Về mặt định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh điện biên (Trang 87 - 138)

1. Những vấn đề chung về phương pháp dạy học

3.5.5. Về mặt định tính

Qua kết quả phân tích bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và đối chứng, ý kiến xây dựng bài trên lớp, ý kiến trả lời phỏng vấn có nhận xét như sau:

- Đối với lớp thực nghiệm: Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực HS trong giờ học Địa lí là một thế mạnh thu hút sự chú ý rất lớn với HS. Là hình thức cụ thể hoá thông tin, giúp các em nhìn thấy rõ các mối quan hệ địa lí, nhất là những mối quan hệ nhân quả hay các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều mà nếu giải thích bằng lời thì rất khó diễn đạt. Hiện nay trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi HS được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp HS vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về cách tự

học, tự lĩnh hội tri thức. Vận dụng phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ còn giúp HS phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng bản đồ, kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS lớp 12 THPT.

- Đối với lớp đối chứng: Các em chưa tích cực chủ động trong quá trình

tìm hiểu tri thức. Khó khăn trong việc thành lập nhóm thảo luận, trình bày vấn đề chưa chính xác, thiếu chặt chẽ, logic, còn ngại và rụt rè khi trình bày câu trả lời. Khả năng khái quát hệ thống hóa kiến thức chưa tốt. Giờ học trầm hơn lớp thực nghiệm, kém hứng thú. Thực trạng học Địa lí ở những lớp này thường không sôi nổi. Các em chỉ học và trả lời những kiến thức có sẵn trong sách, khả năng tư duy và tìm tòi kém. Những câu hỏi mở rộng được giáo viên đưa ra các em ít khi trả lời đúng và đầy đủ. Thái độ đối với học tập không hào hứng, nhiệt tình, mang đậm tính sách vở, nhiều khi còn học vẹt, đối phó trong các giờ kiểm tra và các bài tập giáo viên cho về nhà.

Tiểu kết chương 3

Nội dung chương 3 đã đề ra mục đích, nguyên tắc, phương pháp, tiến trình thực nghiệm của việc vận dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy nội dung Địa lí lớp 12 tác giả đã kiểm nghiệm trong thực tế về hiệu quả và tính khả thi của đề tài. Sau khi tiến hành thực nghiệm với 104 HS đã tiến hành phân tích kết quả. Qua việc phân tích kết quả thu được đã chứng tỏ hiệu quả sử dụng nhiều phương pháp dạy và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với bộ môn, gợi mở kiến thức để HS thảo luận theo nhóm. Không gian trường, lớp được trang trí sinh động giúp các em có hứng thú với bài học, phát huy tính tự học, nghiên cứu tìm hiểu tri thức.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động sáng tạo, việc đổi mới giáo dục cần được thực hiện một cách đồng bộ từ đổi mới mục tiêu, nội dung đến đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, hình thức kiểm tra, đánh giá. Đổi mới phương pháp dạy học cần được giáo viên thường xuyên sử dụng nhằm hướng dẫn, tổ chức và điều khiển HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc hình thành kiến thức.

Trong xu thế hội nhập và phát triển khoa học công nghệ hiện nay, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu. Việc vận dụng các PPDH, kĩ thuật tích cực trong dạy học Địa lí lớp 12 - THPT là rất cần thiết và quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, làm tăng hứng thú học tập của các em. Đó chính là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học Địa lí theo định hướng phát triển năng lực HS.

Đối với dạy học Địa lí lớp 12 ở các trường THPT, việc đổi mới phương pháp dạy học, tăng cường sử dụng phương pháp dạy học tích cực là một vấn đề quan trọng vì mục tiêu chương trình Địa lí lớp 12 đã có những yêu cầu HS về khả năng phân tích, đánh giá các vấn đề tự nhiên, kinh tế xã hội của Việt Nam.

Qua đề tài, các tác giả đã nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lý lớp 12 như phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp khảo sát thảo luận nhóm, phương pháp dạy học theo góc, phương pháp đóng vai, phương pháp khai thác tri thức từ bản đồ và bước đầu vận dụng vào một số bài học Địa lí cụ thể nhằm phát huy tính tích cực của HS. Cần nhận thấy rằng, mỗi phương pháp đều có những ưu

điểm, nhược điểm và không có một phương pháp dạy học nào là toàn diện nên người giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp trong bài học, đồng thời kết hợp với các phương tiện trực quan, đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các phương pháp tích cực để tiết học đạt kết quả cao nhất.

Việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực HS trong giờ học Địa lí là một thế mạnh thu hút sự chú ý rất lớn với HS. Là hình thức cụ thể hoá thông tin, giúp các em nhìn thấy rõ các mối quan hệ Địa lí, nhất là những mối quan hệ nhân quả hay các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều mà nếu giải thích bằng lời thì rất khó diễn đạt. Hiện nay trong các phương pháp dạy học tích cực thì phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ có nhiều ưu điểm nổi bật, giúp HS phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong giờ học.

2. Khuyến nghị

2.1. Về phía Sở giáo dục và đào tạo

- Cần phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường phổ thông để GV và HS có điều kiện giảng dạy và học tập theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội.

- Cung cấp đủ và kịp thời các tài liệu giảng dạy, tổ chức cho GV được tập huấn các PPDH tích cực theo định hướng phát triển năng lực cho HS.

2.2. Về phía các nhà trường

- Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả của việc áp dụng các PPDH tích cực theo định hướng phát triển năng lực của học sinh là cần thiết, trong chương trình đổi mới giáo dục thì nội dung trên được đặt lên hàng đầu.

- Các nhà trường phải đầu tư cơ sở vật chất, tài liệu để hoạt động dạy và học được thực hiện có hiệu quả cao.

- Phát động sâu rộng trong cán bộ giáo viên trong việc thực hiện giảng dạy các PPDH tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Cần đưa vào tiêu chí thi đua của nhà trường, cũng như các giờ thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp trường, để việc sử dụng các PPDH tích cực được lan tỏa và được sử dụng thường xuyên trong các giờ giảng của GV.

2.3. Đối với giáo viên

- Trước hết cần phải nắm vững nội dung chương trình; các đơn vị kiến thức địa lí cơ bản, nâng cao kiến thức tích hợp có phần liên hệ thực tế. Để tổ chức cho HS các hoạt động nhận thức phù hợp với trình độ của HS, trong quá trình soạn giáo án GV phải có sự đầu tư và chuẩn bị kĩ lưỡng. GV phải đọc từng phần và đưa ra PPDH cũng như phương tiện dạy học phù hợp với HS.

- Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học bản thân giáo viên phải quan tâm hơn đến việc xây dựng và thiết kế bị giảng, xem đây là nhiệm vụ không thể thiếu, nhiệm vụ cần thiết, đặc thù của bộ môn và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mục đích giảng dạy của giáo viên trong 1 tiết lên lớp.

Như vậy, theo xu thế đổi mới PPDH với hướng tích cực như hiện nay thì việc sử dụng một số PPDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy địa lí ở trường THPT và góp phần đắc lực cho việc nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo.

Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý. Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân. Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, năng lực của học sinh ở từng trường mà mỗi giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Địa lí sao cho phù hợp và hiệu quả. Đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Atlat Địa lí Việt Nam (2017). Nxb Giáo dục.

2. Bộ GD và Đào tạo, Dự án Việt - Bỉ (2010), Dạy và học tích cực - Một số

phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Bộ GD&ĐT, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 (Bản dự thảo).

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2012), PISA và các dạng câu hỏi, Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa

lí, Nxb Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2015), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới, Hà Nội tháng

3/2015.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình,

SGK Địa lí THPT: Địa lí 10, 11 và 12.

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Môn Địa lí. Cấp THPT. Hà Nội, tháng 12 năm 2014.

9. Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ,

phê duyệt ngày 13 tháng 6 năm 2012 (Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

10. Chương trình chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí của Bộ GD&ĐT năm 2018 (dự thảo).

11. Nguyễn Văn Cường (2004), Lí luận dạy học hiện đại, ĐH Poxdam 12. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở

trường THPT - dự án phát triển GDTHPT..

13. Nguyễn Dược, Mai Xuân San (1983), Phương pháp giảng dạy Địa lí (Phần đại cương), Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (2012), Lí luận dạy học Địa lí. NXB Đại học sư phạm.

15. Đặng Văn Đức (2006), Lý luận dạy học Địa lí, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 16. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (1999), Kĩ thuật dạy học Địa lí,

Nxb Giáo dục.

17. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng (2003), Dạy học Địa lí theo hướng tích cực, Nxb ĐHSPHN.

18. Đặng Văn Đức - Nguyễn Thu Hằng (2008), PPDH Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Phạm Minh Hạc, (1997), Tâm lí học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

20. Trần Bá Hoành (2003), Lí luận cơ bản về dạy và học tích cực, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên, Nxb Giáo dục.

21. Trần Bá Hoành (2005), Dạy học lấy HS làm trung tâm, Hà Nội.

22. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nxb Đại Học Sư Phạm

23. Đặng Thành Hưng (1995), Các lí thuyết và mô hình GD hướng vào người

học ở phương Tây, Viện Khoa học GD Việt Nam, Hà Nội, tr. 49- 95.

24. Nghị quyết TW 8 khóa XI. Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào

tạo số 29 - NQ/TW (2013).

25. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc nhóm, NXB Trẻ - Hà Nội

26. Hoàng Phê (Chủ biên), Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

27. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Phương tiện kĩ thuật trong dạy học Địa lí,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

28. Nguyễn Cảnh Toàn (2012), Học và dạy cách học, Nxb ĐHSPHN. 29. Tham khảo một số luận văn đã được công bố.

30. Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Ngọc Diệp, Tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường trung học theo hướng định hướng phát triển năng lực học sinh. Bộ Giáo dục - Tài liệu tập huấn.

31. Lê Thông (Tổng chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh (đồng chủ biên và các tác giả) (2013), Địa lí 12, Nxb Giáo dục.

32. Trần Thị Thanh Thủy (2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học

sinh, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

33. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

34. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen, Đổi mới PPDH Địa lí ở THPT, NXB

Giáo dục, 2004.

Websites:

35. http://www.google.com.vn 36. http://www.tailieu123.com.vn 37. http://www.baigiang.violet.vn

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phụ lục 1a.

PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC PPDH TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12

TỈNH ĐIỆN BIÊN (Dành cho giáo viên)

Để có được những thông tin khách quan làm cơ sở nghiên cứu đề tài

Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Địa lí lớp 12 - THPT ở tỉnh Điện Biên", kính đề nghị thầy (cô) hãy vui lòng trả lời những

câu hỏi sau. Những thông tin này chỉ dùng vào mục đích nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn thầy (cô) đã hợp tác.

Họ và tên:……… Đơn vị công tác:………

Hãy tích vào các trước ô theo ý kiến của thầy cô.

Câu 1. Quan điểm của thầy (cô) về việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong thiết kế bài giảng Địa lí 12.

Rất cần thiết. Cần thiết.

Bình thường. Không cần thiết.

Câu 2. Ở trường thầy (cô) đã áp dụng các phương pháp dạy học tích cực như thế nào?

Có áp dụng thường xuyên. Có nhưng thi thoảng mới áp dụng. Có nhưng mới áp dụng 1 - 2 lần. Chưa từng được áp dụng.

Câu 3. Theo thầy (cô) mục tiêu của việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong thực tế bài giảng Địa lí 12.

Đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Phát triển năng lực của người học.

Phát triển năng lực chuyên môn, phẩm chất nghề nghiệp của giáo viên. Nâng cao chất lượng dạy và học.

Câu 4. Mức độ hiệu quả đạt được sau khi thầy (cô) áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế bài giảng Địa lí 12?

Rất cao. Cao. Trung bình. Thấp. Không hiệu quả.

Câu 5. Thầy (cô) đánh giá như thế nào về thái độ của học sinh về giờ dạy có sử dụng các phương pháp dạy học tích cực với giờ dạy thông thường.

Rất thích, rất hứng thú. Thích, hứng thú.

Bình thường. Không thích, không hứng thú.

Câu 6. Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực để thiết kế bài giảng Địa lí 12 thầy (cô) thường xuyên gặp khó khăn nào sau đây?

Thiếu thời gian. Thiếu phương tiện, cơ sở vật chất. Chương trình giáo dục quá tải.

Niềm tin của giáo viên, thói quen phê bình và tự phê bình còn hạn chế.

Câu 7. Theo thầy (cô) trong chương trình Địa lí 12 các phương pháp dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học địa lí lớp 12 THPT ở tỉnh điện biên (Trang 87 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)