Mục đích, mục tiêu cần đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh điện biên (Trang 50 - 53)

1. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học

2.1. Mục đích, mục tiêu cần đạt được

Phương pháp giảng dạy tích cực, hay phương pháp giáo dục chủ động là những cách gọi để chỉ những phương pháp, cách thức, kỹ thuật khác nhau làm cho giờ học sinh động, hấp dẫn, người học được làm việc, được sáng tạo. Cụ thể là phương pháp làm việc nhóm, đóng vai, tình huống…

Đây là một nhóm các phương pháp cụ thể kết hợp với phương pháp thuyết trình, giúp nâng cao chất lượng dạy và học. Vậy người dạy và người học sẽ đạt được những gì khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực?

* Đối với người dạy

Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa. Người học là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn. Bên cạnh đó, khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở.

Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò. Nếu thầy chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều. Có thể người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ. Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp. Như vậy, người dạy sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học.

* Đối với người học

Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích cực, người học thấy họ được học chứ không bị học. Người học được chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp. HS hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm. Nhờ học theo hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều.

Dạy bằng phương pháp giảng dạy tích cực chính là tìm mọi cách giúp người học được chủ động trong việc học, cho họ được làm việc, được khám phá tiềm năng của chính mình. Người dạy cần giúp người học có được sự tự tin, có trách nhiệm với bản thân để từ đó chia sẻ trách nhiệm với cộng đồng.

Thông qua chương trình môn Địa lí lớp 12, HS cần hình thành, phát triển được thế giới quan khoa học, hiểu về các đặc điểm tự nhiên, dân cư, cũng như tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam. Từ đó có ý thức trong việc xây dựng các mối quan hệ cộng đồng, tôn trọng các giá trị nhân văn khác nhau, rèn luyện sự tự tin, trung thực, khách quan, đồng thời hình thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo,…

HS cần hình thành và phát triển được năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội, cụ thể là năng lực Địa lí, bao gồm các năng lực sau:

- Năng lực nhận thức thế giới theo quan điểm không gian:

+ Sử dụng được bản đồ địa Địa lí tự nhiên, kinh tế, chính trị trên bản đồ thế giới, bản đồ quốc gia, khu vực.

+ Xác định được vị trí Địa lí của đối tượng theo điểm (thành phố, các trung tâm công nghiệp,...) và các điểm tập chung, phân bố các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp,..

+ Xác định được ý nghĩa của vị trí Địa lí, đối với tự nhiên, phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, khu vực.

+ Xác định được một số đặc trưng của các bộ phận lãnh thổ tự nhiên của một số quốc gia khu vực.

- Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình Địa lí:

+ Vận dụng được mối liên hệ giữa các yếu tố dân cư với nhau, giữa dân cư với kinh tế, giữa kinh tế với kinh tế để giải thích các sự vật, hiện tượng tự nhiên của các nước trên thế giới.

+ Vận dụng mối liên hệ của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên để giải thích sự phân bố dân cư và kinh tế.

+ Phân tích được tác động tích cực, tiêu cực của con người đến môi trường tự nhiên.

- Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lí học trong học tập môn Địa lí: + Sử dụng được bản đồ, lược đồ để khai thác thông tin, kiến thức về một chủ đề Địa lí; về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế, nhận xét sự phân bố đối tượng Địa lí trên bản đồ của một quốc gia, khu vực và thế giới.

+ Khai thác được các kênh thông tin bổ sung như bảng số liệu, biểu đồ, tranh ảnh hay từ lược đồ, bản đồ, tập bản đồ thế giới, vv...

+ Thực hiện được một số tính toán đơn giản như: tính GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ trọng,vv…

+ Nhận xét, phân tích được bảng số liệu thống kê, xây dựng được bảng thống kê có cấu trúc phù hợp với ý tưởng phân tích số liệu.

+ Lựa chọn được dạng biểu đồ, vẽ nhận xét và giải thích được biểu đồ đảm bảo tính chính xác, khoa học và thẩm mĩ.

- Năng lực thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin Địa lí:

+ Thu thập, xử lí hệ thống hóa được thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. + Định hướng được nguồn tài liệu vì kiến thức của môn Địa lí lớp 12 khá trừu tượng và kiến thức tương đối rộng.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn:

+ Liên hệ và làm rõ được mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung học tập với các vấn đề tự nhiên, dân cư, kinh tế-xã hội trong thực tiễn của địa phương, đất nước và thế giới.

+ Vận dụng được kiến thức, kĩ năng Địa lí vào việc nghiên cứu một số chủ đề liên quan đến các quốc gia trên thế giới hoặc các vấn đề toàn cầu và khu vực.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh điện biên (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)