Vận dụng phương pháp dạy học hướng dẫn HS khai thác tri thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh điện biên (Trang 63 - 65)

1. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học

2.4.2. Vận dụng phương pháp dạy học hướng dẫn HS khai thác tri thức

bản đồ trong dạy học Địa lí lớp 12

a. Khai thác bản đồ giúp HS xác định được vị trí chính xác của các đối tượng địa lí và ghi nhớ những địa danh quan trọng.

Ví dụ: Khi học bài 2: “Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ”. GV có thể sử

dụng lược đồ hành chính khu vực Đông Nam Á.

GV cho HS quan sát lược đồ trên, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi nhằm xác định được vị trí lãnh thổ đất nước:

Câu hỏi 1: Xác định vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Câu hỏi 2: Việt Nam tiếp giáp với các quốc gia nào?

Câu hỏi 3: Xác định tọa độ Địa lí Việt Nam trên đất liền và trên biển. Câu hỏi 4: Từ vị trí địa lí và tiếp giáp, hãy đánh giá những thuận lợi và

khó khăn của Việt Nam?

Để giúp đỡ HS ghi nhớ dễ dàng các địa danh hành chính trên lược đồ GV có thể sử dụng các phương pháp như:

- Khi nói đến tên địa danh GV vừa đọc kết hợp sử dụng bút chỉ khoanh vùng đối tượng đó, hoặc viết tên địa danh quan trọng lên bảng.

- Kết hợp với việc sử dụng bản đồ treo tường, tạo điều kiện cho HS lên bảng thực hành nhiều để xác định các đối tượng địa lí trên bản đồ.

b. Thông qua việc đọc và phân tích bản đồ giúp cho HS tìm ra những thuộc tính, đặc điểm của các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ.

Ví dụ: Khi dạy bài 12 “Thiên nhiên phân hóa đa dạng”, dựa vào lược

đồ trong SGK hoặc Atlat Địa lí Việt Nam “các miền tự nhiên” trang 13,14. GV có thể hướng dẫn HS xác định:

- Ranh giới cụ thể của 3 miền địa lí tự nhiên (Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

- Nêu các đặc điểm khái quát về địa hình của 3 miền

c. Thông qua việc đọc, phân tích bản đồ, lược đồ xác lập được mối quan hệ nhân quả giải thích được những đặc điểm quan trọng, đặc biệt là trong đặc điểm phân bố của các đối tượng địa lí. Đây cũng là yêu cầu cao nhất đối với HS.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 16 “Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta”,

dựa vào lược đồ trong SGK và Atlat Địa lí Việt Nam (trang 15). GV có thể hướng dẫn phân tích lược đồ để trả lời các câu hỏi sau:

- Nêu các khu vực tập trung đông dân, các khu vực thưa dân? Giải thích. - Nêu các điểm dân cư đô thị điển hình. Các đặc điểm dân cư đô thị phân bố ở đâu? Giải thích.

Dựa vào lược đồ và các kí hiệu, HS có thể dễ dàng chỉ ra các khu vực tập trung đông dân, thưa dân cũng như các đô thị điển hình ở nước ta. Để có thể giải thích được đặc điểm phân bố đó, GV có thể gợi ý HS quan sát các lược đồ về địa hình kết hợp với các kiến thức đã học để giải thích, trong đó cần nhấn mạnh các yếu tố: Địa hình, trình độ phát triển kinh tế, lịch sự phát triển lãnh thổ của các vùng.

Ví dụ 2: Khi dạy bài 27 “Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp

trọng điểm”, dựa vào lược đồ trong SGK và Atlat Địa lí Việt Nam (trang 22) phần “công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm”. GV có thể hướng dẫn phân tích lược đồ để trả lời các câu hỏi sau:

- Xác định tên các trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm rất lớn và lớn theo chiều từ bắc vào nam.

- Kể tên các ngành công nghiệp chính

- Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm phân bố tập trung ở đâu? Giải thích sự phân bố đó.

- Dựa vào Atlat Địa lí trang 22 (lược đồ công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm) HS có thể trả lời được ý 1,2, riêng với ý thứ 3, HS cần dựa vào kiến thức đã học và dựa vào gợi ý của GV: Yếu tố mật độ dân cư, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh điện biên (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)