng cao, những kì nghỉ 4-5 ngày đang được áp dụng thường xuyên, các điểm du lịch mới được đưa vào khai thác với loại hình ngày càng phong phú đã tạo điều kiện cho việc du lịch nghỉ dưỡng tăng lên đáng kể. Nhu cầu tăng lên, cạnh tranh trong ngành du lịch sẽ dịu đi nhiều.

Công ty cần chú trọng đến tạo dựng điểm khác biệt đối với các công ty cạnh tranh này vì nếu chúng ta chưa thể cung cấp cho khách những dịch vụ tốt nhất với chi phí phù hợp nhất thì chúng ta sẽ cung cấp cho họ những tour du lịch đặc sắc thông qua quá trình cung ứng, những địa điểm mới lạ, và chế độ chăm sóc tận tình nhất từ nhân viên công ty Việt Đà.

Một phần của tài liệu DATN-Nguyễn Thị Thu Thủy (Trang 44 - 45)